Những danh hiệu, phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng cho lực lượng an ninh nhân dân

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao bằng truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân đến gia đình đồng chí Lữ Minh Châu.

[Thanhuytphcm.vn] - Chiều 16/3, tại TPHCM, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho đồng chí Lữ Minh Châu, nguyên Phó Trưởng ban Tài chính đặc biệt [N.2683], nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [nay gọi là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam].

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đến dự và phát biểu tại buổi lễ. Các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Tham dự buổi lễ còn có các đồng chí: Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Văn Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Trương Mỹ Hoa, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước; Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng…

Đồng chí Lữ Minh Châu sinh ngày 29/9/1929 tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Từ tháng 8/1945, đồng chí đã tham gia hoạt động cách mạng và đến tháng 5/1948, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong suốt quá trình hoạt động, đồng chí Lữ Minh Châu đã được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó có Phó Trưởng Ban tài chính đặc biệt [N.2683] trực thuộc Trung ương cục miền Nam, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [1986-1989]…

Với những đóng góp lớn lao cho đất nước và ngành ngân hàng, đồng chí Lữ Minh Châu đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng. Đặc biệt, năm 2022, đồng chí Lữ Minh Châu đã được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đồng chí Lữ Minh Châu mãi là tấm gương sáng về sự hy sinh, đạo đức của người cán bộ ngành ngân hàng cùng các đồng chí, đồng đội tạo nên “huyền thoại con đường tiền tệ”, hoàn thành sứ mệnh chi viện tài chính cho chiến trường miền Nam. Đồng thời, yêu cầu ngành ngân hàng cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, phát huy truyền thống, phẩm chất của đồng chí Lữ Minh Châu và các thế hệ đi trước phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, điều hành chính sách tiền tệ và bảo đảm an ninh, an toàn, hiệu quả hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng, với sự đoàn kết, thống nhất, bản lĩnh chính trị vững vàng và nhiệt huyết, quyết tâm đổi mới, cùng sự năng động, sáng tạo, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với truyền thống vẻ vang, với niềm tin, sự gửi gắm của các thế hệ đi trước và trọng trách mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.

Long Giang

Tin liên quan

Trải qua quá trình công tác, chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, với lý tưởng cách mạng, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, làm tốt vai trò nòng cốt, xung kích trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xứng đáng với 16 chữ vàng do cố Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công trao tặng “Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước, vì dân quên thân phục vụ”, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý.

1. Đấu tranh với tội phạm hình sựTrong cuộc đấu tranh quyết liệt và đầy nguy hiểm với bọn tội phạm hình sự, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát đã thể hiện tinh thần mưu trí, dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm với nhiều cách đánh táo bạo và sáng tạo, triệt phá nhiều tổ chức tội phạm nguy hiểm, hoạt động theo kiểu “Xã hội đen”, như: Vụ bắt băng cướp do tên Nguyễn Quốc Trung [tức Trung “thộn”] cầm đầu, đã gây ra các vụ giết người, cướp của ở địa bàn Hà Nội; vụ bắt gọn băng tội phạm hình sự ở nhà hàng 62 Trần Phú - Khánh Hòa; vụ triệt phá băng cướp “Bạch Hải Đường”; vụ “Sáu Râu”; vụ “Phước tám ngón”; vụ Đỗ Ngọc Khuê; vụ tiêu diệt tên cướp Đỗ Cao Thắng ở Lạng Sơn; phá băng cướp 11 tên do tên Đỗ Thanh Bình cầm đầu, gây ra 62 vụ cướp trên tuyến đường liên tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Tiền Giang, hay vụ “Khánh trắng”, “Phúc bồ” ở Hà Nội; vụ “Cu Nên” ở Hải Phòng; vụ “Minh samasa” ở Bà Rịa - Vũng Tàu; vụ “Năm Cam” ở Thành phố Hồ Chí Minh; vụ “Hoàng lựu đạn” ở Đồng Nai... Đặc biệt trong những năm gần đây, tính chất của tội phạm hình sự manh động hơn, nhiều vụ ngang nhiên, công khai, hành vi gây án dã man, tàn bạo, trắng trợn thể hiện những vấn đề đáng báo động về kỷ cương xã hội, gây tâm lý lo lắng trong nhân dân, đã được lực lượng Cảnh sát nhân dân điều tra, khám phá kịp thời, như chuyên án 811CG khám phá vụ thảm sát 4 người, cướp tiệm vàng ở Bắc Giang; vụ giết 3 người cướp tài sản ở Hà Giang; chuyên án triệt phá băng nhóm gây ra 8 vụ cướp tiệm vàng ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam; triệt phá băng nhóm Phương Linh hột ở Quảng Ninh, băng nhóm “Tùng gà” ở Bình Dương, “Hưng vườn điều” và “Long Thanh” ở Đồng Nai...

2. Đấu tranh với tội phạm ma túy

Tình hình tội phạm ma túy ở nước ta tiếp tục diễn ra gay gắt và phức tạp, trở thành hiểm họa của toàn xã hội, lượng ma túy thẩm lậu vào nước ta vẫn rất lớn, phương thức thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động hơn, hầu hết có sử dụng vũ khí nóng, sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, bắt giữ, điển hình như vụ ở Hòa Bình có 3 đồng chí hy sinh, vụ ở Lạng Sơn 2 đồng chí hy sinh, 2 đồng chí bị thương, vụ ở Sơn La 1 đồng chí hy sinh, vụ ở Nghệ An 3 đồng chí bị thương, vụ ở Ninh Thuận 2 đồng chí bị thương... Lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy đã thực hiện quyết liệt các kế hoạch, biện pháp đấu tranh trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, nâng cao hiệu quả của các đội trinh sát, duy trì giao ban với các lực lượng thông báo các phương thức, thủ đoạn mới, các loại ma túy mới để phối hợp đấu tranh có hiệu quả. Lực lượng Cảnh sát nhân dân đã thụ lý điều tra, bắt giữ hàng vạn vụ án, đối tượng tội phạm về ma túy/năm; bóc gỡ nhiều đường dây buôn bán ma túy lớn và phối hợp với các bộ, ngành tạo được phong trào quần chúng sôi nổi trong công tác phòng chống ma túy ở cộng đồng, triệt phá nhiều tụ điểm ma túy tại địa bàn cơ sở.

3. Đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng

Hoạt động của tội phạm kinh tế, tham nhũng được che đậy dưới nhiều hình thức tinh vi, phức tạp; nhất là những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước còn nhiều sơ hở, thiếu sót để tội phạm lợi dụng hoạt động; sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ trong các cơ quan công quyền dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu, tiếp tay cho đối tượng phạm tội; tuy công tác phòng ngừa, điều tra án kinh tế, tham nhũng còn gặp những vướng mắc, cản trở, can thiệp... Nhưng với ý chí kiên quyết tấn công tội phạm, lực lượng Cảnh sát nhân dân đã phát hiện, điều tra khám phá hàng vạn vụ tội phạm kinh tế, tham nhũng, cố ý làm trái, đầu cơ, buôn lậu, kinh doanh trái phép... thu hồi tài sản trị giá hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, các lực lượng nghiệp vụ đã điều tra, khám phá nhiều vụ án kinh tế nghiêm trọng, có tổ chức với quy mô lớn, đối tượng là người có chức vụ, có chức năng quản lý kinh tế và có cả một số đối tượng là người nước ngoài, được dư luận đồng tình, ủng hộ. Điển hình như: Vụ Tân Trường Sanh, EPCO Minh Phụng; vụ cố ý làm trái đặc biệt nghiêm trọng do Lã Thị Kim Oanh cầm đầu; vụ PMU18; vụ làm giả giấy tờ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Ngân hàng Viettinbank thiệt hại trên 4.000 tỷ đồng; vụ lừa bán 600 căn hộ Cienco 5 Land thu hơn 800 tỷ đồng; vụ Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ tại Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây Thành phố Hồ Chí Minh; Vụ Phạm Thanh Bình ở Vinalais; vụ Bầu Kiên ở ngân hàng ACB; vụ Hà Văn Thắm ở ngân hàng Đại Dương, vụ Huỳnh Thị Huyền Như ở ngân hàng Viettin Bank, Vụ Phạm Công Danh ở ngân hàng Xây dựng, Vụ Trịnh Xuân Thanh ở Công ty cổ phần xây lắp dầu khí... là những vụ án kinh tế lớn, kéo dài nhiều năm, gây thiệt hại lớn tài sản của Nhà nước.

4. Đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường

Trong những năm gần đây, tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường diễn ra phổ biến ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội gây hậu quả, tác hại rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Đáng quan tâm là tình trạng xả thải công nghiệp không qua xử lý diễn ra nghiêm trọng; vi phạm pháp luật về vệ sinh an tòan thực phẩm diễn ra phổ biên đáng báo động, gây tâm lý lo lắng trong xã hội và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nhất là hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia súc, gia cầm không qua kiểm dịch, sử dụng các chất phụ gia độc hại, không bảo đảm vệ sinh để chế biến thực phẩm, vận chuyển, giết mổ động vật hoang dã, quý hiểm, hủy hoại rừng, các khu bảo tồn thiên nhiên, khai thác trái phép tài nguyên, khoáng sản, nguồn nước ngầm... Trước yêu cầu và thực tiễn đặt ra, lực lượng Cảnh sát môi trường đã tập trung nghiên cứu, tham mưu ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý; chủ động nắm tình hình, phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có tính cảnh báo cao, thu hút sự quan tâm của dư luận, điển hình như vụ xả thải của nhà máy bột ngọt Vedan ở Đồng Nai, vụ nhà máy Tung Kuang ở Hải Dương, vụ nhà máy rượu cồn ở Quảng Ngãi, Công ty cổ phần giấy Việt Trì ở Phú Thọ, các vi phạm xả thái làm ô nhiễm nghiêm trọng các dòng sông, kênh rạch như sông Hồng, Nhuệ, Đáy, La Ngà, Trà Khúc, Đồng Nai, Thị Vải, Tiền, Hậu, Kênh Tham Lương, Ba Bò, vụ ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền trung do công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp [formosa] đóng tại Vũng Áng, Hà Tĩnh gây ra…

5. Đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao

Cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin và xu hướng gia tăng tội phạm sử dụng công nghệ cao trên thế giới, tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam tăng nhanh về quy mô và phạm vi với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tập trung là các hành vi tấn công phá hoại website; phát tán vi rút, phần mềm gián điệp thông qua mạng Internet; làm giả thẻ tín dụng, lấy cắp thông tin thẻ tín dụng để chiếm đoạt tiền; vi phạm bản bản quyền phần mềm máy tính, lừa đảo bán hàng trực tuyến, huy động vốn qua mạng, lừa đảo tin nhắn trúng thưởng, sử dụng công nghệ cao để đe dọa doanh nghiệp nhằm cưỡng đoạt tài sản... Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã được lãnh đạo các cấp quan tâm chỉ đạo, tập trung nghiên cứu, hòan chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý kết hợp với đẩy mạnh thực hiện Đề án “Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao”, bước đầu đấu tranh có hiệu quả với tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là các vụ việc lừa đảo trong lĩnh vực thương mại điện tử, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, lừa đảo qua tin nhắn, đã góp phần cảnh báo phòng ngừa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử.

6. Quản lý hành chính về trật tự xã hội

Trên lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, lực lượng Cảnh sát nhân dân đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các kế hoạch, biện pháp công tác; chủ động công tác nắm hộ, nắm người, duy trì nghiêm túc công tác đăng ký, quản lý cư trú, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự xã hội. Đồng thời, chủ động đề xuất, triển khai các dự án nhằm đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ tích cực cho quản lý xã hội và đấu tranh phòng chống tội phạm.

7. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

Cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt, xung kích trên lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đã tham mưu cho Đảng, Chính phủ ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết quan trọng; phối hợp với các cấp, các ngành và vận động nhân dân tham gia thiết lập kỷ cương, trật tự an toàn giao thông; triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; kết hợp tuần lưu, kiểm tra xử lý tại các chốt điểm, hóa trang phát hiện vi phạm; đẩy mạnh áp dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, xử lý vi phạm an tòan giao thông đường bộ; tập trung kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và theo các chuyên đề: Vi phạm nồng độ cồn, vi phạm về tốc độ, sử dụng giấy phép giả, vi phạm quy định an tòan đối với phương tiện thủy chở khách du lịch... góp phần đưa trật tự giao thông đi vào nề nếp, phát hiện các loại tội phạm lợi dụng phương tiện giao thông để hoạt động phạm tội. Trong công tác, chiến đấu đã xuất hiện nhiều gương chiến đấu dũng cảm, nêu cao ý chí tiến công, truy bắt tội phạm, sẵn sàng hy sinh tính mạng, vì sự nghiệp bảo đảm trật tự an toàn xã hội, như gương chiến đấu của hai liệt sỹ Nguyễn Trọng Ánh và Bùi Văn Sơn [Công an Nghệ An], Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Ngữ [Công an Hà Nội], Phạm Văn Chiến [Công an Hà Giang]...

8. Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã tập trung giải quyết những vấn đề nổi lên về cháy, nổ như kiểm tra công tác PCCC đối với công trình nhà cao tầng, phối hợp triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống cháy rừng; điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng công tác PCCC, cứu hộ cứu nạn tại khu công nghiệp, khách sạn, trung tâm thương mại, các cơ sở trọng điểm quốc gia tại 5 thành phố lớn; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy lớn; tăng cường kiểm tra, rà sóat, hướng dẫn công tác bảo đảm an tòan PCCC tại các cơ sở trọng điểm có nhiều nguy hiểm về cháy nổ và nơi tập trung đông người. Các đơn vị phòng cháy, chữa cháy luôn đảm bảo quân số thường trực cao, sẵn sàng chiến đấu dập tắt các đám cháy, cứu được nhiều tài sản của Nhà nước và nhân dân... Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống [04/10/1961 - 04/10/2001], lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

9. Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp

Là một bộ phận quan trọng của lực lượng Cảnh sát nhân dân, lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đã nêu cao tinh thần cách mạng, vượt qua khó khăn gian khổ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Bộ Công an giao phó; đã cảm hóa, giáo dục cho hàng chục vạn phạm nhân, số đông trả về địa phương đã hòa đồng cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội. Đồng thời, lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đã có đóng góp đáng kể trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương nơi đóng quân như: Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, giúp nhân dân làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng mối liên hệ mật thiết với nhân dân và chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng quân... tạo thành thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

10. Cảnh sát cơ động

Lực lượng Cảnh sát cơ động đã thường xuyên rèn cán, luyện quân, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, thực sự là lực lượng vũ trang chiến đấu tập trung, sẵn sàng cơ động nhanh chóng, chính xác, đảm bảo ra quân là thắng lợi. Đã tuần tra canh gác bảo đảm an toàn các cơ quan đầu não, công trình trọng điểm của Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam, các chuyến hàng đặc biệt, các hội nghị, sự kiện lớn của Đảng, Nhà nước...; hiện đang tích cực, chủ động xây dựng và thực hiện các phương án chống biểu tình, gây rối bất hợp pháp, bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang; tăng cường phối hợp với lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát kinh tế và Công an các địa phương truy bắt đối tượng hình sự nguy hiểm, giải thoát con tin, cứu hộ, cứu nạn, chống khủng bố, chống không tặc và những vụ án phức tạp có quy mô lớn... nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ, không để bị động, bất ngờ trước các tình huống phức tạp. Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát cơ động còn tăng cường lực lượng xuống địa bàn trực tiếp giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ... Nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập [1974 - 2004], lực lượng Cảnh sát bảo vệ [nay là Cảnh sát cơ động] đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

11. Hợp tác quốc tế

Trên lĩnh vực hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm, từ năm 1991 lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế - INTERPOL; năm 1995, gia nhập ASEANAPOL và mở rộng quan hệ hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Đây là những cơ hội thuận lợi để Cảnh sát Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với cơ quan chống tội phạm các nước, nhằm trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác trong điều tra tội phạm, góp phần làm cho công tác phòng, chống tội phạm của Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn. Sau hơn 25 năm hợp tác, lực lượng Cảnh sát nhân dân đã tiếp nhận, xử lý và trao đổi gần 50.000 lượt thông tin về tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, trong đó có 13.500 lượt thông tin liên quan đến truy nã, dẫn độ quốc tế; 14.500 lượt thông tin liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự xuyên quốc gia về buôn bán phụ nữ, trẻ em, giết nười, cướp tài sản, sử dụng giấy tờ giả để nhập cư bất hợp pháp; gần 4.000 lượt thông tin liên quan đến tội phạm kinh tế; 2.990 lượt thông tin liên quan đến tội phạm ma túy; trên 70 lượt thông tin liên quan đến tội phạm công nghệ cao và 14.000 lượt thông tin liên quan đến tương trợ tư pháp hình sự.Trước bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động phức tạp, hơn lúc nào hết, lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, vượt qua mọi khó khăn thử thách, kiên trì phục vụ sự nghiệp đổi mới. Với nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, trong những năm qua đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát nhân dân có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn trung thành với sự nghiệp của Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, có lối sống trong sạch, lành mạnh, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có kỷ luật chặt chẽ, không ngại hy sinh gian khổ, chiến đấu dũng cảm để bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.Tuy nhiên, trước tác động phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và thế giới, một bộ phận cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân vẫn còn chủ quan mất cảnh giác, trước âm mưu, hoạt động của bọn tội phạm, kém tu dưỡng rèn luyện kỷ luật đạo đức và lối sống, có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, làm việc cầm chừng, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân chưa cao, trong thực thi nhiệm vụ còn có hành vi vi phạm, tiêu cực, sách nhiễu gây phiền hà cho nhân dân, thậm chí vi phạm pháp luật còn diễn ra ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân.Để phát huy truyền thống tốt đẹp của lực lượng Công an nhân dân, đồng thời kiên quyết khắc phục những mặt còn yếu kém, không ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Bộ Công an đã có kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Xây dựng lực lượng Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, sau đó tiếp tục với các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”. Hiện nay, toàn lực lượng CSND đang tích cực thực hiện cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn vì nhân dân phục vụ”. Đồng thời thường xuyên củng cố, chấn chỉnh nhằm làm chuyển biến sâu rộng trong toàn lực lượng CSND về thực hiện nghiêm túc điều lệnh nội vụ Công an nhân dân, thực hiện giao tiếp ứng xử văn hóa, chấn chỉnh tư thế, lễ tiết tác phong của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân khi thi hành công vụ và quan hệ tiếp xúc với nhân dân, siết chặt kỷ cương, kỷ luật nhằm xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân chính quy, thống nhất, hiệu lực và hiệu quả.

Trải qua quá trình công tác, chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, lực lượng Cảnh sát nhân dân vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng những phần thưởng cao quý sau đây:


- 01 Huân chương Sao Vàng cho lực lượng Cảnh sát nhân dân [ngày 30/9/2003]. Đây là phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước, là niềm vinh dự, tự hào của các thế hệ Cảnh sát Việt Nam, khẳng định công lao, thành tích, sự trưởng thành lớn mạnh và là nguồn động viên khích lệ mạnh mẽ đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát nhân dân.
- 09 Huân chương Hồ Chí Minh.
- Hàng trăm lượt tập thể, cá nhân cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Hàng nghìn tập thể, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân được tặng Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc. Hàng vạn lượt tập thể và cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân được tặng Huy chương các loại và Bằng khen Chính phủ.
- Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân [20/7/1962 - 20/7/1992], Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công đã tặng lực lượng Cảnh sát nhân dân bức trướng mang dòng chữ “Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước vì dân, quên thân phục vụ”./.

BAN BIÊN TẬP


Video liên quan

Chủ Đề