Ocd - obsessive compulsory disorder là gì

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn tâm lý khá phổ biến với tỷ lệ 1-3% dân số có đủ tiêu chuẩn cho chẩn đoán OCD [3], trong đó một người có những suy nghĩ, hình ảnh, thôi thúc không thể kiểm soát, lặp đi lặp lại (ám ảnh) và/hoặc hành vi (cưỡng chế) mà họ cảm thấy thôi thúc lặp đi lặp lại để đáp trả cho những ám ảnh hoặc luật lệ nào đó cần phải tuân theo [1]. 

Đầu tiên, để có thể hiểu rõ hơn về rối loạn ám ảnh cưỡng chế, chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc hiểu rõ hơn về những định nghĩa của cụm từ này.  

  • Ám ảnh (Obsession)  là những suy nghĩ, hình ảnh, thôi thúc lặp đi lặp lại và không theo mong muốn, gây ra lo lắng [1]. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: sợ nhiễm trùng hoặc sợ bẩn; những suy nghĩ bị cấm hoặc cấm kỵ không mong muốn liên quan đến tình dục, tôn giáo; những suy nghĩ gây hại đối với người khác hoặc bản thân; cần mọi thứ phải đối xứng hoặc theo một thứ tự hoàn hảo [2].

  • Hành vi cưỡng chế (Compulsive Behaviours) là những hành vi lặp đi lặp lại mà một người có OCD cảm thấy thôi thúc cần phải làm để đáp lại một ý nghĩ ám ảnh hoặc làm giảm cảm giác lo âu, căng thẳng vì những suy nghĩ này hoặc để ngăn chặn những lo lắng đó trước khi nó xảy ra. Nhưng việc giảm lo lắng này thường không duy trì được lâu. Những hành vi cưỡng chế phổ biến bao gồm: làm sạch và / hoặc rửa tay quá mức; sắp xếp mọi thứ theo một cách cụ thể, chính xác; liên tục kiểm tra mọi thứ, chẳng hạn như kiểm tra nhiều lần xem cửa đã khóa hay nước nóng đã tắt chưa; đếm bắt buộc theo một con số hoặc dãy số nhất định [2].

Ocd - obsessive compulsory disorder là gì
Ocd - obsessive compulsory disorder là gì

Đối với người có OCD, các hành vi cưỡng chế có thể thực hiện ở bất kì đâu, từ một vài lần trong ngày tới hàng trăm lần trong một ngày [3]. Tuy nhiên, không phải mọi nghi lễ hay thói quen đều là hành vi cưỡng chế, đôi khi chỉ là người đó có thói quen kiểm tra mọi thứ. Các triệu chứng này có thể xảy ra và biến mất, giảm dần theo thời gian hoặc trầm trọng hơn. Những người có OCD có thể cố gắng tự giúp mình bằng cách tránh những tình huống gây ra nỗi ám ảnh của họ, và họ thường cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và bất lực vì không thể kiểm soát được bản thân. Vấn đề là, nếu bị ngăn cản hoặc không thể thực hiện hành vi cưỡng chế, họ lại rơi vào tình trạng lo âu tột độ. Vòng luẩn quẩn ám ảnh - lo âu - hành vi cưỡng chế cứ thế tái diễn liên tục không ngừng.

Thực tế là hầu hết mọi người đều có những suy nghĩ xâm phạm (tạm dịch từ intrusive thought) hay ám ảnh nhất định và không có sự khác biệt đáng kể giữa người có OCD và những người khác trong những kiểu suy nghĩ xâm phạm hay ám ảnh mà họ có. Tuy nhiên, có một sự khác biệt cơ bản trong cách mà những người có OCD phản ứng với suy nghĩ của họ và hiểu sai các suy nghĩ xâm nhập, và sự hiểu sai này chắc chắn dẫn đến những lo âu và mắc kẹt với các hành vi cưỡng chế đáng lo ngại.

Ví dụ một người đang chơi với con đột nhiên có ý nghĩ: "Tôi có thể làm hại đứa trẻ này!" - điều này là phổ biến đối với hầu hết các bậc cha mẹ và cả với những người không phải cha mẹ tại một số thời điểm nhất định. Nó chỉ là một suy nghĩ xâm phạm thoáng qua và họ nhận biết được nó. Tuy nhiên, người có OCD có thể tin rằng suy nghĩ này xảy ra có nghĩa là có một nguy cơ, dù nhỏ, rằng họ có thể hành động theo ý nghĩ đó và gây hại cho đứa trẻ. Hoặc họ có thể nghĩ rằng việc suy nghĩ đó xuất hiện đã chỉ ra họ đang âm thầm có mong muốn làm hại trẻ. Kết quả của những niềm tin hoàn toàn sai lầm này là người đó trở nên lo lắng bởi suy nghĩ đó và bằng mọi giá, hành động để tránh rủi ro. Chẳng hạn họ có thể không bao giờ ở một mình với trẻ em; liên tục tìm kiếm sự trấn an thường xuyên từ bạn bè và gia đình; họ cũng có thể thực hiện một số hành vi nghi lễ "để giúp họ an toàn hơn” hoặc lặp lại một từ hoặc câu cụ thể tạo ra một “hình ảnh an toàn”.

Mỗi chiến lược này là một nỗ lực để cố gắng “vô hiệu hóa” mối đe dọa hoặc tác hại do giả định sai từ ban đầu. Bất cứ điều gì cũng có thể trở thành điều ám ảnh hoặc nỗi lo sợ dẫn đến những hành vi khác thường. Những hành vi cưỡng chế là một cách giảm lo âu do những suy nghĩ ám ảnh mà họ nhận ra được nhưng không thể gạt bỏ được, chính vì nhận ra khó khăn này nên họ càng căng thẳng và lo âu nhiều hơn.

Tại sao OCD không còn được xếp vào loại Rối loạn lo âu trong DSM-V?

Ocd - obsessive compulsory disorder là gì
Ocd - obsessive compulsory disorder là gì

Về phân loại, OCD không còn được phân loại là Rối loạn lo âu trong DSM-V, mà nằm trong một danh mục mới là Ám ảnh-Cưỡng chế và các rối loạn liên quan (OCRDs), bao gồm Rối loạn mặc cảm ngoại hình (BDD), Rối loạn hưng cảm giật tóc và Rối loạn TIC, Nhặt da, Tích trữ [4]. Ngay khi có hình thức xếp loại mới này, giới chuyên môn đã có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Tuy nhiên, bỏ qua việc số lượng ý kiến đồng thuận là bao nhiêu, vẫn có những lập luận xác đáng để không còn xếp OCD vào Rối loạn lo âu. Trước hết là bởi vì luôn có sự lo âu đi kèm với OCD, và trước đây OCD thường được giải thích như “một chứng rối loạn lo âu khác”, nhưng OCD và các rối loạn thuộc nhóm OCRDs có những đặc điểm chung và chồng chéo nhau về sinh lý thần kinh (bất thường về cấu trúc và chức năng não bộ cũng như chất dẫn truyền thần kinh) [5]. Quan trọng hơn cả đó là có hai khác biệt đáng kể giữa OCD và các Rối loạn lo âu khác:

1. Giả thuyết về chức năng điều hành (EF - Executive functioning)

Nghiên cứu cho thấy OCD có liên quan đến các vấn đề với chức năng điều hành của não bộ, trong đó các rối loạn lo âu khác là kết quả của các vấn đề xử lý cảm xúc. Một phân tích tổng hợp gần đây về các nghiên cứu đánh giá chức năng điều hành ở những người có OCD cho thấy “những người có OCD suy giảm trong các nhiệm vụ đo được ở hầu hết các khía cạnh của chức năng điều hành (EF), phù hợp với sự suy giảm rộng rãi về chức năng điều hành của não bộ (EF)” [6][7]. Bên cạnh đó, nghiên cứu về ảnh chụp thần kinh cho thấy bất thường ở thể vân, hạch nền vùng vỏ não trước trán - vị trí quan trọng cho hoạt động điều hành của não bộ, ủng hộ giả thuyết rằng hoạt động chức năng bất thường trong vùng não này gây ra OCD [8][9].

2. Về triệu chứng cốt lõi

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hầu như luôn luôn đi kèm với lo lắng? Điều này là chắc chắn rồi. Câu hỏi đúng hơn ở đây là rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thường đi kèm với rối loạn lo âu không? Câu trả lời là có. Người có rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xuyên lo âu. Tuy nhiên, hành vi cưỡng chế là triệu chứng cốt lõi của rối loạn ám ảnh cưỡng chế, sự khác biệt cơ bản giữa rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn lo âu đủ đáng kể để xếp loại riêng biệt [10]. Người có OCD cũng được đặc trưng bởi sự hiện diện của suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế mất nhiều thời gian và gây ra đau khổ hoặc suy giảm nghiêm trọng về mặt lâm sàng [11]. Nghiên cứu cũng cho thấy, so với rối loạn lo âu và các rối loạn khí sắc đơn khác thì tỷ lệ người có OCD ít có khả năng kết hôn, nhiều khả năng thất nghiệp và tình trạng xã hội, nghề nghiệp giảm là cao hơn [12]. 

Cuối cùng thì, điều quan trọng còn cần phải xem xét thêm là khái niệm và phân loại về OCD như hiện nay sẽ đem tới thuận lợi gì trong việc hiểu thêm về rối loạn này. Bên cạnh đó, việc phân loại sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai và sự thay đổi này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến việc tiếp cận với người có rối loạn OCD và đưa ra phương pháp trị liệu hiệu quả dành cho họ. 

Biên tập: Hương Lê

Minh họa: Froggy

Nguồn:

[1] American Psychiatric Association. (2013). Diagnostic and statistical manual of mental disorders (5th ed.). Arlington, VA: American Psychiatric Publishing. p. 237

[2] Bloch M. H., Landeros-Weisenberger A., Rosario M. C., Pittenger C., Leckman J. F. (2008). Meta-analysis of the symptom structure of obsessive-compulsive disorder. American Journal of Psychiatry, 165(12), 1532–42. doi: 10.1176/appi.ajp.2008.08020320 

[3] Abramowitz, J. S., Taylor, S., & McKay, D. (2009). Obsessive-compulsive disorder. The Lancet, 374, 491-499.

[4] Jonathan S. Abramowitz and Ryan J. Jacoby (2015). Obsessive-Compulsive and Related Disorders: A Critical Review of the New Diagnostic Class. Annual Review of Clinical Psychology. 11:165-186

[5] Fineberg NA, Saxena S, Zohar J, Craig KJ. (2011). Obsessive-compulsive disorder: boundary issues. In Obsessive Compulsive Spectrum Disorders: Refining the Research Agenda for DSM-V, ed. E Hollander, J Zohar, PJ Sirovatka, DA Regier, pp. 1–32. Washington, DC: Am. Psychiatr. Assoc.

[6] Snyder, H. R., Kaiser, R. H., Warren, S. L., & Heller, W. (2014). Obsessive-compulsive disorder is associated with broad impairments in executive function: A metaanalysis. Clinical Psychological Science

[7] Olley A., Malhi G., Sachdev P. (2007). Memory and executive functioning in obsessive-compulsive disorder: A selective review. Journal of Affective Disorders, 104(1–3), 15–23. doi: 10.1016/j.jad.2007.02.023.

[8] Kuelz AK, Hohagen F, Voderholzer U. (2004). Neuropsychological performance in obsessive-compulsive disorder: a critical review. Biol Psychology 65: 185-236

[9] Nakao T., Okada K., Kanba S. (2014). Neurobiological model of obsessive-compulsive disorder: Evidence from recent neuropsychological and neuroimaging findings. Psychiatry and Clinical Neurosciences, 68(8), 587–605. doi:10.1111/pcn.12195

[10] Hollander E, Braun A, Simon D. (2008). Should OCD leave the anxiety disorders in DSM-V? The case for obsessive-compulsive related disorders. Depress Anxiety. 25(4): 317–329

[11] Challis, C., Pelling, N., & Lack, C. W. (2008). The bio-psycho-social aspects and treatment of obsessive compulsive disorder: A primer for practitioners. Australian Counseling Association Journal, 8(1), 3-13.

[12] Macy, A.S., Theo, J.N. Kaufmann, S.C., Chazzaoui, R.B., Pawlowski, P.A. et al. (2013). Quality of life in obsessive compulsive disorder. CNS Spectrum, 18(1), 21-33.

Obsessive

OCD là gì? Rối loạn Do Ám ảnh Thúc đẩy (OCD) một chứng rối loạn âu lo. Người bị chứng OCD thấy những tư tưởng hay hình ảnh đáng lo ngại lập lại liên tiếp có thể thúc đẩy họ phải làm đi làm lại làm một vài việc nào đó. Ý nghĩ hay hình ảnh đáng lo ngại được gọi “ám ảnh”.

Bà mẹ OCD là gì?

Bệnh OCD hay còn gọi hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Disorder) một dạng rối loạn tâm thần đặc biệt, có xu hướng kéo dài với đặc điểm cụ thể những suy nghĩ và hành vi lặp đi lặp lại, không thể kiểm soát được.

Tại sao lại bị ám ảnh?

Ám ảnh là những ý nghĩ, sự thúc giục hoặc hình ảnh không mong muốn, xâm nhập, sự hiện diện của chúng thường gây ra đau khổ hoặc lo âu rõ rệt. Chủ đề chính của những suy nghĩ ám ảnh có thể tổn hại, nguy cơ cho bản thân hoặc người khác, ô nhiễm, nghi ngờ, đối xứng hoặc gây hấn.

Intrusive thought là gì?

Pure OCD (Rumination/Intrusive thoughts): có những ý nghĩ mà họ cho rằng không phù hợp, đi trái với lương tâm của họ, thường ý nghĩ bạo lực, những suy nghĩa liên quan đến tình dục, tôn giáo.