Nội dung của xây dựng chiến lược giá cho ngân hàng là gì

Một trong 4 thành tố quan trọng nhất của Marketing Mix là Price – chiến lược giá. Làm thế nào để định giá hợp lý cho sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, yếu tố cạnh tranh với đối thủ và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng?

Hãy cùng GEM tìm hiểu 5 Bước xây dựng chiến lược giá hiệu quả cho doanh nghiệp ngay dưới đây! 

Chiến lược giá là gì? 

Dù doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ [khách sạn, ngân hàng, bảo hiểm…] hay sản xuất sản phẩm thì việc định giá cũng vô cùng quan trọng. Chiến lược giá trong marketing sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra mức giá cạnh tranh nhất để tối đa hóa lợi nhuận và giữ chân người tiêu dùng. 

5 Bước xây dựng chiến lược giá hiệu quả

Bước đầu tiên trong chiến lược giá cả mà các nhà làm marketing cần thực hiện là phân tích chi phí của doanh nghiệp.

Bước 1: Phân tích chi phí

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:

  • Chi phí vận hành sản xuất sản phẩm [lương công nhân, nguyên vật liệu, máy thi công, chi phí văn phòng…],
  • Chi phí hệ thống kênh phân phối [chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến các đại lý],
  • Chi phí các hoạt động marketing [quảng cáo, PR, event, chi phí cho các hoạt động xúc tiến bán hàng…]. 

Sau khi đã phân tích tất cả các chi phí cấu thành nên sản phẩm, các nhà marketing sẽ xác định được mức giá sàn [mức giá thấp nhất] mà doanh nghiệp có thể bán đủ để bù đắp đủ những chi phí sản xuất [hòa vốn].

Phân tích điểm hòa vốn đóng vai trò quan trọng giúp các nhà quản trị xây dựng chiến lược tài chính, marketing cho doanh nghiệp. Mục tiêu doanh số cần đạt tối thiểu bao nhiêu để đạt điểm cân bằng giữa thu và chi. Từ đó phân tích được vùng giá nào thì doanh nghiệp có lãi, vùng giá nào bị lỗ. 

Bước 2: Phân tích tiềm năng thị trường

Khi xây dựng chiến lược giá cho sản phẩm mới hay cũ thì các nhà làm marketing cũng đều phải làm một công việc quan trọng, đó là: phân tích thị trường và dự báo khối lượng sản phẩm có khả năng tiêu thụ.

Số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, tác động đến thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp và giá cả sản phẩm. 

Các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ số E [độ co giãn của cầu khi có sự thay đổi giá] để phân tích tiềm năng thị trường. 

Nếu E>1 : cầu co giãn: Giá có tác động lớn đến hành vi mua của khách hàng

Nếu E= 1: Cầu co giãn đơn vị: Giá có tác động trung bình

Nếu E1: co giãn]. Tổng doanh thu sẽ giảm nếu lượng cầu tăng với tỷ lệ thấp hơn mức giá giảm. [cầu

Chủ Đề