Nhà máy xử lý rác thành quang phát điện

Khu xử lý rác thải huyện Đông Anh thuộc xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội là dự án được UBND TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 11/11/2011. Mục tiêu của dự án là xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế và các loại rác khác phù hợp với công nghệ đốt plasma. Theo kế hoạch, nhà máy có công suất xử lý rác 500 tấn mỗi ngày, với tổng mức đầu tư hơn 760 tỷ đồng phải đi vào hoạt động từ 4 năm trước, tức là năm 2017 để giải quyết vấn đề rác thải cho toàn huyện Đông Anh và giảm tải một phần cho bãi rác Nam Sơn. Nhưng sau 3 lần điều chỉnh tiến độ, đến nay Khu xử lý rác này vẫn chưa đi vào hoạt động.

Nhìn từ trên cao, có thể thấy quy mô của toàn bộ Dự án Khu xử lý rác thải huyện Đông Anh. Để triển khai dự án này, huyện phải giải phóng mặt bằng gần 9ha, từ đất nông nghiệp và đất mặt nước. Dù đã chậm 4 năm so với kế hoạch phải vận hành, hiện nhà máy vẫn đóng cửa.

Nhà máy xử lý rác thành quang phát điện

Dù đã chậm 4 năm so với kế hoạch phải vận hành, hiện nhà máy vẫn đóng cửa.

Trong 20 hạng mục công trình của Dự án Khu xử lý rác, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần đầu tư Thành Quang đã thực hiện được 15 hạng mục, chiếm khoảng 78,3% tổng mức đầu tư, trong đó có hạng mục chính như nhà phân loại rác, ống thoát khí thải, hệ thống xử lý nước thải Bofast. Tuy nhiên, trên phần diện tích đất thuộc các hạng mục kho gạch block, kho nguyên vật liệu, nhà điều hành nguyên vật liệu có tổng diện tích 4.000m2, được xây dựng lại không đúng theo giấy phép xây dựng.

Kết luận của đoàn thanh tra chuyên ngành 17/10/2019, sau khi tiến hành thanh tra việc thực hiện dự án tại công ty cổ phần Thành Quang cũng đã chỉ ra một số tồn tại: nêu rõ vi phạm, hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện dự án đầu tư của công ty này, đồng thời yêu cầu công ty nghiêm túc rút kinh nghiệm và khắc phục. Song đến thời điểm này, dự án đầu tư hơn 700 tỷ đồng vẫn chưa khắc phục để hoạt động.

Lúng túng về lựa chọn công nghệ, cân đối nguồn vốn, hoàn thiện thủ tục đầu tư chậm tiến độ và xây dựng không phép một số hạng mục và rất nhiều lý do khiến dự án này không thể vận hành.

Mục đích của dự án là đúng, khi mong muốn giải quyết vấn đề rác thải của huyện Đông Anh nói riêng và một phần rác phát sinh của TP Hà Nội nói chung, giảm tải cho bãi rác Nam Sơn quá tải từ lâu. Tuy nhiên, bao giờ nhà máy này vận hành được mới là điều quan trọng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Đồng Nai sẽ đầu tư nhà máy đốt rác phát điện với tổng mức đầu tư 2.286 tỷ đồng theo hình thức PPP. Dự án sẽ được khởi công năm 2023 và hoàn thành 3 năm sau đó.

Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã thông tin về chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu. Dự án được xây dựng trên diện tích 12 ha thuộc Khu quy hoạch xử lý rác thải 50 ha đã được phê duyệt.

Công suất giai đoạn 1 của nhà máy sẽ xử lý 800 tấn rác thải/ngày với công suất phát điện 20 MW; giai đoạn 2 xử lý rác thải 1.200 tấn/ngày với công suất phát điện 30 MW.

Dự án này được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) với tổng mức đầu tư 2.286 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn huy động, không dùng vốn ngân sách.

Theo kế hoạch dự án sẽ được khởi công trong năm 2023, thời gian xây dựng khoảng 3 năm.

Khi hoàn thành nhà máy sẽ xử lý rác thải sinh hoạt cho TP Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu và vùng lân cận, giảm tỷ lệ chôn lấp rác thải như hiện nay.

Nhà máy xử lý rác thành quang phát điện
Phối cảnh nhà máy đốt rác phát điện tại Đồng Nai do một doanh nghiệp đề xuất.

Về chủ trương, dự án đã được HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 22/9/2022.

HĐND tỉnh Đồng Nai yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai, lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo minh bạch, lựa chọn nhà thầu tốt nhất, sử dụng công nghệ tiên tiến và có giải pháp xử lý tro bay đảm bảo quy định về môi trường…

Ngoài dự án đốt rác phát điện tại Vĩnh Cửu, Đồng Nai cũng đang chuẩn bị thực hiện dự án đốt rác phát điện tại xã Quang Trung, huyện Thống Nhất.

Dự án điện rác tại xã Quang Trung được đầu tư làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 xử lý chất thải 150 tấn/ngày và công suất phát điện là 3,4MW, một phần điện sẽ được sử dụng cho hệ thống lò sấy, còn lại phát lên lưới điện để bán.

Giai đoạn 2 và 3, sẽ được quyết định dựa trên hiệu quả kinh tế của giai đoạn 1 đem lại. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 27 triệu USD, trong đó 30% là vốn của doanh nghiệp thực hiện dự án, còn lại là vốn vay.