Học sinh lớp máy được đi xe đạp điện

Em có vấn đề về việc điều khiển xe máy điện đối với học sinh hiện nay như sau muốn được anh/chị tư vấn giùm. Em có nghe nói về việc học sinh hiện nay không được đi xe máy điện. Tại sao lại như vậy và quy định đó thì khi nào áp dụng? Trường hợp chưa đủ tuổi mà điều khiển xe máy điện thì bị xử phạt như thế nào? Trường hợp đủ 16 tuổi điều khiển xe máy điện nhưng chưa đăng ký và cấp biển số thì có bị phạt không?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề: Quy định về việc điều khiển xe máy điện đối với học sinh hiện nay, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, Quy định về việc điều khiển xe máy điện đối với học sinh hiện nay

Căn cứ Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc điều khiển xe máy điện đối với học sinh hiện nay:

“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b] Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi…

Như vậy, theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3; người từ đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.

Bên cạnh đó, theo Quy chuẩn 41/2016  quy định về xe gắn máy như sau:

“3.40. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3.”

Và điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định 46/2016/NĐ-CP cũng quy định:

“d] Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h”.

Theo định nghĩa của quy chuẩn 41/2016 thì xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện mà không phải động cơ nhiệt. Nếu như vậy, học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe máy điện mà không bị phạt theo đúng quy định của pháp luật.

Việc cấm học sinh điều khiển xe máy điện hiện nay là không có. Có thể bạn đã nghe sai thông tin hoặc có đọc thông tin nhưng chưa hiểu hết về vấn đề này.

Hiện nay, thực hiện Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 25/2/2016 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tăng cường thực hiện quy định pháp luật về an toàn kỹ thuật phương tiện đối với phương tiện cơ giới đường bộ và đường thủy nội địa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo; các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng và trung cấp tổ chức

cho học sinh, sinh viên ký cam kết không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật; không điều khiển xe máy điện, mô tô điện chưa đăng ký và gắn biển số.

Tóm lại, theo Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 25/2/2016 sinh viên, học sinh phải điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ phải đủ tuổi và có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó không được điều khiển xe máy điện, mô tô điện chưa đăng ký và gắn biển số. 

Vậy, học sinh hiện nay vẫn được đi xe máy điện và mô tô điện, tuy nhiên phải tiến hành đăng ký và gắn biển số xe theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, quy định về việc xử phạt Việc điều khiển xe máy điện khi chưa đủ 16 tuổi

Căn cứ khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012  quy định:

“Điều 134. Nguyên tắc xử lý

3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.”

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt Việc điều khiển xe máy điện:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Như vậy theo quy định của pháp luật trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền; do đó với lỗi chưa đủ tuổi điều khiển xe máy điện thì chỉ bị phạt cảnh cáo.

-->Có được phạt lỗi không có bằng lái xe với người 17 tuổi đi xe máy điện

Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ hai, mức phạt điều khiển xe máy điện chưa đăng ký xe và biển số

Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:

1.  Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định;

c] Điều khiển xe không gắn biển số [đối với loại xe có quy định phải gắn biển số]; gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành đối với lỗi điều khiển xe máy điện chưa có đăng ký và biển số xe thì sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

Bên cạnh đó, về nguyên tắc xử phạt hành chính đối với người chưa thành niên được quy định tại Khoản 3, Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

“3. ..Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay“.

Như vậy, theo quy định trên thì mức phạt tiền đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không quá 1/2 mức phạt tiền áp dụng đối với người thành niên và nếu không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay. Do đó, đối với lỗi điều khiển xe máy điện khi chưa có đăng ký và biển số sẽ bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

-->Lỗi điều khiển xe máy điện chưa có đăng ký và biển số xe

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về quy định về việc điều khiển xe máy điện đối với học sinh hiện nay bạn vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.

-->Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

Xe điện hiện nay đã trở thành phương tiện di chuyển phổ biến ở Việt Nam. Vậy học sinh, sinh viên có đi xe điện được không? Đi xe điện có cần giấy phép lái xe hay không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay nhé!

1Học sinh, sinh viên đi xe điện được không?

Xe điện là dòng xe sử dụng năng lượng điện để hoạt động thay vì dùng sức người như xe đạp bình thường hoặc xăng như xe máy. Hiện nay trên thị trường, xe điện có 2 hình thức sử dụng phổ biến là xe đạp điện và xe máy điện.

Xe điện có nhiều ưu điểm vượt trội như thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe người sử dụng, nhỏ gọn, tiện lợi do đó rất được ưa chuộng.

Học sinh, sinh viên là đối tượng chủ yếu của các loại xe điện hiện nay vì mức độ tiện dụng, có thể dễ dàng đi những quãng đường ngắn để tới trường hoặc đi dạo, đi chơi với bạn bè.

Trong Luật giao thông đường bộ tại điểm 19 Điều 3 Luật giao thông đường bộ thì xe đạp điện được phân vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

Do đó xe đạp điện có thể phù hợp với tất cả mọi độ tuổi sử dụng, bao gồm cả học sinh, sinh viên mà không cần giấy phép lái xe.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe cơ giới như sau: Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe môtô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện].

Do đó, xe máy điện được xem như là xe gắn máy có động cơ 50 phân khối, vì vậy chỉ có thể sử dụng cho những người có độ tuổi từ 16 trở lên, và cũng không cần phải có bằng lái xe.

2Cách chọn mua xe máy điện, xe đạp điện cho học sinh, sinh viên

Mẫu mã

Hiện nay trên thị trường, xe đạp điện và xe máy điện có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng với màu sắc rất phong phú. Tùy theo sở thích của bản thân mà bạn có thể tùy chọn cho mình một chiếc xe đạp điện hay xe máy điện phù hợp với mình.

Xe chạy được bao xa

Quãng đường xe đạp điện đi được phụ thuộc vào chất lượng pin của xe. Ngày nay, các dòng xe đạp điện phần lớn đều đã chuyển qua sử dụng pin Lithium, do đó có thể đi được quãng đường trung bình từ 40 - 60km cho một lần sạc.

Còn đối với xe máy điện,quãng đường đi được bao xa phụ thuộc vào dòng xe và hãng sản xuất, thiết kế của xe, xe chạy bằng ắc quy hay pin. Hiện nay đa số các dòng xe máy điện có thể đi được quãng đường trung bình từ 50-70kmcho một lần sạc.

Do đó, tùy vào nhu cầu quãng đường đi mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn giữa xe đạp điện và xe máy điện cho phù hợp.

Chất lượng xe

Về phần chất lượng của xe điện thì bạn cần lưu ý kiểm tra chất lượng của pin và ắc quy để có thể mua được một chiếc xe điện tốt và đảm bảo được tuổi thọ của xe bền lâu.

Bạn nên chọn những mẫu xe điện chính hãng với chất lượng bình xe còn mới, không nên mua những loại xe điện cũ với bình xe đã qua một thời gian sử dụng vì có thể làm giảm chất lượng của xe.

Giá thành

Giá xe điện là vấn đề đáng quan tâm khi bạn muốn chọn mua một chiếc xe điện. Giá xe điện phù thuộc vào thời điểm mua xe, cũng như tùy vào từng dòng xe khác nhau.

Vào các thời điểm tựu trường, giá của xe điện sẽ có xu hướng cao hơn so với các thời điểm khác trong năm do nhu cầu mua xe điện của học sinh, sinh viên tăng cao.

Hiện nay, giá xe đạp điện chủ yếu vào khoảng 9 - 20triệu đồng, còn đối với xe máy điện thì giá cao hơn ở mức 13 - 45 triệu đồng.

Qua bài viết bạn đã biết được học sinh, sinh viên có đi xe điện được không, cũng như cách chọn mua xe điện đúng cách. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại bình luận để Điện máy XANH giải đáp cho bạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề