Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đình công

Mối quan hệ giữa tranh chấp lao động và đình công. Trên thực tế Mối quan hệ giữa tranh chấp lao động và đình công đang được pháp luật điều chỉnh thế nào?

1.Tranh chấp lao động

Theo quy định tại khoản 7, điều 3 – “Bộ luật lao động năm 2019”:

“ Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động”

Tranh chấp lao động gồm 2 loại là tranh chấp cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Trong đó tranh chấp lao động tập thể gồm 2 loiaj là tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

2.Đình công

Theo quy định tại điều khoản 1, điều 209 – “Bộ luật lao động năm 2019”, đình công được hiểu là:

“Đình công là sự ngừng làm việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động”

Các dấu hiệu cơ bản của đình công:

Đình công biểu hiện bằng sự ngừng việc tạm thời của nhiều người lao động.Sự ngừng việc của đình công được hiểu là phản ứng của những người lao động bằng cách không làm việc, không xin phép,diễn ra tạm thời, trong một thời gian ngắn.

Đình công phải có sự tự nguyện của người lao động. Họ hoàn toàn không bị người khác bắt buộc, cưỡng ép ngừng việc.

Đình công luôn có tính tập thể. hành vi mang tính tập thể. Điều đó có nghĩa là ý chí của cá nhân và tập thể phải có sự trùng hợp thì người lao động mới có thể sử dụng, thực hiện quyền đình công của mình

 Đình công luôn luôn có tính tổ chức. Tính tổ chức của đình công được biểu hiện bằng sự có chủ định, có phối hợp, thống nhất về ý chí, mục đích và hành động trong phạm vi những người lao động ngừng việc.

Mục đích của đình công là nhằm đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích mà những người thực hiện quan tâm. Thông thường, đó là các quyền và lợi ích đang tranh chấp của chính những người đình công, trong phạm vi của quan hệ lao động, gắn với lợi ích nghề nghiệp của họ.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đình công

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

3. Mối quan hệ giữa tranh chấp lao động và đình công

Tranh chấp lao động và đình công có mối quan hệ mật thiết với nhau, tranh chấp lao động (tranh chấp lao động tập thể) là nguyên nhân dẫn đến đình công và đình công là hệ quả tất yếu của tranh chấp lao động tập thể. Cụ thể:

Thứ nhất, đình công thường phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể. Khi đó, nó là biểu hiện về mặt hình thức của một tranh chấp lao động tập thể chưa được giải quyết. Theo pháp luật Việt Nam, khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể bằng các biện pháp thương lượng, hòa giải, trọng tài mà không đạt được kết quả thì tập thể lao động mới được tiến hành đình công để gây sức ép, buộc NSDLĐ phải chấp nhận yêu sách. Do vậy, có thể hiểu đình công là hậu quả của quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể không thành. Từ quy định về thời điểm sử dụng quyền đình công như vậy mà có quan điểm cho rằng đình công là một trong các biện pháp để giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Tuy nhiên, ngay cả khi NSDLĐ vì áp lực của đình công mà chấp nhận yêu cầu của tập thể lao động thì đình công cũng không phải là biện pháp giải quyết tranh chấp. Nó chỉ tạo ra áp lực để thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp lao động nhanh chóng, theo hướng có lợi cho tập thể lao động. Các bên tranh chấp thường phải sử dụng biện pháp thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp của mình. Ở khía cạnh này, có thể hiểu đình công là “vũ khí” cuối cùng để người lao động tự bảo vệ trong cuộc đấu tranh kinh tế với NSDLĐ.

Thứ hai,  tranh chấp lao động tập thể thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đình công. Vì vậy mà nhiều quan điểm còn đồng nhất đình công với tranh chấp lao động tập thể. Nếu muốn chấm dứt, hạn chế đình công thì cách hữu hiệu nhất là phải giải quyết nguyên nhân của nó, tranh chấp lao động tập thể, hoặc phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo hòa bình trong quan hệ lao động (ký kết thỏa ước lao động tập thể, tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức đại diện, thực hiện dân chủ…), tránh nguy cơ phát sinh tranh chấp. Khi tranh chấp lao động tập thể được giải quyết thì những cuộc đình công phát sinh từ đó sẽ không còn lý do tồn tại.

Như vậy, giữa tranh chấp lao động và đình công có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong một doanh nghiệp mối tránh được các cuộc đình công không cần thiết thì cần phải giảm thiểu tối đa các tranh chấp, muốn giảm được tranh chấp thì quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động phải được đảm bảo.