Nội dung của quan hệ pháp luật là gì năm 2024

Ví dụ : Vào ngày 05/10/2022, chị B có vay của chị A một số tiền trị giá 800.000 đồng. Giữa A và B có lập hợp đồng cho vay, được công chứng theo đúng trình tự, thủ tục luật định.

  1. Đặc điểm Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội. Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. nó có những đặc điểm riêng sau đây:
  2. Quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí
  3. Quan hệ pháp luật không tự nhiên sinh ra, nó xuất hiện do ý chí của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật cụ thể.
  4. Quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí của con người, nó được hình thành thông qua hoạt động có ý chí của con người.
  5. Yếu tố ý chí trong quan hệ pháp luật được thể hiện bao gồm ý chí nhà nước và ý chí của các bên chủ thể quan hệ đó trong sự phù hợp với ý chí nhà nước.
  6. Quan hệ pháp luật chỉ thể hiện ý chí của nhà nước Quan hệ pháp luật này xuất hiện trên cơ sở các quy định pháp luật, mà các quy phạm pháp luật lại do nhà nước ban hành và thể hiện ý chí của nhà nước.

Pháp luật, công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội luôn chứa đựng ý chí nhà nước. Thông qua quy phạm pháp luật, mệnh lệnh của nhà nước được đặt ra đối với các bên tham gia quan hệ pháp luật, họ có thể làm gì, phải làm gì, làm như thế nào... Đây chính là cách thức xử sự phải tuân theo khi họ tham gia quan hệ pháp luật.

  • Quan hệ pháp luật thể hiện ý chí của các bên chủ thể Trong quan hệ pháp luật này các bên đều thể hiện ý chí của mình trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Nếu thiếu đi ý chí của một chủ thể trong quan hẹ thì quan hệ pháp luật không hình thành.

Các bên tham gia quan hệ pháp luật bày tỏ ý chí của mình bằng việc tiến hành các hoạt động nhất định trên cơ sở cách thức xử sự mà quy phạm đã nêu. Tùy theo khả năng của mình, các bên tham gia quan hệ pháp luật tự thực hiện những hành vi nhất định phù hợp với pháp luật và đồng thời thỏa mãn nhu cầu của họ.

  1. Quan hệ pháp luật xuất hiện trên quy phạm pháp luật
  2. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
  3. Một quan hệ xã hội vẫn chỉ là một quan hệ xã hội nếu không được một quy phạm pháp luật nào đó điều chỉnh và cũng một quan hệ xã hội đó nếu có một quy phạm pháp luật điều chỉnh thì nó trở thành một quan hệ pháp luật.
  4. Điều đó chứng tỏ quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện trên cơ sở của quy phạm pháp luật.
  5. Nội dung của quan hệ pháp luật được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước
  6. Nhà nước ấn định trước các quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ đó cho các bên chủ thể khi tham gia vào các quan hệ cụ thể dược điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật, các chủ thể chỉ việc hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ đã được định sẵn.
  7. Những quyền cơ bản mà nhà nước định ra, các bên thực hiện bất kì điều gì miễn sao phù hợp với quy định pháp luật.
  8. Nghĩa vụ của chủ thể được quy định trong quy phạm pháp luật là những nghĩa vụ mà nhà nước buộc các bên phải thực hiện vì lợi ích của các chủ thể trong quan hệ đó, vì lợi ích của bên thứ ba hoặc vì lợi ích của nhà nước, xã hội.
  9. Các chủ thể phải thực hiện những nghĩa vụ đó, nếu không các chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu hỏi: Sự khác nhau giữa quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội. Về khái niệm:

  • Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trong đó các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện
  • Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo

 Năng lực pháp luật của tổ chức xuất hiện tại thời điểm tổ chức đó được thành lập 1 cách hợp pháp.

  • Năng lực hành vi: là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho các cá nhân, tổ chức bằng hành vi của mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.  Năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện khi đủ 2 yếu tố: độ tuổi(đạt đến độ tuổi xác định) và khả năng nhận thức. Ngoài ra để có năng lực hành vi, một cá nhân phải được phát triển một cách bình thường về thể lực và trí lực.  Năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện vào thời điểm tổ chức đó được thành lập một cách hợp pháp.
  • Khách thể quan hệ pháp luật Định nghĩa: là những lợi ích vật chất, tinh thần mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thỏa mãn những lợi ích,nhu cầu của mình. Khách thể là một yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự, đây là mục tiêu mà các chủ thể hướng đến

Khách thể quan hệ pháp luật bao gồm: Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, danh dự, nhân phẩm, học vị, học hàm...

Tài sản vật chất như tiền, vàng, bạc, nhà ở, phương tiện đi lại, vật dụng hàng ngày hoặc các loại tài sản khác...;

Khi tham gia vào bất kỳ một mối quan hệ naò bao gồm quan hệ pháp luật , các chủ thể đều mong muốn, hướng tới những thứ cụ thể để thỏa mãn nhu cầu, mục đích của mình.

Ví dụ: tham gia vaò quan hệ mua bán nhà để sở hữu nhà, tham gia vào quan hệ thuê tài sản để có quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản tham gia bầu cử để đạt được một địa vị trong bộ máy nhà nước

Những lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần là những thứ mà vì chúng nên các chủ thể mới tham gia vào quan hệ pháp luật, mới thực hiện các quyền và gánh gác các nghĩa vụ “ Khách thể là cái thúc đẩy các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật’

  1. Nội dung quan hệ pháp luật Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng hợp quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể tham gia

Quyền chủ thể là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành. Quyền của chủ thể tức là chủ thể tiến hành hoặc không tiến hành theo cách thức mà luật đã ấn định. Việc thực hiện hay không thực hiện là do chủ thể tự lựa chọn thực hiện. Việc không thực hiện cũng không phải chịu trách nghiệm pháp lý

Đặc trưng:

  • Thứ nhất, là khả năng tự xử sự theo những cách thức mà pháp luật cho phép Ví dụ: quyền tự do kinh doanh, chủ thể có thể lựa chọn loại hình kinh doanh
  • Thứ hai, là khả năng yêu cầu các chủ thể bên kia phải thực hiện những hành vi nào đó để đáp ứng việc thực hiện quyền của mình; hoặc yêu cầu chủ thể bên kia chấm dứt những hành vi nhất định nếu cho rằng hành vi đó cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý Ví dụ: người bán hàng yêu cầu người mua hàng phải trả tiền
  • Thứ ba, là khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm Ví dụ: nhạc sĩ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án) bảo vệ lợi quyền tác giả của mình

Quyền chủ thể được biểu hiện thông qua các khả năng sau:

  • Thực hiện một số hành vi trong khuôn khổ pháp luật quy định để thỏa mãn nhu cầu của mình
  • Yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất định: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình

Nghĩa vụ chủ thể là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc các chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác