Nhạc đàn cách gọi tên khác là gì

Có thể nói “Cầm, kỳ, thi, họa”, trong tứ nghệ thì biết chơi cầm được xếp đầu tiên. Nói tới những nhạc cụ dân tộc nổi tiếng xứ Trung thì không thể bỏ quan đàn cầm. Loại đàn này được mệnh danh là cây đàn của người quân tử. Không phải ai cũng có thể gảy được cầm, người quân tử chỉ gảy cầm khi đạt được trạng thái tinh thần tốt nhất, có cả “tĩnh” và “tịnh”. Vậy cổ cầm là gì? Loại đàn này có nguồn gốc và cấu tạo như thế nào? Xem thêm bài viết dưới đây để có thông tin hữu ích nhé.

Giải đáp: Cổ cầm là gì?

Nhạc cụ dân tộc Trung Hoa vô cùng đa dạng, trong đó có nhiều nhạc khí đặc biệt, nổi danh bốn phương. Một trong số đó chính là cổ cầm. Đây là một bộ môn nghệ thuật cổ, lâu đời nhất trong lịch sử của đất nước này. Tới nay, cổ cầm vẫn được bảo tồn và phát triển. Trong tất cả các tác phẩm văn hóa nghệ thuật, sử sách, văn học cổ điển của Trung Hoa đều có sự xuất hiện của loại nhạc cụ dân tộc này.

Không chỉ vua quan, quý tộc mà ngay cả dân thường cũng có rất nhiều điển cố nhắc tới cổ cầm. Sự phổ biến, có mặt trong mọi tầng lớp, lĩnh vực đã cho thấy được loại nhạc cụ này được yêu mến như thế nào trong thời cổ đại.

cổ cầm là nhạc cụ dân tộc trung hoa gồm 7 dây, tên gọi này chỉ sự khác nhau nhạc cụ tây phương

Vậy cổ cầm là Nguyên xưng của loại nhạc cụ dân tộc này là “cầm”, “thất huyền cầm”, “diêu cầm”,… và nhiều tên gọi khác nữa. Nó đứng đầu trong tứ nghệ của người xưa. Sở dĩ gọi là cổ cầm là bởi thời nay xuất hiện nhiều loại nhạc cụ du nhập từ phương Tây nên cách gọi này mang ý nghĩa dùng để phân biệt. Như vậy, cầm trong thời hiện đại cũng chính

Nguồn gốc của cổ cầm

Nếu thực sự yêu thích, muốn tìm hiểu về loại nhạc cụ này thì ngoài việc nắm được cổ cầm là gì thì bạn cũng nên biết về nguồn gốc của cổ cầm. Theo đó, về nguồn gốc của cổ cầm có rất nhiều ghi chép. Dưới đây là nguồn gốc về mặt truyền thuyết cũng như thực tế của loại nhạc cụ cổ này.

Nguồn gốc của cổ cầm về mặt truyền thuyết

Xét về mặt truyền thuyết, tương truyền rằng thần Phục Hy nhận ra rằng phượng hoàng thường không đậu trên những loài cây khác mà chỉ đậu trên cây ngô đồng. Trong khi đó, theo quan niệm thời xưa thì con vật này sở hữu tiếng hót tuyệt kỳ nhất. Chính vì vậy, ông nghĩ rằng cây ngô đồng có thể sử dụng để làm một loại nhạc cụ tốt.

Cổ cầm được làm từ gỗ cây Ngô Đồng

Phục Hy đã sử dụng cây ngô đồng, lấy phần thân làm đàn vì đây là đoạn phát ra loại âm thanh có giai điệu đục và nặng. Khúc ngọn có âm trong nhưng lại quá cao. Do đó, ông bỏ đầu và ngọn cây ngô đồng, chỉ dùng phần thân với âm thanh hài hòa, muốn đục có đục, muốn trong có trong, lại đủ nặng nhẹ để làm đàn. Về phần dây, ông chọn dây tơ đẹp, căng trên mặt để tạo thành một loại nhạc cụ mới. Đó chính là cổ cầm.

Nguồn gốc cổ cầm về mặt thực tế

Theo các khảo cứu, rất khó có thể xác định chính xác thời điểm tạo ra loại nhạc cụ này. Theo ước đoán thì cổ cầm xuất hiện cách đây khoảng 4000 năm. Nó bắt đầu xuất hiện vào thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Dựa vào các tài liệu ghi chép và một số di vật để lại thì thời điểm cổ cầm hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao nhất là thời nhà Đường.

Qua nhiều thời kỳ, cổ cầm vẫn tồn tại, phát triển tuy nhiên không có nhiều sự thay đổi. Tới thời điểm hiện tại vẫn còn rất nhiều cổ cầm được giữ từ các thời nhà Đường, Tống, Thanh,… Nói đến chất lượng và đạt đỉnh cao về âm sắc, hình dáng của cổ cầm thì chắc chắn không có cái tên nào vượt qua được cổ cầm từ thời nhà Đường. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt nghệ thuật mà còn chứa đựng rất nhiều giá trị lịch sử.

Cổ cầm đã có từ rất lâu đời

Theo một số chuyên gia thẩm định nổi tiếng Trung Quốc thì cho tới thời điểm hiện tại lưu giữ được khoảng 16 cây cổ cầm từ thời Đường. Những cây cổ cầm này được lưu giữ tại một số nơi như Viện bảo tàng Cổ cung tại Bắc Kinh,  Đài Bắc, Viện bảo tàng Lữ Thuận, Tra Phục Tây,  Trung Anh học Viện.

Đối với cổ cầm lưu giữ từ thời nhà Tống thì số lượng nhiều hơn so với thời nhà Đường. Chủ yếu là ở Viện bảo tàng lịch sử Bắc Kinh, Viện nghiên cứu âm nhạc nghệ thuật Trung Quốc, Viện bảo tàng tỉnh An Huy, tỉnh Sơn Đông, Cát Lâm.

Cổ cầm thời nhà Nguyên còn một số cây quý được lưu giữa tại Viện bảo tàng Thượng Hải, Cố Cung tại Bắc Ninh. Đối với thời nhà Minh thì số lượng cổ cầm lưu giữ lại nhiều nhất. Chủ yếu ở Viện nghiên cứu âm nhạc nghệ thuật Trung Quốc.

Cấu tạo của cổ cầm

Cổ cầm là gì? Cấu tạo của loại nhạc cụ này gồm những bộ phận nào? Nhìn qua, cổ cầm có cấu tạo tương đối đơn giản. Thế nhưng để làm nên một cây cổ cầm không phải là điều đơn giản. Loại nhạc cụ này dài khoảng 120cm. Cụ thể là 3 xích – 6 thốn – 5 phân. Những con số này đại diện cho 365 ngày của 1 năm.

Mặt trước của cổ cầm rộng 8 tấc. Mặt sau là 4 tấc, tượng trưng cho 4 mùa trong năm. Một chiếc đàn cổ cầm có chiều dài khoảng 2 tấc. Con số này ứng với lưỡng nghi. Để tạo ra một chiếc cổ cầm,  người ta sẽ dùng 2 tấm gỗ ghép lại. Đáy phẳng, mặt vòm. Cũng xuất phát từ nguồn gốc truyền thuyết mà loại gỗ được sử dụng để làm cổ cầm là những cây thuộc họ Sam, Ngô Đồng.

Không phải tự nhiên mà mà mặt cổ cầm được thiết kế theo hình vòm, trong khi đáy thì phẳng. Thiết kế này mang ý nghĩa sâu sắc, tượng trưng cho trời và đất. Trên mặt đàn gồm có 12 Huy khảm chìm. Con số 12 tượng trưng cho 12 tháng của năm. Về sau, cổ cầm được khảm thêm 1 Huy, tượng trưng cho tháng nhuận trong năm.

Thời điểm ban đầu, 1 cây cổ cầm gồm có 5 dây ứng ngũ cung, hợp ngũ hành. Về sau thêm dây thứ 6 và thứ 7. Dây thứ 6 cho Chu Văn Văn Vương thêm, được gọi là dây Văn. Dây thứ 7 của cổ cầm gọi là dây Võ do Chu Võ Vương thêm.

Hiện nay còn một số loại cổ cầm lưu giữ từ thời xưa

Bên dưới đáy của cổ cầm có 2 rãnh, 1 lớn , 1 nhỏ. Mục đích là để khi đánh thì âm thanh sẽ thoát ra. Rãnh lớn có tên gọi là Long Trì, rãnh nhỏ gọi Phượng chiểu. Ngoài ra, khu vực đáy đàn cũng có 2 nhạn túc để buộc dây cũng như có tác dụng đỡ đàn.

Cầm thức chính là cách gọi hình dáng của loại nhạc cụ này. Về số lượng thức đàn, theo ghi chép thì suốt quá trình phát triển có khoảng 50 thức. Tới hiện tại chỉ còn lại khoảng 20 thức cổ cầm thông dụng.

Những điều cấm và kiêng kỵ khi gảy cổ cầm

Cổ cầm là gì? Với những người yêu mến và tìm hiểu về loại nhạc cụ cổ này thì chắc hẳn biết được nó không phải là loại đàn mà ai cũng có thể chơi được. Chưa bàn về kỹ thuật, chỉ xét riêng về thời điểm và cái tâm khi gảy cũng đã vô cùng khác biệt.

Người chơi cổ cầm cần tránh những điều kiêng kỵ

Người thưởng thức cổ cầm đặc biệt quan tâm tới sự “tĩnh” và “tịnh”. Không đủ  2 yếu tố này cũng như thời điểm thích hợp thì không gảy cầm. Chỉ cần gảy cổ cầm sẽ thấy được âm điệu cổ xưa, đầy thanh cao cất lên. Người gảy cầm cần nắm được những điều kiêng kỵ dưới đây:

- Lục kỵ: Đại hàn, Đại thử, Đại phong, Đại vũ, Tấn lôi, Đại tuyết.

- Thất bất đàn:

  • Nghe tin có tang ma
  • Có tấu nhạc ồn ào
  • Có sự cố lộn xộn
  • Người không sạch sẽ
  • Áo mũ không chỉnh tề
  • Không đốt hương
  • Không gặp tri âm

Hình ảnh người đẹp chơi cổ cầm

cô gái chơi cổ cầm đẹp bên hồ sen

cổ cầm là nhạc cụ cổ trung hoa gồm 7 dây

cổ cầm được gãy bởi cô gái có nét đẹp thanh nhã và tinh tế

phong cách kiếm hiệp gãy cổ cầm

người tu đạo rất thích chơi cổ cầm

Chắc hẳn bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi cổ cầm là gì cũng như nguồn gốc, cấu tạo và những điều kiêng kỵ khi chơi loại nhạc cụ cổ này. Là một nghệ thuật cao quý, đầy trí tuệ và giá trị, nếu yêu mến và có đam mê về cổ cầm thì hãy quyết tâm và tìm hiểu thêm nhé.

Video liên quan

Chủ Đề