Phương pháp nhân giống hữu tính của cây xoài là

Có rất nhiều cây xoài mọc từ hạt mà không hề thoái hoá mà chất lượng trái xoài vẫn được đảm bảo. Nhiều giống xoài của ta trong hạt có nhiều phôi - gọi là giống đa phôi.

Các phôi đều mọc thành cây. Hầu hết các phôi đó đều là phôi vô tính do các tế bào phôi tâm hình thành. Các cây hình thành từ phôi vô tính đều giữ được đặc tính của cây mẹ, cũng như các cây chiết, ghép hay cây giâm hom. Duy nhất chỉ có một cây phát triển từ phôi hữu tính do quá trình thụ phấn, thụ tinh hình thành. Cây này dễ nhận biết vì nó thường là cây xấu, còi cọc nhất, để loại bỏ.

Cách nhân giống xoài bằng các cây mọc từ phôi vô tính vẫn được nhiều nước trồng nhiều xoài ưa dùng. Vì nó không những không bị mất đi các đặt tính tốt của cây mẹ, mà còn bảo đảm tính đồng đều của các cây con và đặt biệt là cây sống rất lâu. Ở Bang Punjab [Ấn Độ] có cây xoài sống tới cả nghìn năm, chu vi thân của nó dài gần 13 m, độ che phủ của tán cây chiếm tới 3.000m2.

Xoài có thể ghép lên các cây cùng họ như cóc [còn gọi là sấu tây], cây điều [còn gọi đào lộn hột – Anacardium xcidenta L]. Cho quả to, hạt nhỏ, thịt quả ngon, nhưng cây nhỏ bé, tuổi thọ kém. Ở nhiều nước, kể cả ở ta, người ta vẫn dùng muỗm, quéo hay cây quéo rừng còn gọi mắc chai làm cây gốc ghép. Hiện tượng vết ghép không tiếp hợp cũng có thể xảy ra ở một vài nơi. Người ta cho đó là do ảnh hưởng của thời tiết hay đất đai.

Cẩn thận bạn có thể làm thử trước khi ghép đại trà. Tốt hơn hết là dùng hạt của chính các giống xoài để gieo lấy cây gốc ghép. Chọn giống sinh trưởng khoẻ và đã được trồng nhiều năm ở ngay địa phương mình thì khỏi áy náy gì cả.

Việc ghép xoài cho kết quả tốt, tỷ lệ sống cao, tuỳ thuộc vào tay nghề hay sự quen làm của từng người với từng cách. Theo chúng tôi, cách ghép đơn giản nhất là ghép nêm trên cây gốc ghép non. Làm cách này, đầu tiên cũng lấy hạt còn rất mới từ các quả xoài tốt, đem rửa sạch, rồi gieo ngay. Khi cây con mọc, đem các cây con ra trồng lên luống đã làm đất kỹ, bón phân ải với mật độ 35 – 40 cm hoặc trồng vào chậu hay túi bầu có đúc đất tốt trộn phân, rồi chăm cho cây phát triển bình thường. Khi cây cao 40-50 cm lá đã chuyển từ tía sang xanh, thân cây to độ 0,5 cm thì ghép được.

Hom ghép lấy từ các cành có đường kính tương đương với cây gốc ghép có tuổi trên dưới 1 năm, mọc ở đầu cành, hom cần dài 10-12 cm, hái bỏ hết lá, bỏ chúng vào các bọc vải sạch thấm ướt hay cắm ngập chân hom trong lọ nước. Lấy vừa đủ làm trong 1-2 giờ cho hom khỏi khô. Khi ghép thì vát 2 bên chân hom với độ dày khoảng 1 cm. Ở cây gốc ghép, cũng cắt bỏ ngọn ở phía trên vị trí của lá thật đầu tiên, sau đó chẻ dọc ở giữa thêm xuống khoảng 1 cm. Nêm hom ghép vào gốc ghép, cuốn băng nilon chặt kín. Sau đó, dùng túi nilon kín một đầu trùm kín hom và vết ghép, làm giàn che nắng mưa. Khi hom ghép nhú chồi thì tháo túi nilon cho chồi phát triển. Chồi lên thành cây cao 75-80cm. Lá chuyển sang màu xanh thì đem trồng được.

Mùa ghép và trồng xoài nên tránh lúc quá nắng nóng hay rét, nhiều mưa.


[Ảnh: Unv.org]

Theo Website Rau Hoa Quả Việt Nam, KHKTNN

Hãy nêu phương pháp nhân giống chủ yếu cho từng loại cây ăn quả đã học ?

Đề bài

Hãy nêu phương pháp nhân giống chủ yếu cho từng loại cây ăn quả đã học?

Lời giải chi tiết

Phương pháp nhân giống hữu tính: Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt: xoài, chôm chôm, vải,...

Các phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả 

+ Phương pháp chiết cành: chôm chôm, vải,...

+ Phương pháp giâm cành: chôm chôm, vải...

Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép.

Loigiaihay.com

Để nhân giống cây xoài cần tiến hành một số bước sau: chọn trái, xử lý hạt, gieo hạt, bầu dưỡng, trồng, ghép gốc, giâm cành. Một số phương pháp nhân giống vô tính điển hình cho phép nâng cao hệ số nhân giống xoài tỷ lệ thành công cao: ghép bo, ghép mắt chữ H [mắt ghép có gổ], ghép cành treo bầu cải tiến


Để nhân giống cây xoài bà con có thể tiến hành một số thao tác sau:

Đầu tiên chọn trái tốt và đạt độ già trên cây xoài cho trái ổn định, đạt năng suất cao phẩm tốt. Hạt sau khi đã rữa sạch, dùng dao tách phần vỏ hạt, gở lớp vỏ lụa bên trong, xử lý bằng dung dịch thuốc trừ nấm Benlate C, Copper B trong 5 phút. Hạt gieo ngay trên mặt líp ươm cách nhau 10 cm, đặt nằm nghiêng, phần lưng quay lên trên, sau 2-3 tuần cây cao chừng 10 cm và lá đủ già tách ra để lấy được nhiều cây, loại bỏ cây yếu [cây hữu tính]. Sau đó vô bầu dưỡng 1-2 tháng rồi đem trồng. Nếu dùng làm gốc ghép giâm với khoảng cách 30 x 60 cm ngoài liếp ươm.

Nhân giống bằng cây tháp: Tháp mắt và tháp cành được sử dụng rộng rãi. Một số phương pháp nhân giống vô tính điển hình cho phép nâng cao hệ số nhân giống và tỷ lệ thành công cao:

- Ghép bo: [bo: mắt ghép là miếng vỏ của cành giống chỉ mang 1 mầm duy nhất và không có gổ dính kèm] là phương ghép mắt phổ biến ở miền Nam. Gốc ghép: có đường kính khoảng 1,2 cm.Vỏ có màu xám và tróc thật tốt. Các đường cắt trên gốc ghép có thể là dạng chữ U hay U ngược. Gốc ghép trong vòng 1 năm tuổi là vừa vặn. Mắt ghép: cách tách bo chiếm vị trí quan trọng nhất trong cách ghép này.Tránh làm bo bị dập, xây xát. Kích thước chữ U trên gốc ghép chỉ nên lớn hơn kích thước mắt ghép 1 chút. DâyPE quấn mối ghép được mở ra sau khi ghép 25-30 ngày. Kích thích mắt nẩy mầm bằng cách cắt ngọn gốc ghép ở ngày thứ 35 sau ghép.

- Ghép mắt chữ H [mắt ghép có gổ]: Gốc ghép: đường kính gốc ghép phải lớn hơn hoặc bằng 1,2 cm và vỏ gốc ghép phải tróc thật tốt. Các đường cắt trên gốc ghép tạo hình chữ H cách cổ rễ 22-25 cm, chiều rộng nên bằng bằng chiều rộng của mắt ghép. Mắt ghép: mắt ghép lấy trên cành có thân gổ chưa tròn, vỏ còn xanh, có thể ghép mắt còn phần lớn gổ hoặc chỉ còn ít gổ dính kèm. Cách này dễ làm và dễ thành công hơn ghép bo. Mối liên kết chắc chắn do tượng tầng mắt ghép tiếp được ở 3 mặt cắt vớt tượng tầng mắt ghép.

- Ghép cành treo bầu cải tiến: Gốc ghép: được ươm ở luống ươm từ 3-4 tháng tuổi. Nhổ gốc ghép lên cẩn thận, cắt bớt rễ cọc [có thể nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ], cho vào bầu PE [5x12cm] đã được nén chặt bằng xơ dừa hoặc đất mùn,…các vật liệu nuôi rễ gốc ghép chỉ nên đủ ẩm. Cột bọc lại cách cổ rễ về phía lên trên 10cm, vạt gốc ghép thành hình vạt nêm dài 1-2 cm. Cành ghép: chọn cành vỏ còn xanh, đỉnh chồi nguyên vẹn, lá vừa qua giai đoạn non nhưng chưa trưởng thành sẽ cho tỷ lệ thành công cao. Đường kính gốc và cành tương đương, cành dài 15-20 cm. Đường cắt xiên thân sâu 1/3 và dài hơn chiều dài vạt nêm trên gốc ghép một chút, quấn bằng dây PE. Khi cắt cành xuống [6-8 tuần sau ghép], nên xén bớt 1/2 chiều dài các lá, chuyển sang bầu đất lớn hơn, dưỡng trong nhà bóng râm mát

 66159-ntm.00512_ky-thuat-nhan-giong-xoai.pdf


Võ Xuân Tân

Ôn tập – Trồng cây ăn quả – Câu 6 trang 70 SGK Công Nghệ 9 – Trồng cây ăn quả . Hãy nêu phương pháp nhân giống chủ yếu cho từng loại cây ăn quả đã học ?

Hãy nêu phương pháp nhân giống chủ yếu cho từng loại cây ăn quả đã học ?

 Phương pháp nhân giống hữu tính: Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt: xoài ,chôm chôm, vải …

Các phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả 

Quảng cáo

+ Phương pháp chiết cành : chôm chôm ,vải ..

+ Phương pháp giâm cành. chom chôm ,vải …

Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép

Có thể áp dụng các phương pháp nhân giống cây ăn quả như gieo hạt, chiết cành, giâm cành và nghép. Phổ biến nhất hiện nay là gieo hạt và ghép. Đây là phương pháp nhân giống xoài rất phổ biến ở nước ta và một số nước khác.
 

Video liên quan

Chủ Đề