Đồng chí Phạm Hùng được Nhà nước Cuba tặng Huân chương gì

TĐKT - Ngày 5/5, tại Đại sứ quán Cuba [Hà Nội], nhận ủy quyền của Chủ tịch Phân ban Cuba trong Ủy ban liên Chính phủ [UBLCP] Việt Nam – Cuba, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Cuba tại Việt Nam Orlando Hernandez Guillen đã trao tặng Huân chương Hữu nghị của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba cho nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, nguyên Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong UBLCP Việt Nam - Cuba.

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Hernandez Guillen trao tặng Huân chương Hữu nghị cho nguyên Bộ trưởng Phạm Hồng Hà.

Huân chương Hữu nghị là danh hiệu cao quý của Nhà nước Cuba, ghi nhận sự đóng góp nguyên Bộ trưởng Phạm Hồng Hà trong việc tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật giữa 2 nước, trên cương vị là Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong UBLCP Việt Nam – Cuba giai đoạn 2016 - 2021.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Orlando Hernandez Guillen cho biết: Danh hiệu cao quý này có ý nghĩa đặc biệt, được Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba ký quyết định trao tặng từ năm 2020, nhân kỷ niệm 60 năm ngày 2 nước Việt Nam - Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao.

Quyết định trao tặng Huân chương Hữu nghị đã được công bố dưới hình thức trực tuyến trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 38 của UBLCP [tháng 12/2020]. Do ảnh hưởng phức tạp từ đại dịch Covid-19, đến nay Huân chương mới chính thức được trao cho nguyên Bộ trưởng Phạm Hồng Hà.

Đại sứ Orlando Hernandez Guillen đánh giá cao những nỗ lực và sự đóng góp của nguyên Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đối với việc tăng cường mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước.

Đại sứ Orlando Hernandez Guillen tặng tranh do danh họa Cuba sáng tác cho nguyên Bộ trưởng Phạm Hồng Hà.

Đại sứ nhấn mạnh: Trong gần 4 thập kỷ qua, UBLCP Việt Nam - Cuba luôn hoạt động hiệu quả và liên tục, viết tiếp những trang sử đẹp đẽ của tình đoàn kết chiến đấu, tình anh em và tình hữu nghị sắt son và vô tư của mối quan hệ giữa 2 nước. Với cương vị là Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong UBLCP Việt Nam – Cuba giai đoạn 2016 - 2021, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã có những đóng góp quan trọng, nhằm củng cố và mở rộng quan hệ đoàn kết anh em truyền thông đã gắn bó hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước.

Huân chương Hữu nghị Nhà nước Cuba trao tặng ghi nhận sự đóng góp của nguyên Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, những công trình và những thành tựu đạt được với sự tham gia tích cực và quyết tâm của cá nhân. Đồng thời danh hiệu cao quý này cũng là sự ghi nhận thành quả công việc được Bộ Xây dựng Việt Nam triển khai thực hiện trong suốt hơn 20 năm qua trên cương vị là cơ quan điều phối hoạt động của UBLCP về Hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và Thứ trưởng Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh tặng hoa chúc mừng nguyên Bộ trưởng Phạm Hồng Hà.

Trong nhiệm kỳ đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam, đồng Chủ tịch UBLCP Việt Nam – Cuba giai đoạn 2016 - 2021, đồng chí Phạm Hồng Hà đã có những đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa hai nước, thông qua cơ chế hợp tác UBLCP Việt Nam - Cuba.

Hoạt động của UBLCP giai đoạn 2016 - 2021 đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác chính trị - ngoại giao giữa hai nước và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, Bộ Xây dựng Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại thương và đầu tư nước ngoài Cuba [MINCEX] xây dựng nội dung và tổ chức thành công 5 Kỳ họp [Kỳ 34 - 38] UBLCP Việt Nam – Cuba. 

Bộ Xây dựng thường xuyên đôn đốc các bộ, ngành và đơn vị Việt Nam nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung đã cam kết tại các Biên bản Kỳ họp.

Hai bên đã triển khai hiệu quả Chương trình nghị sự kinh tế song phương trung hạn giai đoạn 2014 - 2019 và xây dựng xong dự thảo Chương trình giai đoạn 2020 - 2025 để thực hiện ký kết trong chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Nhà nước hai bên, tạo cơ sở pháp lý quan trọng định hướng thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác tiềm năng như nông nghiệp, công nghệ sinh học, y tế, thương mại, đầu tư…

Với nỗ lực chung, hai bên đã đạt được kết quả tích cực trong việc triển khai thực hiện các thỏa thuận tại Biên bản các Kỳ họp, góp phần thiết thực thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước, đặc biệt là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và khoa học kỹ thuật…

Quý Anh

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. [tháng 1/2022]

Phạm Hùng [11 tháng 6 năm 1912 - 10 tháng 3 năm 1988], tên khai sinh là Phạm Văn Thiện, còn được gọi với bí danh là Hai Hùng, là một chính khách Việt Nam. Ông là thủ tướng [Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng] thứ hai của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1987 đến năm 1988. Ông từng bị chính quyền Pháp tuyên 2 án tử hình và là một trong những lãnh đạo chủ chốt của những người Cộng sản tại miền Nam suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Phạm Hùng

Chân dung chính thức Thủ tướng, Đại tá Phạm Hùng năm 1987

Chức vụ


Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Nhiệm kỳ22 tháng 6 năm 1987 – 10 tháng 3 năm 1988
262 ngàyChủ tịch Hội đồng Nhà nướcVõ Chí Công [1987-1992]Tiền nhiệmPhạm Văn ĐồngKế nhiệmVõ Văn Kiệt [Quyền]
Đỗ Mười

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Nhiệm kỳ7 tháng 2 năm 1980 – 16 tháng 2 năm 1987
7 năm, 9 ngàyTiền nhiệmTrần Quốc HoànKế nhiệmMai Chí Thọ

Phó Thủ tướng Chính phủ
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

Nhiệm kỳ2 tháng 7 năm 1976 – 22 tháng 6 năm 1987
10 năm, 355 ngàyChủ tịchPhạm Văn Đồng

Bí thư Trung ương Cục Miền Nam

Nhiệm kỳ1967 – 1975Tiền nhiệmNguyễn Chí ThanhKế nhiệmTrung ương Cục giải thể

Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước

Nhiệm kỳ28 tháng 1 năm 1965 – 3 tháng 11 năm 1966
1 năm, 279 ngàyTiền nhiệmđầu tiênKế nhiệmNguyễn Thanh BìnhPhó Chủ nhiệmLê Trung Toản

Chủ nhiệm Văn phòng Tài chính - Thương nghiệp Phủ Thủ tướng

Nhiệm kỳtháng 1 năm 1963 – 3 tháng 11 năm 1966Tiền nhiệmHoàng AnhKế nhiệmNguyễn Thanh Bình

Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp Phủ Thủ tướng

Nhiệm kỳ1960 – tháng 1 năm 1963Tiền nhiệmNghiêm Xuân YêmKế nhiệmTrần Hữu Dực

Phó Thủ tướng Chính phủ

Nhiệm kỳ29 tháng 4 năm 1958 – 3 tháng 10 năm 1967
9 năm, 157 ngày

Trưởng ban Biên chính Trung ương

Nhiệm kỳ1957 – tháng 5 năm 1958Tiền nhiệmLê Đức ThọKế nhiệmUng Văn Khiêm

Bộ trưởng Phủ Thủ tướng

Nhiệm kỳ20 tháng 9 năm 1955 – tháng 4 năm 1958Tiền nhiệmkhông có [thành lập]Kế nhiệmNguyễn Duy Trinh

Đại biểu Quốc hội khóa II, III, IV, V, VI, VII, VIII

Nhiệm kỳ8 tháng 5 năm 1960 – 10 tháng 3 năm 1988
27 năm, 307 ngày

Ủy viên Bộ chính trị khóa II, III, IV, V, VI, VII

Nhiệm kỳtháng 9 năm 1956 – 10 tháng 3 năm 1988

Thông tin chung

Sinh[1912-06-11]11 tháng 6, 1912
Long Hồ, Châu Thành, Vĩnh Long, Nam Kì, Liên bang Đông DươngMất10 tháng 3, 1988[1988-03-10] [75 tuổi]
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamNơi ởHà NộiĐảng phái
Đảng Cộng sản Việt NamChaPhạm Văn TùngMẹDương Thị Huệ

Binh nghiệp

Phục vụCông an nhân dân Việt NamCấp bậcĐại tá

 

Tượng Phạm Hùng trong Khu di tích Chiến thắng Chương Thiện ở TP. Vị Thanh, Hậu Giang

Ông tên thật là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11 tháng 6 năm 1912, tại làng Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long [nay là Long Phước, Long Hồ, Vĩnh Long].

Năm 16 tuổi, ông tham gia cách mạng, hoạt động trong phong trào thanh niên, học sinh, tham gia tổ chức Nam Kỳ học sinh liên hiệp hội và Thanh niên cộng sản đoàn. Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình. Song, do sự phản đối của dư luận trong nước cũng như ở Pháp, Chính phủ Pháp đã giảm án xuống khổ sai chung thân và đưa ông ra Côn Đảo giam giữ. Sau 14 năm trong tù, năm 1945 ông được chính quyền cách mạng đưa tàu ra đón về và giữ chức Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ.

Sau khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông được phân công nhiệm vụ xây dựng lực lượng công an Nam Bộ.

Tại Đại hội lần thứ hai của Đảng Lao động Việt Nam họp năm 1951, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và công tác ở Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban Kháng chiến hành chính miền Đông Nam Bộ.

Sau Hiệp định Genève, 1954, ông được cử làm Trưởng đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ban Liên hiệp đình chiến tại Nam Bộ và năm sau làm Trưởng phái đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam bên cạnh Ủy ban quốc tế tại Sài Gòn, và mang hàm Đại tá.

Năm 1956 ông vào Bộ Chính trị. Ông cũng là Bí thư Trung ương Đảng trong các năm 1958-1960.

Từ năm 1955 đến năm 1958 ông được cử làm Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1958, ông được cử làm Phó Thủ tướng và là một trong 4 Phó thủ tướng lúc bấy giờ. Từ năm 1958 đến 1966: ông giữ chức Trưởng ban Thống nhất Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước, Trưởng ban Tài mậu của Trung ương Đảng.

Sau đó, ông lại trở về Nam giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam [1967-1975] và là Chính ủy Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông làm Chính ủy Bộ chỉ huy chiến dịch.

Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1976, ông được giữ chức vụ Phó Thủ tướng, từ năm 1981 đổi thành Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ông cũng kiêm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ [nay là Bộ Công an] thay cho Trần Quốc Hoàn từ 1980 đến 1987.

Từ tháng 6 năm 1987, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi Phạm Văn Đồng nghỉ hưu. Nhưng ông chỉ giữ chức vụ này trong 1 năm thì mất đột ngột.

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị liên tục từ khóa II đến khoá VI [1956-1988], đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa II đến khóa VIII [1960-1988].

Ông mất đột ngột ngày 10 tháng 3 năm 1988 tại Thành phố Hồ Chí Minh, khi đang đương chức. Theo thông cáo đặc biệt của Đảng, Nhà nước: "Đồng chí Phạm Hùng mất trong lúc đang chỉ đạo công tác tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Gặp lúc có nhiều công việc lớn phức tạp, làm việc căng thẳng nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách về đời sống của nhân dân cả nước, đồng chí đã bị một cơn đau tim nặng đột ngột, các giáo sư, bác sĩ đã hết lòng cứu chữa, nhưng do tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã vĩnh biệt chúng ta.[1] Trong cuốn sách Bên thắng cuộc của Huy Đức, người kế nhiệm, ông Đỗ Mười đã kể lại: "Anh ấy đang bình thường khỏe mạnh, ăn cơm xong nằm nghỉ trưa, nghe mấy câu vọng cổ rồi bị sặc cơm mà mất". Trước khi ông mất, ông quyết định trả lại Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng dành cho Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt. Tang lễ được tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội theo nghi thức quốc tang trong 2 ngày 13-14/3/1988, và sau lễ truy điệu, linh cữu được đưa tới nghĩa trang Mai Dịch để an táng.[2]

Vợ ông là bà Huỳnh Thị Nỉ, người miền Nam tham gia công tác phụ nữ.[3]

Ông bà có bốn người con. Con trai đầu là Phạm Hoàng Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm PTPL Hàng hóa Xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan Việt Nam. Con trai thứ hai là Phạm Hoàng Hà nguyên Đại biểu HĐND TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND Quận 3 TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Thương mại TP Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy Bình dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực Miền nam.[4] Các con gái là Phạm Mai Hồng, Đại tá chuyên viên Cục Chính sách Bộ Công an và Phạm Mai Hương công tác ngành du lịch.

 

Khu tưởng niệm Phạm Hùng

Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng cách thành phố Vĩnh Long khoảng 4 km, gần cầu Ông Me lớn và chỉ cách bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long khoảng 800 m. Khu tưởng niệm rộng 3,2 ha gồm: nhà lễ tân, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày. Ngoài ra, còn có ba hạng mục ngoài trời được phục chế theo tỷ lệ 1/1, gồm: phòng biệt giam ông tại Côn Đảo, ngôi nhà làm việc của ông tại căn cứ Trung ương cục miền Nam [Tây Ninh] và căn phòng làm việc của ông tại số 72 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Hàng ngày, khu tưởng niệm đón khá nhiều khách đến viếng. Trong khu tưởng niệm có đặt bức tượng bán thân của ông trong điện thờ. Hai bên là hai bức phù điêu ghi lại lời phát biểu của ông.

Khu tưởng niệm Phạm Hùng do Kiến trúc sư Nguyễn Phương Nam thiết kế. Ông thiết kế công trình này khi còn công tác tại Viện Thiết kế Bộ Quốc phòng-Chi nhánh phía Nam.

  •  

  •  

  •  

  •  

    Đền thờ trong Khu tưởng niệm.

Hình ảnh công cộng

Nhiều đường phố và trường học ở Việt Nam được đặt theo tên ông.

  • Thủ tướng Việt Nam
  • Phạm Hùng, báo Vĩnh Long[liên kết hỏng]

  1. ^ Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành TW DCSVN,...Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 1988
  2. ^ Bên Thắng Cuộc Chương XVI, Khoảng cách Linh-Kiệt
  3. ^ “Cố Thủ tướng Phạm Hùng trong đời sống gia đình”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  4. ^ Báo SGGP ngày 10/01/2011

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phạm Hùng.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phạm_Hùng&oldid=68707852”

Video liên quan

Chủ Đề