Nhà máy xử lý nước tham lương

Nhằm nâng cao tỷ lệ và hướng tới 100% nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, từ nay đến năm 2025, TPHCM sẽ kêu gọi đầu tư nhiều nhà máy xử lý nước thải, với công suất xử lý khoảng 3 triệu m3 nước thải/ngày.

Chỉ 12,6% nước thải được xử lý

Hàng chục năm nay, người dân sống ở hai bên dòng kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên thuộc địa bàn các quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh phải gồng mình “sống chung” với dòng kênh thối này. Những khi trời đổ mưa xuống, mùi hôi thối xộc thẳng vào mũi của người đi đường và cư dân sống hai bên dòng kênh. Bà Trần Thị Ngọc, ngụ phường Thới An (quận 12), tâm sự: “Mỗi ngày, đi qua khu vực cầu Trường Đai - điểm giáp ranh giữa quận 12 và quận Gò Vấp, tôi luôn nhìn thấy dòng nước đen kịt bốc mùi xú uế và rất nhiều chuột, bọ xuất hiện. Mong ngành chức năng của TPHCM sớm có giải pháp xử lý để đem lại bầu không khí trong lành ở khu dân cư”.

Nhà máy xử lý nước tham lương
Nước kênh Tham Lương chảy qua địa bàn phường Thới An (quận 12, TPHCM) đen kịt, bốc mùi hôi thối

Số liệu từ Phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TPHCM) cho biết, TPHCM chỉ có 3 nhà máy xử lý nước thải đô thị, gồm: Bình Hưng (công suất 141.000m3/ngày), Bình Hưng Hòa (30.000m3/ngày) và Tham Lương - Bến Cát (15.000m3/ngày). Ngoài ra, còn có một số trạm xử lý nước thải phân tán của khu dân cư. Với các nhà máy này, tổng lượng nước thải qua xử lý hiện nay chỉ chiếm 12,6%. Theo thống kê, lượng nước thải đô thị phát sinh của TPHCM khoảng 1,54 triệu m3/ngày. Nguồn nước thải chưa được xử lý, xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người dân. Trong những năm gần đây, lượng nước thải đổ ra môi trường liên tục tăng. Từ năm 2018 đến năm 2021, mỗi năm ước tính tỷ lệ nước thải bình quân tăng khoảng 6,7%.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án

Lãnh đạo Sở Xây dựng thông tin, TPHCM phấn đấu đến năm 2025, khoảng 80% tổng lượng nước thải của thành phố (gần 2,6 triệu m3/ngày) sẽ được thu gom và xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường. Để thực hiện được mục tiêu này, TPHCM sẽ tập trung xây dựng nhà máy xử lý nước thải và thực hiện dự án vệ sinh môi trường khu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (giai đoạn 2) - hoàn thành vào năm 2024. Song song đó, trong giai đoạn 2021-2025, TPHCM mời gọi đầu tư 6 nhà máy xử lý nước thải, gồm: Bắc Sài Gòn 1, Bắc Sài Gòn 2, Cầu Dừa, Tây Bắc, Tây Sài Gòn và Suối Nhum; hoàn thành vào giai đoạn 2026-2030.

Hiện tại, TPHCM đang đầu tư một số dự án, trong đó có việc hợp nhất các nhà máy: Tân Hóa - Lò Gốm (công suất 300.000m3/ngày), Bình Tân (công suất 180.000m3/ngày) và Tây Sài Gòn (công suất 150.000m3/ngày), dự kiến hoàn tất vào năm 2030. TPHCM cũng đang nâng cấp, mở rộng Nhà máy Xử lý nước thải Bình Hưng, nâng công suất từ 141.000m3/ngày lên 469.000m3/ngày; Nhà máy Nhiêu Lộc - Thị Nghè đạt công suất 480.000m3/ngày. Ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TPHCM), chia sẻ, các sở, ngành chức năng của thành phố đã và đang khẩn trương rà soát quỹ đất, cắm mốc giới các vị trí dự kiến xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM Đặng Phú Thành, vấn đề khó khăn hiện nay là chi phí đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khá lớn; việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt cần quỹ đất lớn, nên công tác giải phóng mặt bằng gặp khó. Nhằm thu hút nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này, UBND TPHCM đã ban hành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải. TPHCM cũng kêu gọi nguồn vốn ODA của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á; đẩy mạnh việc xã hội hóa đầu tư các công trình thoát nước và xử lý nước thải, mời gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư để tạo thêm nguồn vốn.

Tháng 6-2021, UBND TPHCM đã chính thức ban hành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2022-2025. Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình (gọi chung là hộ thoát nước) có hoạt động xả nước thải sinh hoạt vào hệ thống thoát nước, nguồn tiếp nhận. Về phương thức thu, đối với các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, căn cứ khối lượng nước sạch tiêu thụ hàng tháng, mức giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn tổ chức thu tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải thông qua hóa đơn tiền nước.

ĐỨC TRUNG

Từ khoá :

Chiều 16-6, ông Lê Trương Hải Hiếu, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP HCM,  chủ trì buổi khảo sát đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư về nội dung tờ trình chủ trương thực hiện Dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng biến đổi khí hậu tại lưu vực Tham Lương - Bến Cát (CRUS1) và Dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng biến đổi khí hậu tại lưu vực Tây Sài Gòn (CRUS2) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ.

Nhà máy xử lý nước tham lương

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM báo cáo tại buổi khảo sát.

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM cho biết dự án CRUS1 sẽ xây dựng hệ thống cống dẫn nước thải về nhà máy xử lý nước thải khu vực Tham Lương - Bến Cát đã hoàn thành giai đoạn 1 với công suất xử lý 131.000 m3/ngày đêm, dự kiến giai đoạn 2 công suất xử lý đạt 250.000 m3/ngày đêm.

Một số hạng mục quan trọng của dự án là cống ngăn triều Vàm Thuật, cống ngăn triều Nước Lên; hệ thống cống bao thu gom nước thải chính và nhánh ở quận Gò Vấp, một phần quận 12; hệ thống cống thoát nước chung tại các quận Gò Vấp, Bình Thạnh và một phần quận 12.

Tổng mức đầu tư dự án là 352 triệu USD (tương đương 8.160 tỉ đồng), trong đó nguồn vốn vay ODA gần 288 triệu USD (6.678 tỉ đồng), vốn tài trợ không hoàn lại 5 triệu USD (116 tỉ đồng), vốn đối ứng 59 triệu USD (1.374 tỉ đồng).

Nhà máy xử lý nước tham lương

Hai dự án được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng nước thải sinh hoạt của các hộ dân xả thẳng ra kênh, rạch.

Dự án CRUS2 với phạm vi thực hiện tại quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú và Bình Tân. Dự án sẽ xây dựng các giếng tách dòng và hệ thống cống bao dọc theo kênh Tham Lương - Bến Cát đến cuối lưu vực Tây Sài Gòn (15,5 km); xây dựng tuyến ống truyền tải từ lưu vực Tây Sài Gòn về nhà máy xử lý chất thải tập trung (dự kiến tại nhà máy Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân - dài 3,5 km); mạng lưới cống thu gom nước thải cấp 2, 3 dài 90 km và 20 km cống nhánh.

Tổng mức đầu tư dự án CRUS2 là 350 triệu USD (tương đương 8.121 tỉ đồng), trong đó vốn vay ODA 300 triệu USD (6.961 tỉ đồng) và vốn đối ứng từ ngân sách TP 50 triệu USD (1.160 tỉ đồng).

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM, với 2 dự án trên thì toàn bộ nước thải của các hộ dân trong lưu vực dự án sẽ được thu gom xử lý, không xả ra kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường.

Nhà máy xử lý nước tham lương

Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Lê Trương Hải Hiếu đề nghị làm rõ nhiều vấn đề để hoàn thiện tờ trình gửi HĐND TP HCM trong kỳ họp sắp tới.

Sở Kế hoạch - Đầu tư cho biết cả 2 dự án trên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án năm 2021 và dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2023-2028. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã nhận được ý kiến của các sở và địa phương liên quan.

Đây là 2 dự án ưu tiên và tổng nguồn vốn từ ngân sách thành phố là hơn 2.534 tỉ đồng. Thành phố dự kiến sẽ rà soát, cân đối từ kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 đã được giao, nguồn huy động từ phần tăng thu được sử dụng cho đầu tư phát triển ngay sau khi các dự án được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

kết luận buổi khảo sát, ông Lê Trương Hải Hiếu đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM làm rõ hơn việc bố trí vốn đối ứng cho 2 dự án, phần kỳ trả nợ, đồng tiền thanh toán, giải phóng mặt bằng… Dự kiến, tờ trình chủ trương thực hiện 2 dự án sẽ được trình lên HĐND TP tại kỳ họp tháng 7, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án.