Nhà chồng không cho con dâu đứng tên sổ đỏ

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về những người thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết... Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước, ví dụ do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, nếu bố mẹ chồng bạn mất không để lại di chúc, di sản của ông bà là căn nhà sẽ được chia theo pháp luật cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất, gồm có chồng bạn và 2 em gái của chồng; ông, bà nội ngoại của chồng [nếu còn sống]. Như vậy, nếu vợ chồng bạn muốn thế chấp hay bán mảnh căn nhà này thì cần có sự đồng ý của những người đồng thừa kế còn lại.

Trong trường hợp các thành viên trong gia đình tự thỏa thuận được với nhau quyền sử dụng đất nhà, các bên sẽ tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế rồi sang tên sổ đỏ và thực hiện các quyền thế chấp, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án phân chia thừa kế đối với căn nhà này, các bên cần phải tuân thủ theo bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án.

Luật sư Nguyễn Hồng Quang - Đoàn Luật sư Hà Nội

Xin chào Luật An Nam. Xin tư vấn về vấn đề: Bố mẹ tặng cho đất nhưng sổ đỏ chỉ đứng tên chồng. Tôi có bà chị gái đã kết hôn từ 2011. Anh rể tôi được bố mẹ ruột cho một miếng đất vào năm 2015 nhưng chưa làm sổ đỏ và sau đó 01 tháng thì tiến hành làm sổ đỏ. Nhưng trong sổ lại không có tên chị gái tôi. Tôi thắc mắc anh rể tôi làm như vậy là đúng hay sai. Nếu thế thì quyền lợi của chị gái tôi có ảnh hưởng gì không. Xin cảm ơn.

Tư vấn pháp luật đất đai

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Bố mẹ tặng cho đất nhưng sổ đỏ chỉ đứng tên chồng, tổng đài xin tư vấn như sau:

Do thông tin bạn cung cấp không rõ về việc tặng cho quyền sử dụng đất nên chúng tôi chia thành 02 trường hợp như sau:

Trường hợp 01: Hợp đồng tặng cho đất chỉ ghi tặng cho riêng anh rể bạn

Căn cứ Khoản 1 Điều 97 Luật đất đai 2013 quy định:

“Điều 97. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.”

Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ cấp cho người có quyền sử dụng đất.

Mặt khác, căn cứ Khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”

Theo quy định trên, nếu anh rể bạn được tặng cho đất riêng thì khi đó mảnh đất này được xác định là tài sản riêng của anh rể bạn. Điều này đồng nghĩa với việc anh rể bạn là người có quyền sử dụng đất nên sổ đỏ đứng tên mình anh rể bạn là đúng. Khi đó, chị gái bạn sẽ không có quyền lợi gì đối với mảnh đất này.

Trường hợp 02: Hợp đồng tặng cho đất ghi tặng cho 02 vợ chồng;

Theo Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”

Nếu trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tặng cho cả hai vợ chồng thì vợ, chồng là người sử dụng đất hợp pháp. Do đó, theo quy định tại Điều 98 Luật đất đai năm 2013 thì vợ – chồng đều có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do bạn không nói rõ việc anh rể đứng tên trên sổ đó là quan hệ đại diện đứng tên hay với tư cách cá nhân độc lập nên ta xét 02 vấn đề sau:

– Đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Điều 26 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13. Theo đó, trong thời kỳ hôn nhân việc đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất đối với tài sản chung là quan hệ đại diện. Vì vậy, mặc dù chỉ người chồng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng tài sản đó vẫn là tài sản chung. Do đó, việc đứng tên của chồng là hợp pháp và chị gái bạn vẫn có quyền lợi đối với mảnh đất này.

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

– Hợp đồng tặng cho đất 02 vợ chồng nhưng sổ đỏ chỉ đứng tên riêng của của anh rể. Điều này vi phạm quy định về việc đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Khoản 4 Điều 98 Luật đất đai năm 2013. Khi đó, chị gái bạn có quyền khiếu nại đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để được giải quyết.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Bố mẹ tặng cho đất nhưng sổ đỏ chỉ đứng tên chồng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:

Đất đứng tên bố mẹ chồng có được chia khi ly hôn?

Có bắt buộc ghi tên vợ chồng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng?

Đất bố mẹ cho riêng chồng thì trên sổ đỏ có bắt buộc phải có tên vợ không?

Trên đây là quy định của pháp luật về: Bố mẹ tặng cho đất nhưng sổ đỏ chỉ đứng tên chồng. Trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc bác vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Các bậc cha mẹ người Việt từ xưa tới nay luôn có quan niệm rằng nếu có tài sản thì khi về già phải để lại cho con, cho cháu. Bên cạnh ước muốn sắm sửa cho con cái một cuộc sống đủ đầy, thì còn là trao cho những người con nghĩa vụ phải chăm lo, thờ phụng cha mẹ và ông bà tổ tiên về sau.

Vậy khi bố mẹ chồng cho đất, thì liệu con dâu có được hưởng hay không? Luật gia Nguyễn Trọng Nghĩa [Công ty Luật TNHH LSX] cho biết, để trả lời thắc mắc này thì cần phải làm rõ một vài khái niệm:

 Đất bố mẹ chồng cho là tài sản chung hay tài sản riêng?

Trong mối quan hệ hôn nhân vợ chồng, vấn đề tài sản là một trong những vấn đề quan trọng được pháp luật điều chỉnh. Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy thì tài sản của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân được chia làm 2 loại chính, đó là tài sản chung và tài sản riêng.

 “Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1.Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”

Bên cạnh những loại tài sản được xác lập là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì đất đai được bố mẹ chồng tặng cho chung cũng được coi là tài sản chung. Việc bố mẹ tặng cho đất phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực. Trong đó thể hiện rõ nội dung việc tặng cho là dành cho cả con trai và con dâu. Lúc này, miếng đất sẽ là tài sản chung, thuộc sở hữu của cả vợ và chồng.

Ở một tình huống khác, nếu bố mẹ chỉ tặng cho riêng con trai miếng đất. Nhưng sau đó, khi làm thủ tục sang tên sổ đỏ, người chồng vì lý do nào đó muốn người vợ đồng sở hữu miếng đất thì khi ấy miếng đất cũng là tài sản chung của vợ chồng.

Một khi miếng đất đã được xem là tài sản chung của vợ chồng thì mọi quyền quyết định vấn đề về sử dụng và định đoạt thuộc về cả 2 người. Mặt khác, nếu chẳng may cuộc hôn nhân có đổ vỡ, tòa án phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân cũng sẽ quyết định chia đôi miếng đất này vì là tài sản chung.

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1.Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Nếu trường hợp, bố mẹ chồng lập hợp đồng tặng cho miếng đất nhưng trong đó chỉ nêu rằng tặng cho mình con trai thì đây được xem là tài sản riêng của người chồng. Người vợ sẽ không có quyền đồng sở hữu miếng đất được tặng cho. Và khi chẳng may ly hôn, miếng đất này cũng không thuộc đối tượng tài sản cần phải được phân chia.

Cần phải rõ ràng khi tặng cho

Trong mọi mối quan hệ đều nên rõ ràng quan điểm với nhau. Vì có thể mất lòng trước nhưng sẽ tránh những rắc rối về sau. Một khi được bố mẹ chồng tặng cho miếng đất thì nên làm rõ:

Thứ nhất là tặng cho ai? Tặng riêng cho con trai hay tặng cho cả 2 vợ chồng? Việc này rất quan trọng bởi nếu không xác định rõ ràng, có thể sẽ làm dấy lên những mâu thuẫn, bất hòa giữa vợ chồng. Về mặt pháp luật, ý chí của cha mẹ khi tặng cho là yếu tố then chốt xác nhận xem ai là người có quyền sở hữu miếng đất.

Thứ hai, việc tặng cho cần phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực. Pháp luật về đất đai hiện hành quy định, nếu bố mẹ tặng cho con cái đất đai thì phải lập văn bản và công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền.

Việc tặng cho chỉ nói bằng miệng thôi thì chưa đủ căn cứ pháp lý xác lập quyền sở hữu đối với miếng đất. Việc không lập hợp đồng tặng không chỉ gây rủi ro cho những người vợ, khi bố mẹ nói tặng cho cả 2 vợ chồng mà sau này người chồng trở mặt rằng ông bà chỉ cho mình con trai.

Bên cạnh đó, rủi ro cũng có thể xảy đến với chính người được tặng cho nếu chẳng may bố mẹ nói cho nhưng chưa làm thủ tục sang tên miếng đất mà đã qua đời. Lúc này, chính người con trai có thể gặp phải những rắc rối về thừa kế với những người thừa kế khác của bố mẹ mình.

Như vậy, nếu được bố mẹ tặng cho đất thì nên cẩn trọng thực hiện theo những lưu ý phía trên để tránh gặp phải những rắc rối.

Khả Vân

Video liên quan

Chủ Đề