Những năm đầu thống trị triều Mạc đã không thực hiện chính sách nào

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 3 - Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Lịch sử 10

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM [6 điểm]

Câu 1. Một số quan lại cũ của nhà Lê đã có hành động gì sau khi Mạc Đăng Dung lập nên nhà Mạc?

A. Thành lập nhà nước mới gọi là Bắc triều.

B. Kêu gọi toàn dân khởi nghĩa lật đổ nhà Mạc.

C. Phục tùng nhà Mạc và được cắt cử cai trị các địa phương.

D. Nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở Thanh Hóa.

Câu 2. Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc đã gặp phải khó khăn gì?

A. xây dựng chính quyền theo mô hình mới còn bỡ ngỡ.

B. sự bất lực và suy sụp của dòng họ Mạc.

C. chịu sức ép từ hai phía nam bắc.

D. tình trạng phân tán, cát cứ giữa các thế lực còn tồn tại.

Câu 3. Nước ta phân chia thành Đàng Trong và Đàng Ngoài do hệ quả của cuộc chiến tranh nào?

A. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn.

B. Chiến tranh Trịnh – Mạc.

C. Chiến tranh Lê – Trịnh.

D. Chiến tranh Nam – Bắc triều.

Câu 4. Hai chính quyền song song tồn tại trong bộ máy chính quyền phong kiến Đàng Trong gồm?

A. Triều đình và phủ huyện.

B. Triều đình và phủ chúa.

C. Phủ chúa và phủ huyện.

D. Vua Lê và triều đình.

Câu 5. Nhà Mạc đã không thực hiện chính sách nào sau đây trong những năm đầu thống trị?

A. Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.

B. Xây dựng chính quyền theo mô hình cũ nhà Lê.

C. Xây dựng quân đội mạnh đối phó với mọi tình tình.

D. Thực hiện cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.

Câu 6. Nội dung nào không giải thích đúng cho căn nguyên Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” để nổi dậy?

A. Ngoại bang không có cớ giúp vua Lê để can thiệp.

B. Nhà Mạc giết hết vua quan nhà Lê.

C. Sự thành lập triều Lê sơ là chính thống.

D. Phù hợp với lòng dân.

II. TỰ LUẬN [4 điểm]

Hãy đánh giá vai trò của Vương triều Mạc.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. D

2. C

3. A

4. B

5. D

6. B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 107.

Cách giải:

Không chấp nhận chính quyền họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.

Chọn: D

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 107. 

Cách giải:

Khó khăn quan trọng của nhà Mạc trong những năm đầu thống trị là: phải chịu sức ép từ hai phía: phía Bắc cắt đất, thần phục nhà Minh, phía Nam cựu thần nhà Lê chống đối, nên nhân dân phản đối và không còn được sự tin tưởng của nhân dân.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 108.

Cách giải:

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài đến cuối năm 1672, không phân thắng bại. Hai bên đã giảng hòa và lấy sông Gianh làm giới tuyến, chia đất nước làm hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài với hai chính quyền riêng biệt.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 108, suy luận.

Cách giải:

Từ cuối thế kỉ XVI, nhà nước phong kiến Nam triều chuyển về Thăng Long, được xây dựng lại hoàn chỉnh với danh nghĩa thống trị toàn bộ đất nước, do vua Lê đứng đầu. Tuy nhiên, quyền hành của vua Lê Chiêu Thống không còn như trước, thậm chí bị thu hẹp đến mức chỉ còn là danh nghĩa. Mọi quyền hành đều nằm trong tay người Tổng chỉ huy quân đội họ Trịnh.

=> Như vậy, ở Đàng Trong tồn tại hai chính quyền là triều đình và phủ chúa [Vua Lê – Chúa Trịnh].

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 107, suy luận.

Cách giải:

Chính sách của nhà Mạc trong những năm đầu thống trị đất nước bao gồm:

- Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.

- Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển lựa quan lại.

- Xây dựng quân đội mạnh.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.

=> Đáp án D: Nhà Mạc không thực hiện được cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Sở dĩ Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” là do nguyên nhân sau:

- Thời phong kiến, kẻ giết vua, lật đổ ngôi vua được coi là phản tặc, bao gồm cả trường hợp chế độ đó đã suy yếu. Đặc biệt, triều Lê trong quá trình tồn tại của mình lại rất được lòng dân từ con đường hình thành [từ một cuộc khởi nghĩa] đến những chính sách tích cực trong quá trình tồn tại của mình.

- Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” sẽ hợp lòng dân và ngoại bang không có cớ để giúp vua Lê để can thiệp hay xâm lược nước ta.

=> Loại trừ đáp án: B

Chọn: B

II. TỰ LUẬN           

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 106, 107, đánh giá, nhận xét. 

Cách giải:

- Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ đã đi vào thời kì suy vong, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập nên nhà Mạc đó là sự thay thế tất yếu, khách quan của lịch sử.

- Sau khi thành lập, trong thời gian đầu, nhà Mạc đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, góp phần ổn định đất nước như:

+ Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.

+ Giải quyết các vấn đề ruộng đất, tạo điều kiện ổn định lại đất nước.

+ Tập trung xây dựng quân đội mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra.

- Tuy nhiên, nhà Mạc đã không đủ vững mạnh để ổn định tình hình đất nước. Khi quân Minh tiến xuống nước ta, nhà Mạc đã lúng túng, dâng sổ sách cho quân Minh. Qua việc này, nhà Mạc đã mất đi sự tin tưởng của nhân dân.

=> Như vậy, tuy lúc đầu có góp phần ổn định tình hình đất nước, nhưng sau đó nhà Mạc cũng nhanh chóng lâm vào tình trạng suy thoái. Từ đây, cục diện chiến tranh, chia cắt đất nước diễn ra suốt mấy thế kỉ.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Người khởi tạo Phan Dương Quốc
  • Ngày gửi 10/1/22

Lời giải và câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “ Trong những năm đầu hệ thống nhà Mạc đã làm gì để ổn định đất nước ” kèm theo tham chiếu là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử 10 hay và chủ sở hữu

Trắc nghiệm: Trong những năm đầu thống trị nhà Mạc đã làm gì để ổn định đất nước

A. Thần phục nhà Minh.

B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân

C. Quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh.

D. Dẹp tan các thế lực phong kiến.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân

Giải thích: Trong những năm đầu thống trị nhà Mạc đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân để ổn định đất nước.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Nhà Mạc dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về nhà Mạc

1. Kinh tế thời nhà Mạc

- Mạc Thái Tổ đã đưa ra một số quy chế về ruộng đất bao gồm: binh điền, lộc điền, quân điền, dựa trên các quy chế đã có từ thời Hồng Đức [Lê Thánh Tông] hay việc cho đúc tiền Thông Bảo.

- Thời kỳMạc Thái Tôngtrị vì có thể coi là thời kỳ đỉnh cao của nhà Mạc. Lúc đó nhà Lê chưa trung hưng, toàn cõi do nhà Mạc cai quản, cảnh thịnh trị được các sử gianhà Lê- triều đại đối địch với nhà Mạc - soạnĐại Việt sử ký toàn thư, phải ghi nhận:"đêm ngủ không đóng cửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi"

- Nhưng từ khiNguyễn Kimnổi dậy, chiến tranh nổ ra, đất nước bị tàn phá, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chiến tranh liên miên đã làm cho đời sống của người dân trở nên đói nghèo hơn. Ví dụ năm1572, sau khi nhiều phen bị nạn binh đao thì tại Nghệ An lại phát dịch.Khâm định Việt sử Thông giám Cương mụccó viết rằng:Các huyện, đồng ruộng bỏ hoang nhân dân đói khổ. Dịch lệ lại phát sinh, người chết đến quá nửa. Nhân dân xiêu giạt, hoặc tan tác vào Nam, ra Bắc. Trong cõi Nghệ An đìu hiu vắng tanh.

- Nhìn tổng thể, nhà Mạc có tư duykinh tếcởi mở, sớm nhìn thấy xu thế tiến bộ củathủ công nghiệp,thương mạivàkinh tế hàng hóa; điều đó khác hẳn với chính sách bảo thủ của nhà Lê. Nhà Mạc cai trị trong 65 năm đã đưa vùng đông bắc giàu mạnh lên, vềngoại thươngđã vươn tới thị trường các nướcchâu Á. Tuy nhiên, kinh tế vẫn chủ yếu dựa vàonông nghiệptheo phương thức tiểu nông, tàn dư của phương thức sản xuất Á Đông cùng chế độ gia trưởng với nền kinh tế manh mún, khiến mầm mốngtư bản chủ nghĩachớm nảy sinh đã không phát triển được

2. Sự tồn tại ngắn ngủi của nhà Mạc

- Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Mạc nắm triều chính chỉ có 66 năm [1527 - 1593] nhưng đã để lại nhiều dấu ấn và chứng tích lịch sử oanh liệt trên một dải vùng duyên hải Bắc bộ. Dương Kinh [Hải Phòng] được xem là kinh đô đầu tiên của người dân vùng biển do nhà Mạc dựng nên.

Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn

- Thái tổ Mạc Đăng Dung - người sáng lập ra vương triều Mạc sinh năm 1483 tại làng Cổ Trai. Ông thuộc dòng dõi Mạc Hiển Tích, cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi, quê ở Chí Linh [Hải Dương] là những danh nho đời Trần. Mạc Đăng Dung nhà nghèo, nhưng có sức khỏe, võ nghệ đảm lược. Đời vua Lê Uy Mục, ông thi võ trúng tuyển vào quân túc vệ chuyên bảo vệ hoàng cung. Hơn 20 năm phục vụ dưới 4 triều vua Lê, lập nhiều công trạng, ông được thăng đến chức đô đốc, tước Vũ Xuyên Hầu, được dự bàn triều chính từ năm 1511, rồi giữ chức Tiết chế 13 đạo quân thủy, lục, nắm quyền chỉ huy binh mã cả nước.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung được thăng tước Thái Sư rồi ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi cho mình. Sau gần 3 năm làm vua, Mạc Đăng Dung lui về Dương Kinh ở ẩn, trao lại ngôi báu cho con trưởng Mạc Đăng Doanh nhưng vẫn ngầm chỉ đạo việc triều chính.

- Trong hai người con của Mạc Đăng Dung là Mạc Đăng Doanh và Mạc Chính Trung thì con cả là Đăng Doanh ngay dưới thời Lê Chiêu Tông đã được phong tước Dục Mỹ hầu, sớm được tham gia triều chính. Thời Mạc Đăng Doanh lên nối ngôi và trị vì được coi là thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Mạc. Trong số các người con của Mạc Đăng Doanh đáng chú ý là người con thứ hai Mạc Phúc Tư và thứ ba là Mạc Kính Điển. Hai người đã phò giúp vua anh là Mạc Phúc Hải và vua cháu Mạc Phúc Nguyên sau này. Năm 1546, vua Mạc Phúc Hải mất, chức phụ chính đại thần vào tay Mạc Kính Điển phò tá thái tử Mạc Phúc Nguyên.

- Đầu năm 1593, quân Lê -Trịnh sau khi lấy lại Thăng Long, Dương Kinh, Tuyên Quang liền tấn công xứ Hải Đông. Mạc Phúc Tư cùng hai thân quân chống cự vẫn tự ở đây. Con trai Mạc Phúc Tư là Mạc Thuần Trực cùng tôn thất Mạc Huệ Khánh cố thủ thành Dền 5 tháng phải vây vì lương thảo. Mạc Thuần Trực chết trận còn Mạc Huệ Khánh thoát khỏi tay quân Lê - Trịnh đuổi về Giáp Sơn [nay thuộc huyện Kinh Môn, Hải Dương] đổi tên họ đi bay hoang, lập ấp.

Video liên quan

Chủ Đề