Nguyên nhân nấc cụt liên tục

Ngoài chuyện gây khó chịu, nấc cụt thật ra vô hại đối với sức khỏe và thường tự hết sau vài giây hoặc vài phút nhưng khi mắc, ai cũng muốn xử lý nó ngay lập tức.

Nấc cụt là hiện tượng xảy ra khi bạn hít sâu một cách đột ngột mà không có chủ đích. Nấc cụt xuất hiện khi cơ hoành đột nhiên co thắt khiến cho các cơ ngực hoạt động mạnh liên tục. Chưa đến một giây sau – chính xác là 35 miligiây – khoảng trống giữa 2 dây thanh âm của bạn đột ngột đóng lại, và từ đó phát âm ra tiếng "nấc cụt".

Nghe thì rất thú vị nhưng sẽ chẳng vui chút nào nếu như chính bạn đang là nạn nhân của chứng nấc cụt. Ngoài chuyện gây khó chịu, nấc cụt thật ra là vô hại đối với sức khỏe và thường tự hết sau vài giây hoặc vài phút.

Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân thật sự gây ra chứng nấc cụt vẫn chưa được biết rõ. Người ta cho rằng nấc cụt là do sự kích thích thần kinh phế vị (kiểm soát chức năng thở) hoặc thần kinh hoành (kiểm soát hoạt động của cơ hoành).

Điều này giúp giải thích tại sao bạn thường hay bị nấc cụt mỗi khi ăn quá nhiều, hoặc khi vô tình nuốt vào bụng nhiều không khí, ăn thức ăn quá cay, uống nhiều nước ngọt có ga, xúc động đột ngột, gặp nhiều stress trong cuộc sống.

Những điều thú vị của nấc cụt mà có thể bạn chưa biết:

• Thường xảy ra nhiều nhất vào buổi tối

• Thường xảy ra trước khi hành kinh đối với phụ nữ

• Chỉ ảnh hưởng tới nửa cơ hoành – 80% trong suốt quá trình bị nấc cụt, thường là bên trái.

Làm thế nào để trị nấc cụt? Một số mẹo sau đây sẽ giúp bạn xua đi cơn nấc cục khó chịu một cách hiệu quả.

Hít vào, hít vào, và hít vào thêm nữa

Bác sĩ Luc G. Morris và các cộng sự đã thành công 100% khi áp dụng phương pháp tăng nồng độ khí carbon dioxide, dãn cơ hoành, và tăng áp lực dương đường thở để điều trị nấc cụt. Họ gọi đây là phương pháp "hít vào cực đại" (supra-supramaximal inspiration).

Cách làm như sau: Bạn hãy hít một hơi thật sâu, sau đó giữ trong 10 giây. Tiếp tục hít vào và giữ trong 5 giây mà không thở hơi cũ ra. Lần thứ ba, tiếp tục hít vào thêm nữa và giữ trong 5 giây mà không thở ra luồng hơi cũ. Phương pháp này đạt hiệu quả đối với những bệnh nhân phải nhập cấp cứu vì nấc cụt liên tục, bác sĩ Morris cho biết.

Cúi người uống nước

"Tôi trị nấc cụt bằng cách ngậm một ngụm nước, cúi xuống, và nuốt ngụm nước vào cổ họng ngược từ dưới lên." Theo bác sĩ Richard McCallum. "Nó luôn luôn hiệu quả và tôi luôn đề nghị phương pháp này với các bệnh nhân của mình".

Nuốt đường

"Một phương pháp trị nấc cụt mà tôi thấy rất tốt là nuốt trọn một thìa đường" – theo bác sĩ André Dubois. "phương pháp này sẽ giúp trị nấc cụt trong 1 phút". Đường trong miệng có tác dụng giúp ổn định các xung động thần kinh, qua đó cơ hoành được ổn định, không còn co thắt liên tục do các xung kích thích.

Giữ và nuốt

Hít một hơi thật sâu và giữ luồng hơi của bạn càng lâu càng tốt, nuốt khi bạn cảm nhận thấy có một cơn nấc cục sắp đến – theo chuyên gia thảo dược Betty Shaver. Làm lại từ 2 đến 3 lần cho đến khi cơn nấc cụt không còn nữa.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Một nguyên nhân thường gặp của nấc cụt thường xuyên là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Lúc này, bạn cần phải đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ mình bị bệnh này để điều trị triệt để nguyên nhân gây ra nấc cụt.

Thử nhiều cách trị nấc cụt khác nhau trong dân gian

Tiết lộ với bạn, ở những bước đầu, các bác sĩ tiếp cận với chứng nấc cục giống y hệt với những gì chúng ta thường làm – bằng cách thử nhiều phương pháp trị nấc cụt khác nhau trong dân gian cho đến khi có hiệu quả.

• Kéo mạnh lưỡi. Nâng lưỡi gà bằng thìa.

• Dùng tăm bông chạm tầng trên của thành họng nơi ranh giới của khẩu cái cứng và mềm.

• Nhai và nuốt bánh mì khô.

• Nén lồng ngực bằng co đầu gối hoặc cúi người về phía trước.

• Súc miệng với nước.

• Nín thở.

• Hút đá bào bằng ống hút.

• Đặt một túi đá chườm lên cơ hoành ở dưới xương sườn.

Nín thở cũng là cách chữa nấc cụt hiệu quả

Khi nào bạn cần phải đi gặp bác sĩ?

Hãy tìm đến các bác sĩ khi nấc cụt xảy ra kéo dài hơn 48 giờ, hoặc chúng ảnh hưởng đến khả năng hít thở hay ăn uống của bạn. Có nhiều loại thuốc mà bác sĩ có thể sử dụng để điều trị nấc cụt, như thuốc chống co giật và thuốc an thần. Hay phương pháp massage toàn thân cũng có thể có hiệu quả.

Nguồn chủ đề

Nấc là các co thắt không tự chủ lặp đi lặp lại của cơ hoành sau đó là đóng đột ngột thanh môn, việc này cản trở dòng khí vào và gây ra âm thanh đặc trưng. Các cơn nấc ngắn rất phổ biến. Nấc dai dẳng (> 2 ngày) và khó chữa (> 1 tháng) không thường gặp nhưng khá phiền toái.

Nấc sau khi có kích thích các dây thần kinh hoành hướng tâm hoặc ly tâm hoặc các trung tâm ở hành tủy chi phối các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành. Nấc thường gặp ở nam giới hơn.

Nguyên nhân gây nấc thường không rõ, nhưng nấc trong thời gian ngắn thường là do các nguyên nhân sau:

  • Giãn dạ dày

  • Uống rượu

  • Nuốt các đồ nóng hoặc các chất kích thích

Nguyên nhân nấc cụt liên tục

Tiền sử của bệnh hiện tại cần phải được lưu ý đến thời gian nấc, các phương thuốc đã thử dùng và mối liên quan giữa khởi phát bệnh với bệnh lý hoặc phẫu thuật gần đây.

Xem xét các hệ thống tìm kiếm các triệu chứng của đường tiêu hóa (GI) kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản và khó nuốt; các triệu chứng ở ngực như ho, sốt, hoặc đau ngực; và bất cứ các triệu chứng thần kinh nào.

Bệnh sử cần phải tìm hiểu các rối loạn ở đường tiêu hóa và các rối loạn thần kinh. Tiền sử dùng thuốc cần phải bao gồm các chi tiết liên quan đến việc sử dụng rượu.

Việc thăm khám thường xuyên không được khuyến khích nhưng cần phải tìm các dấu hiệu của bệnh mạn tính (ví dụ: suy mòn). Khám thần kinh toàn diện là rất quan trọng.

Cần đặc biệt quan tâm những điều sau:

  • Triệu chứng hoặc dấu hiệu thần kinh

Một vài dấu hiệu đặc hiệu. Nấc sau khi uống rượu hoặc phẫu thuật có thể liên quan đến các biến cố này. Các nguyên nhân khác có thể gặp ( xem Bảng: Một số nguyên nhân gây ra nấc Một số nguyên nhân gây ra nấc

Nguyên nhân nấc cụt liên tục
) đều rất nhiều và hiếm khi là nguyên nhân gây nấc.

Với tình trạng nấc cấp tính, đánh giá đặc hiệu là không cần thiết nếu bệnh sử và khám thực thể thường quy không có gì nổi bật; những bất thường cần phải được lưu ý bằng kiểm tra thích hợp.

Bệnh nhân có thời gian nấc kéo dài và không có nguyên nhân rõ ràng cần phải được làm xét nghiệm, có thể bao gồm xét nghiệm điện giải huyết thanh, urea nitrogen máu (BUN) và creatinine, X-quang ngực và điện tâm đồ. Cần phải cân nhắc nội soi đường tiêu hóa trên và có thể theo dõi pH thực quản. Nếu những xét nghiệm này không có gì đáng kể thì có thể chụp MRI não và CT ngực.

Các vấn đề đã xác định cần phải được điều trị (ví dụ: thuốc ức chế bơm proton để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thuốc giãn cơ để điều trị chít hẹp thực quản).

Để giảm triệu chứng, có thể thử nhiều biện pháp đơn giản, mặc dù không có biện pháp nào hiệu quả hơn một chút: PaCO2 có thể được tăng lên và hoạt động của cơ hoành có thể bị ức chế bằng một loạt các lần nín thở sâu hoặc hít thở sâu vào và ra khỏi túi giấy. (THẬN TRỌNG: Túi nhựa có thể dính sát vào các lỗ mũi và không nên dùng.) Kích thích dây thần kinh phế vị bằng cách kích thích họng (ví dụ: nuốt bánh mì khô, đường cát, hoặc đá lạnh nghiền; kéo lưỡi; kích thích nôn) có thể có tác dụng. Có nhiều biện pháp điều trị khác trong dân gian.

Những cơn nấc liên tục thường khó điều trị. Hàng loạt các loại thuốc đã được sử dụng không có tính khoa học. Baclofen, thuốc chủ vận axit gamma-aminobutyric (5 mg uống, 6 tiếng một lần, tăng đến 20mg/liều), có thể có hiệu quả. Các loại thuốc uống khác bao gồm chlorpromazine từ 10 đến 50 mg, 3 lần/ngày khi cần, metoclopramide 10 mg từ 2 đến 4 lần/ngày và các thuốc chống co giật khác nhau (ví dụ: gabapentin). Ngoài ra, có thể có chỉ định thử điều trị theo kinh nghiệm bằng các thuốc ức chế bơm proton. Đối với các triệu chứng nặng, có thể dùng chlorpromazine 25 đến 50 mg tiêm bắp hoặc theo đường tĩnh mạch.

Trong các trường hợp khó chữa, phong bế thần kinh hoành bằng một lượng nhỏ dung dịch procaine 0,5%, tiến hành thận trọng để tránh suy hô hấp và tràn khí màng phổi. Thậm chí cắt thần kinh hoành hai bên không hiệu quả với tất cả các trường hợp.

  • Nguyên nhân thường không rõ.

  • Hiếm khi có rối loạn nghiêm trọng.

  • Đánh giá thường là không hiệu quả nhưng cần được tiến hành khi nấc kéo dài.

  • Có rất nhiều biện pháp khắc phục tồn tại, không có biện pháp nào có tính ưu việt rõ ràng (hoặc thậm chí là hiệu quả).

Nguyên nhân nấc cụt liên tục

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Bị nấc liên tục phải làm sao?

Bạn uống từng ngụm nước hoặc dùng ống hút cũng có tác dụng làm ngừng cơn nấc. Bạn hít sâu và giữ hơi thở càng lâu càng tốt ít nhất giữ được 10 giây, sau đó bạn thở ra bằng miệng nhẹ nhàng, làm lại nhiều lần cho đến khi ngừng nấc. Khi bạn thở sâu làm cho cơ hoành bị căng cứng và ngăn không cho cơ co lại.

Tại sao người lớn bị nấc?

Tình trạng nấc cụt xuất hiện là do sự co thắt đột ngột, quá mức của cơ hoành - cơ nằm giữa vị trí bụng và ngực thực hiện nhiệm vụ điều hòa nhịp thở. Sự co thắt đột ngột này khiến dây thanh âm bị ảnh hưởng, đóng mở đột ngột gây ra tiếng nấc đặc trưng và không thể ngăn chặn.

Uống thuốc gì để hết nấc cụt?

Các loại thuốc liệt thần như chlorpromazine, promethazine, prochloperazine và haloperidol đều có tác dụng giảm nấc thông qua việc ức chế cạnh tranh với dopamin ở vùng dưới đồi. Tác dụng phụ thường gặp nhất của các thuốc này là gây buồn ngủ, khô miệng và dấu hiệu ngoại tháp...