Phân tích tiếng đàn và niêu com thần trong truyện Thạch Sanh

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

Soạn cách 1

Ý nghĩa chi tiết thần kì, đặc sắc nhất trong truyện là tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh

- Chi tiết tiếng đàn: Cây đàn là quà tặng mà vua Thủy Tề  báo đáp ân huệ tới Thạch Sanh. Khi bị giam cầm trong ngục tối, chàng đã gảy đàn khiến bệnh của công chúa khỏi. Nhờ đó mà Thạch Sanh được nói ra sự thật, được giải oan và cưới công  chúa. Qua đây, ta thấy cây đàn cùng tiếng đàn

     + Giúp Thạch Sanh được giải oan, vạch mặt được kẻ xấu là Lý Thông

     + Tiếng đàn là biểu trưng của công lý và công bằng xã hội.

Ngoài ra, khi đánh giặc, Thạch Sanh cũng dùng tiếng đàn để làm lung lay ý chí quân thù. Tiếng đàn ở đây chính là vũ khí đánh vào tâm lý của kẻ thù, khiến kẻ thù khiếp sợ mang lại độc lập cho dân tộc, tu do cho toàn thể nhân dân.

- Chi tiết niêu cơm: Niêu cơm thì bé tí xíu, được Thạch Sanh đưa lên thết đãi những kẻ thua trận với lời thách thức trọng thưởng họ nếu ăn hết cơm. Nhưng khi đó, quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết khiến chúng phải cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.

     + Thể hiện sự hòa ái, khoan dung của Thạch Sanh

     + Đây cũng chính là tấm lòng nhân đạo, ưa chuộng hòa bình của nhân dân ta

     +  Đồng thời, nhắc nhở những kẻ có ý định xâm chiếm nước ta, tuy nước ta còn yếu nhưng lại có lòng tự tôn dân tộc, sức mạnh đoàn kết và tinh thần yêu nước, không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của bất kỳ nước nào.

Soạn cách 2

Ý nghĩa chi tiết thần kì:

- Tiếng đàn: Giải oan, vạch trần Lí Thông, khiến quân lính không muốn đánh nhau nữa

--> tượng trưng cho công lí, sức mạnh chính nghĩa.

- Niêu cơm: Lòng khoan dung, nhân đạo, yêu hòa bình.

Soạn cách 3

- Ý nghĩa của niêu cơm và tiếng đàn:

Tiếng đàn

Niêu cơm

- Là tiếng đàn công lý (Giúp Thạch Sanh giải oan và vạch mặt kẻ có tội).

- Tiếng đàn tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa. (Tiếng đàn khiến cho 18 nước chư hầu xin đầu hàng).

⇒ Tiếng đàn nói lên tình cảm, sức mạnh và sự độ lượng của Thạch Sanh, đồng thời tiếng đàn là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù, cảm hoá những kẻ hiếu chiến.

- Minh chứng cho tài năng (tiềm lực sức mạnh của nhân dân), khẳng định tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân làm nên kết thúc có hậu .

—> Nêu bật lên tính nhân văn của con người.

   Thạch Sanh là câu chuyện cổ tích nổi tiếng của nền văn học dân gian Việt Nam. Câu chuyện không chỉ thể hiện quan niệm “ở hiền gặp lành” từ bao đời nay của nhân dân ta, mà nó còn là ước mơ về một xã hội công bằng, một cuộc sống lý tưởng, hạnh phúc, yên ấm và hòa bình. Trong đó, chi tiết niêu cơm thần chính là một trong những hình ảnh biểu tượng cho ước mơ cao đẹp trên. Hãy cùng tham khảo ý nghĩa của niêu cơm thần trong truyện Thạch Sanh được chia sẻ qua bài viết dưới đây!

Phân tích tiếng đàn và niêu com thần trong truyện Thạch Sanh

Dàn bài phân tích ý nghĩa niêu cơm thần trong truyện Thạch Sanh

Dàn ý Ý nghĩa niêu cơm thần trong truyện Thạch Sanh

1. Mở bài

-    Giới thiệu câu chuyện và chi tiết niêu cơm thần:

  + Truyện cổ tích Thạch Sanh là câu chuyện hấp dẫn bởi những tình huống ly kỳ, nội dung độc đáo. 

  + Trong đó, niêu cơm thần là một chi tiết vô cùng đắt giá của câu chuyện.

2. Thân Bài Ý nghĩa của niêu cơm thần trong truyện Thạch Sanh

-    Dẫn dắt: Sau khi Thạch Sanh được giải oan và cưới công chúa, bọn hoàng tử các nước chư hầu vì bị công chúa từng từ hôn biết tin thì vô cùng tức giận. Chúng hội họp binh lính mười tám nước lại và kéo binh sang hỏi tội nhà vua vì sao cho công chúa lấy một tên nghèo hèn như Thạch Sanh. Tuy nhiên, Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn để dẹp tan ý chí đánh trận của chúng và khao quân bằng một niêu cơm nhỏ.

-    Điểm đặc biệt của niêu cơm:

  + Dùng để chiêu đãi quân sĩ nhưng lại vô cùng nhỏ bé.

  + Quân sĩ ăn mãi không hết, ăn xong lại đầy.

-   Ý nghĩa của niêu cơm thần trong truyện Thạch Sanh:

  + Khẳng định sự tài giỏi phi thường của Thạch Sanh khiến cho các nước chư hầu phải nể phụ.

  + Thể hiện tấm lòng nhân đạo và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

  + Là ước mơ của người lao động về cuộc sống đủ đầy, ấm no và hạnh phúc.

  + Ẩn dụ cho sức mạnh to lớn và lòng yêu nước của dân tộc mãi mãi vững bền, không bao giờ vơi như niêu cơm thần.

  + Là chi tiết làm tăng sự hấp dẫn cho câu chuyện.

3. Kết Bài

-   Niêu cơm thần đóng vai trò quan trọng nhằm thể hiện ước mơ, quan niệm và tư tưởng của nhân dân Việt Nam bao đời nay.

Bài làm phân tích Ý nghĩa của niêu cơm thần trong truyện Thạch Sanh

     Thạch Sanh là một câu chuyện cổ tích quen thuộc trong nền văn học dân gian Việt Nam. Bên cạnh những tình huống độc đáo, li kì, câu chuyện còn gây ấn tượng sâu sắc với người đọc qua chi tiết niêu cơm thần mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. 

     Sau khi Thạch Sanh được giải oan và cưới công chúa, bọn hoàng tử các nước chư hầu vì bị công chúa từng từ hôn biết tin thì vô cùng tức giận. Chúng hội họp binh lính mười tám nước lại và kéo binh sang hỏi tội nhà vua vì sao cho công chúa lấy một tên nghèo hèn như Thạch Sanh. Tuy nhiên, Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn để dẹp tan ý chí đánh trận của chúng và khao quân bằng một niêu cơm nhỏ. Chi tiết niêu cơm nhỏ nhưng ăn mãi chẳng thể vơi đi không chỉ khiến người đọc kinh ngạc bởi sự thần kì, mà nó còn mang nhiều ý nghĩa tượng trưng sâu sắc, là biểu tượng cho tư tưởng, ước mơ của nhân dân ta bao đời nay!

     Niêu cơm thần chính là hình ảnh khẳng định cho sự tài giỏi phi thường của Thạch Sanh, khiến cho quân chư hầu phải chịu thua một cách nể phục. Không chỉ thế, nó còn là hình ảnh tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn dẹp tan ý chí chiến đấu của quân thù. Và với sức mạnh, tài năng của Thạch Sanh, hẳn việc đánh đuổi tan nát bọn chúng không phải là điều quá khó khăn với chàng.

     Tuy nhiên, chàng vẫn lựa chọn tha cho họ và còn chiêu đãi họ một bữa cơm không thể nào vơi, thể hiện sự nhân ái, yêu hòa bình và đồng thời cũng là lời răn đe trước quân thù. Rằng niêu cơm thần kia cũng như sức mạnh to lớn và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, nó mãi mãi vững bền và không bao giờ vơi, vì thế quân giặc đừng hòng mơ tưởng đến việc xâm chiếm hay ức hiếp, đe doạ dân tộc này. Đặc biệt, hình ảnh niêu cơm thần còn là ước mơ của người dân lao động về một cuộc sống đủ đầy, ấm no và hạnh phúc.

Phân tích tiếng đàn và niêu com thần trong truyện Thạch Sanh

Ý nghĩa niêu cơm thần trong truyện Thạch Sanh

     Qua đó, niêu cơm thần đã giúp người đọc cảm nhận được những tư tưởng, quan niệm tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay. Việt Nam là một dân tộc yêu hòa bình, giàu lòng bao dung và bác ái. Tuy nhiên, khi cần thiết, dân tộc ấy vẫn có thể gồng lên để dẹp tan mọi kẻ thù có âm mưu chiếm đoạt lấy lãnh thổ của họ.

     Đó là ý nghĩa của niêu cơm thần trong truyện Thạch Sanh mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên đọc thêm các bài văn mẫu khác tại CungHocVui để học tốt môn Ngữ Văn, bạn nhé!

Phân tích tiếng đàn và niêu com thần trong truyện Thạch Sanh
Xác định chủ ngữ vi ngữ (Ngữ văn - Lớp 5)

Phân tích tiếng đàn và niêu com thần trong truyện Thạch Sanh

3 trả lời

Em hiểu lời dạy trên như thế nào (Ngữ văn - Lớp 7)

1 trả lời

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 7)

1 trả lời