Nhà thầu phụ và chuyển nhượng thầu

Do công ty ông Dũng đang triển khai thực hiện nhiều gói thầu xây lắp và đang có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nên công ty đã có hợp đồng giao khoán với đơn vị A, giao cho đơn vị A nhận trách nhiệm cùng công ty thực hiện thi công xây dựng một số hạng mục chính của gói thầu X với giá trị hợp đồng giao khoán là 100 tỷ đồng, trong đó:

- Trong quá trình triển khai thực hiện gói thầu X, công ty ông Dũng tạm ứng [cấp] một số loại vật tư, vật liệu chính và tài chính cho đơn vị A để thi công một số hạng mục của gói thầu X trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng giao khoán dưới sự quản lý và theo sự chỉ đạo điều hành toàn diện của công ty về mọi mặt thông qua ban điều hành và bộ máy của công ty.

- Công ty ký toàn bộ các hồ sơ liên quan đến quản lý chất lượng, hồ sơ nghiệm thu, thanh, quyết toán với chủ đầu tư, tư vấn giám sát, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, trước pháp luật về toàn bộ quá trình thực hiện thi công gói thầu X [kể cả phần khối lượng giao khoán cho đơn vị A] về tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, công nghệ..., hồ sơ quản lý chất lượng, các thủ tục, công tác nghiệm thu khối lượng, nghiệm thu thanh toán, quyết toán, về việc cung cấp hóa đơn, chứng từ cho chủ đầu tư…

Theo ý kiến của chủ đầu tư, trong quá trình thực hiện gói thầu X, sau khi chủ đầu tư nắm bắt được thông tin có hợp đồng giao khoán giữa công ty và đơn vị A [thời điểm này đơn vị A đã thực hiện hoàn thành khối lượng với giá trị khoảng 55 tỷ đồng], chủ đầu tư cho rằng công ty ông Dũng đã vi phạm về chuyển nhượng thầu theo quy định tại Khoản 8, Điều 89 Luật Đấu thầu vì công ty chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu X có giá trị lớn hơn 10% tính trên hợp đồng đã ký và đề nghị sẽ xử lý theo quy định của hợp đồng và Điều 90 Luật Đấu thầu; Điều 121 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Ông Dũng hỏi, việc công ty thực hiện hợp đồng giao khoán với đơn vị A như nêu trên có đúng quy định của pháp luật và các quy định hiện hành hay không? Việc chủ đầu tư có ý kiến cho rằng đơn vị ông đã vi phạm về chuyển nhượng thầu theo quy định tại Khoản 8, Điều 89 Luật Đấu thầu có đúng không?

Chủ đầu tư đề nghị sẽ xử lý công ty theo quy định của hợp đồng và Điều 90 Luật Đấu thầu, Điều 121 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP có đúng không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm a và Điểm b, Khoản 2, Điều 128 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận.

Đối với vấn đề của công ty ông, việc sử dụng nhà thầu phụ phải tuân thủ quy định nêu trên.

Theo đó, trường hợp phát hiện nhà thầu chính chuyển nhượng cho nhà thầu khác ngoài danh sách nhà thầu phụ kê khai trong hồ sơ dự thầu hoặc phần công việc chuyển nhượng cho nhà thầu khác ngoài phần công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ với giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng thì được coi là có hành vi chuyển nhượng thầu theo quy định tại Điểm a, Khoản 8, Điều 89 Luật Đấu thầu và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1, Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Chinhphu.vn


Trong quá trình tham gia thực hiện các dự án sử dụng vốn Nhà nước, ông Nguyễn Hữu Hiệp nhận thấy các quy định pháp luật hiện hành có những nội dung chưa được cụ thể liên quan đến nhà thầu phụ để có cơ sở pháp lý thực hiện các dự án. Ông Hiệp hỏi, giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ là bao nhiêu trên tổng giá trị hợp đồng?

Trường hợp hồ sơ dự thầu có đề xuất nhà thầu phụ thì theo quy định bên mời thầu không cần đánh giá năng lực của nhà thầu phụ nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng thì có bắt buộc đánh giá năng lực của nhà thầu phụ hay không?

Trường hợp hồ sơ dự thầu không đề xuất nhà thầu phụ nhưng nhà thầu phụ được đề xuất trong biên bản thương thảo hợp đồng hoặc trong hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng thì có bắt buộc đánh giá năng lực của nhà thầu phụ hay không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 1 Điều 3 Luật Đấu thầu quy định hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại Mục 31 Chương I Mẫu Hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ kê khai theo Mẫu số 19[a] Chương IV - Biểu mẫu dự thầu.

Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu chính [trừ trường hợp hồ sơ mời thầu quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt]. Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm [không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ].

Nhà thầu chính chỉ được sử dụng nhà thầu phụ thực hiện các công việc với tổng giá trị dành cho nhà thầu phụ không vượt quá tỷ lệ phần trăm [%] trên giá dự thầu của nhà thầu theo quy định tại Bảng dữ liệu đấu thầu.

Đối với trường hợp nêu trên, việc sử dụng nhà thầu phụ đối với gói thầu xây lắp phải tuân thủ theo quy định nêu trên. Pháp luật về đấu thầu hiện hành không có quy định cụ thể về tỷ lệ % sử dụng nhà thầu phụ. Theo đó, tùy theo quy mô, tính chất gói thầu, chủ đầu tư đưa ra quy định về tỷ lệ % sử dụng nhà thầu phụ cho phù hợp. Tuy nhiên, việc đưa ra tỷ lệ % sử dụng nhà thầu phụ phải phù hợp với quy mô, tính chất của gói thầu; tránh trường hợp lợi dụng việc sử dụng nhà thầu phụ nhằm mục đích chuyển nhượng thầu hoặc đưa các nhà thầu phụ có năng lực yếu kém vào thực hiện gói thầu, dẫn đến ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng công trình.

Việc sử dụng, thay thế nhà thầu phụ được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 128 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Chinhphu.vn


Quản lý đối với nhà thầu phụ: Nhận diện hành vi "chuyển nhượng thầu"

Theo quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu thì nhà thầu không được chuyển nhượng quá 10% giá trị khối lượng công việc được chủ đầu tư giao.

Khoản 8 Điều 89 Luật Đấu thầu quy định một trong những hành vi bị cấm trong đấu thầu là nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng [sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ] tính trên giá hợp đồng đã ký kết.

Khoản 2, Điều 128 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận.

Theo hướng dẫn tại tại Mục 29 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu và việc sử dụng nhà thầu phụ vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Mục 29.2 CDNT chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được chủ đầu tư chấp thuận; trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu mà chưa được chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vanbanluat.com, Ban tư vấn của Vanbanluat.com xin trả lời bạn như sau:   

Khoản 8 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 quy định các hành vi cấm trong đấu thầu - chuyển nhượng thầu như sau:

“Điều 89. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu

[…]

8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a] Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng [sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ] tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

b] Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.”

Ngoài ra, khoản 2 Điều 128 Nghị định 63/2014/NĐ-CP cũng quy định về trách nhiệm của nhà thầu chính như sau:

“Điều 128. Quản lý nhà thầu

[…]

2. Quản lý đối với nhà thầu phụ:

a] Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;

b] Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận;

c] Nhà thầu chính chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao. Trường hợp là nhà thầu phụ quan trọng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu;

d] Nhà thầu chính chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhà thầu chính không được chuyển nhượng toàn bộ thầu cho nhà thầu phụ.

Xem thêm:

- Bỏ giá thầu thấp để được trúng thầu bị xử lý thế nào?

- Trường hợp nào được chỉ định thầu?

- Gói thầu được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quyết định số 17/2019/QĐ-TTg

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề