Đại học Ngân hàng xét tuyển bổ sung

Phương, 18 tuổi, cựu học sinh THPT chuyên Nguyễn Du [TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk] đăng ký 5 nguyện vọng vào đại học theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp; nguyện vọng 1 vào ngành Kinh doanh quốc tế, Đại học Tài chính - Marketing; 4 nguyện vọng còn lại thuộc nhóm ngành kinh doanh Đại học Mở, Kinh tế TP HCM. Nữ sinh đạt 26,4 điểm ở tổ hợp A01 [Toán, Lý, Tiếng Anh].

Trong thời gian chờ đại học công bố điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp đồng loạt vào 15 và 16/9, Phương tìm hiểu thêm các phương thức khác của nhiều đại học ở TP HCM.

Ngày 13/8, Đại học Ngân hàng TP HCM xét tuyển bổ sung dành cho các thí sinh thuộc diện đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2021. Điều kiện bắt buộc để nộp hồ sơ là: Thí sinh thuộc diện đặc cách xét tốt nghiệp, không trúng tuyển các phương thức tuyển sinh khác của trường, điểm học lực kỳ I và II của lớp 11; kỳ I lớp 12 từ 6,5 trở lên.

Ngày 30/8, theo thông báo trên, nữ sinh nộp hồ sơ xét tuyển ngành Kinh tế quốc tế, gồm bản scan giấy chứng minh nhân dân và học bạ. "Tuy nhiên, do trường yêu cầu gửi thêm ảnh chụp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT diện đặc cách nên em đã ngừng tại đây vì không đủ điều kiện này, không chuyển thêm bất cứ thứ gì nữa. Điều này đồng nghĩa em cũng không muốn xét tuyển nữa", Phương cho biết.

Giữa tháng 9, Đại học Ngân hàng công bố điểm chuẩn phương thức xét bổ sung thí sinh đặc cách, đồng thời thông báo Phương trúng tuyển. Lúc này, Phương cũng trúng tuyển ngành Kinh doanh quốc tế theo nguyện vọng 1 vào Đại học Tài chính - Marketing theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Quảng cáo

Sau nhiều ngày phân vân giữa hai trường, nữ sinh chọn Đại học Ngân hàng bởi thấy trường phù hợp, học phí thấp hơn. Em xác nhận nhập học bằng việc gửi phiếu điểm thi, giấy xác nhận tốt nghiệp THPT và chuyển khoản học phí tạm thu hơn 5,7 triệu đồng.

Ngày 25/9, trường gửi email cấp cho Phương giấy xác nhận sinh viên năm nhất, thông tin lớp học và mã số sinh viên. Tuy nhiên, ba ngày sau đó, trường thông báo huỷ kết quả bởi nữ sinh không thuộc diện đặc cách xét tốt nghiệp THPT theo thông báo tuyển sinh bổ sung.

"Khi đó, bên trường Đại học Tài chính - Marketing cũng đóng cổng xác nhận nhập học. Em từ người đậu đại học trở thành rớt, không có chỗ học", Phương nói.

Nữ sinh thừa nhận sơ suất khi không đọc kỹ thông báo tuyển bổ sung của Đại học Ngân hàng là chỉ dành cho thí sinh diện đặc cách. Tuy nhiên, việc nhân viên tuyển sinh liên tục thông báo chấp nhận hồ sơ, xác nhận trúng tuyển khiến Phương hiểu nhầm mình vẫn đủ điều kiện.

Quảng cáo

Thí sinh tại TP HCM làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT ngày 7/7. Ảnh: Hữu Khoa

Chiều 1/10, Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và Phát triển thương hiệu [Đại học Ngân hàng TP HCM] xác nhận có trường hợp trên. Theo đó, thông báo xét bổ sung bằng điểm học bạ ngày 13/8 chỉ dành cho thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp THPT năm nay nên nữ sinh ở Đăk Lăk không đúng "đối tượng tuyển sinh".

"Thông báo tuyển sinh rất rõ ràng về điều kiện, chúng tôi nói rõ thí sinh phải được đặc cách phải theo danh sách chính thức do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố", ông Vũ cho biết.

Theo ông Vũ, khi trường thông báo tuyển bổ sung, nhiều thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp chưa có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Do đó, trường chỉ yêu cầu các em nộp giấy chứng minh nhân dân và học bạ THPT, chưa cần giấy chứng nhận được đặc cách xét tốt nghiệp.

"Nhà trường xét tuyển trên cơ sở thông tin thí sinh đã cung cấp, thí sinh phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ. Có những trường hợp nhập học rồi nhưng các điều kiện không đúng theo hồ sơ trước đó do thí sinh cung cấp, kết quả tuyển sinh vẫn không được công nhận", ông Vũ cho biết.

Đại học Ngân hàng TP HCM đang làm thủ tục hoàn học phí cho nữ sinh, đồng thời làm việc với Đại học Tài chính - Marketing hỗ trợ em. Phương án được đưa ra là Đại học Tài chính - Marketing sẽ gia hạn thời gian xác nhận nhập học cho nữ sinh theo diện nguyện vọng 1.

Năm 2021, cả nước có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Số vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học gần 759.000. Chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm 55%, xét tuyển bằng hình thức khác chiếm 45%.

Do ảnh hưởng của Covid-19, kỳ thi phải chia thành hai đợt. Đợt một ngày 7-8/7 với khoảng 981.800 thí sinh dự thi; đợt hai là hơn 23.000, trong đó 11.000 em đã thi, số còn lại xét đặc cách tốt nghiệp THPT và thí sinh tự do.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường căn cứ số liệu thí sinh không thể dự thi tốt nghiệp THPT để điều chỉnh chỉ tiêu dành riêng cho nhóm này. Nhiều đại học sau đó tuyển bổ sung thí sinh diện này bằng nhiều phương thức khác nhau.

Thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm 2021

Trường ĐH Ngân hàng TPHCM nhận xét tuyển từ 25,26 điểm

Ths Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng tư vấn tuyển sinh trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cho biết hội đồng tuyến sinh của trường đã thông báo xét tuyển bổ sung các ngành đào tạo bậc ĐH chính quy bằng phương thức kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Theo đó, trường xét tuyển bổ sung 3 ngành thuộc chương trình ĐH chính quy quốc tế cấp song bằng với 30 chỉ tiêu, gồm các ngành: Quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh chuyên ngành quản lý chuỗi cung ứng, Bảo hiểm - tài chính- ngân hàng

Điểm nhận hồ sơ chung cho cả 3 ngành từ 25,26 điểm [tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển gồm A00, A01, D01, D07 cộng điểm ưu tiên nếu có].

Lý giải mức điểm sàn khá cao này, ông Vũ cho biết vì theo quy định thì nguyên tắc xét tuyển bổ sung là điểm nhận hồ sơ không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước đó.

Nhà trường lưu ý, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tuyến bằng cách gửi email về trường với thời hạn nhận hồ sơ đến 12h ngày 23/10. Trường công bố kết quả xét tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển ngay trong ngày.

Học viện Cán bộ TPHCM tuyển bổ sung điểm sàn từ 23,3-25

Học viện Cán bộ TPHCM cũng thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 hệ chính quy năm 2021 vào 5 ngành đào tạo với chỉ tiêu là 205 sinh viên.

Thí sinh được tham gia xét tuyển bằng một trong 2 hình thức: xét dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập THPT với nguyên tắc điểm xét tuyển lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.

Đáng chú ý, ngành Luật có điểm sàn cao nhất: 25 [xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT 2021] và 26,35 điểm [xét học bạ]; kế đến là ngành Quản lý nhà nước: 24,8 [xét điểm thi  tốt nghiệp THPT 2021] và 26,25 [xét học bạ]. Ngược lại, ngành có điểm sàn thấp nhất là ngành Công tác xã hội với 23,3 [xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT 2021] và 23,65 [xét học bạ].

Cụ thể chỉ tiêu và điểm sàn từng ngành như sau:

Riêng phương thức xét dựa vào học bạ, thí sinh tham gia xét tuyển cần có điểm trung bình học bạ 3 năm lớp 10, 11, 12 từ 6.0 trở lên. Đồng thời có điểm trung bình 3 môn theo tổ hợp xét tuyển trong 3 năm THPT đạt từ điểm nhận hồ sơ trong bảng trên.

Trường thông báo thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung từ ngày 3/10 đến 8/10 và kết quả công bố vào ngày 10/10. Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến, sau đó nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử.

Điểm chuẩn đại học năm 2021 trong đợt một tăng khá "sốc" khiến nhiều thí sinh đạt điểm cao không trúng tuyển. Lần tuyển bổ sung đợt 2 này là dịp để các thí sinh này tìm cơ hội vào đại học theo ngành phù hợp với mình.

Lê Phương

Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM xét tuyển bổ sung hệ đại học chính quy từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!

Trường xét bổ sung chương trình đại học chính quy quốc tế cấp song bằng các ngành: Quản trị kinh doanh, ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản lý chuỗi cung ứng, ngành Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng với 30 chỉ tiêu.

Nhận hồ sơ xét tuyển từ mức điểm 25,26 với các tổ hợp A00, A01, D01, D07. Việc xét bổ sung từ trên xuống, cho đến khi hết chỉ tiêu.

Điểm xét tuyển = Tổng điểm của 3 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 theo tổ hợp đăng ký xét tuyển + Điểm ưu tiên [nếu có].

Thí sinh nộp hồ sơ trực tuyến gồm:  Phiếu đăng ký xét tuyển, CMND/CCCD; Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Chứng chỉ tiếng Anh còn thời hạn tính đến thời điểm nộp hồ sơ [nếu có].

Lệ phí xét tuyển là 100.000 đồng/nguyện vọng.

Năm 2021, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tuyển 3.200 chỉ tiêu, trong đó dành 2.485 chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT. 

Trường tuyển 7 ngành: Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Hệ thống thông tin quản lý, Luật kinh tế và Ngôn ngữ Anh.

Các phương thức tuyển sinh gồm: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 80% tổng chỉ tiêu, ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh của trường 12%, xét kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức 8%. Riêng chương trình liên kết quốc tế áp dụng phương thức xét kết quả học tập THPT kết hợp phỏng vấn.

Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển của trường năm nay từ 17 tất cả các ngành. Tuy nhiên, điểm chuẩn được công bố đều từ 25,25 trở lên.

Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!

Phan Ngọc
Theo vietnamnet.vn

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Hàng ngàn chỉ tiêu xét tuyển bổ sung chờ thí sinh
Thủ khoa các trường đại học phía Nam chọn ngành nào?
Bộ GD - ĐT chỉ ra nguyên nhân vì sao thí sinh 29,5 điểm không đỗ nguyện vọng nào
Trượt đại học có phải là một thất bại?

Video liên quan

Chủ Đề