Phép liên kết câu là gì năm 2024

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

Gợi ý: Đoạn văn bàn về vấn đề người nghệ sĩ phản ánh thực tại trong tác phẩm.

2. Chủ đề của đoạn văn trên có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?

Gợi ý: Chủ đề chung của văn bản là tiếng nói của văn nghệ. Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản, là một phần tạo nên chủ đề chung.

3. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Các câu đã được sắp xếp theo trình tự như thế nào?

Gợi ý:

- Nội dung chính của câu (1): Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại đời sống.

- Nội dung chính của câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ.

- Nội dung chính của câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của người nghệ sĩ đóng góp vào đời sống.

Những nội dung của các câu đều xoay quanh chủ đề cách phản ánh đời sống của tác phẩm văn nghệ. Các câu được sắp xếp theo trình tự triển khai chủ đề của đoạn, câu sau nối tiếp ý của câu trước.

4. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp nào? (chú ý những từ ngữ in đậm).

Gợi ý:

- Sự lặp lại các từ: tác phẩm – tác phẩm;

- Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ, ghi lại – muốn nói – gửi vào – góp vào;

- Thay thế: những vật liệu mượn ở thực tại = cái đã có rồi, nghệ sĩ = anh;

- Dùng quan hệ từ: nhưng.

5. Như vậy, các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết với nhau cả về nội dung và hình thức. Về nội dung, các đoạn văn trong văn bản hay các câu trong đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản hay của đoạn văn; các đoạn văn, các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Về hình thức, các đoạn văn và các câu phải được liên kết với nhau bằng những biện pháp liên kết (lặp, liên tưởng, thế, nối…).

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc đoạn văn sau đây và cho biết các câu liên kết với nhau về mặt nội dung như thế nào.

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. ấy là những lỗ hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp lỗ hổng này thì khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.

(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

Gợi ý: Để phân tích được mối liên kết về nội dung giữa các câu trong đoạn, trước hết phải xác định được chủ đề của đoạn. Sau đó, xét xem nội dung của các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào và các câu được sắp xếp theo trình tự ra sao.

Chủ đề của đoạn văn trên là khẳng định tư chất trí tuệ đồng thời chỉ ra điểm yếu mà người Việt Nam cần khắc phục để chuẩn bị cho thế kỉ mới. Các câu trong đoạn văn đều xoay quanh và triển khai chủ đề chung này.

Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ, thể hiện được mạch phát triển lập luận: khẳng định thế mạnh -> chỉ ra nhược điểm -> đòi hỏi phải khắc phục nhược điểm.

2. Phân tích liên kết về mặt hình thức giữa các câu trong đoạn văn trên.

Gợi ý: Trong đoạn văn trên, người viết đã sử dụng những phép liên kết nào để liên kết các câu với nhau?

Phép liên kết câu là gì năm 2024

2. Hệ thống liên kết trong văn bản tiếng Việt

2.1. Khái niệm

Phương thức liên kết: là biện pháp, cách thức sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo

ra mối liên kết trong văn bản.

Các phép liên kết

- Các phép liên kết chung (ba loại phát ngôn):

Phép lặp, phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tuởng, phép tuyến tính.

- Các phép liên kết đặc thù cho phát ngôn hợp nghĩa:

Thế đại từ, tỉnh lược yếu, nối lỏng.

- Các phép liên kết đặc thù cho phát ngôn ngữ trực thuộc:

Tỉnh lược mạnh, nối chặt.

2.2. Các phép liên kết chung

2.2.1. Phép lặp

Là biện pháp liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố đã có ở

chủ ngôn.

Lặp ngữ âm: sử dụng lại các âm và khuôn ngữ âm

VD: các bài đồng dao, thơ ( “ Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi/ Đến cổng nhà

trời...” “ Maria là nhà tạo mốt/ Hoancalot là đồ bỏ đi/ Bà Machi là người dân tộc/

Con rắn độc là mụ Loren/...”)

Lặp từ vựng: lặp lại từ và cụm từ

VD: (“Cuối cùng em đã lớn lên/ Cuối cùng bấc đã khêu đèn sáng trăng/ Cuối

cùng thì lá cũng xanh” “ Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai.../ Buồn trông

ngọn nc mới sa/ Hoa trôi...) (“ Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu

xong là hắn chửi/ Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi

hắn chửi đời...)

Lặp ngữ pháp:

VD1: Lặp cấu trúc C-V-B

Buồn thay! Đàn muỗi vo ve bay, đuổi nhau quanh ngọn đèn. Lá cây sột soạt rụng,

đuổi nhau trên đường nhựa.

Why is this page out of focus?

This is a Premium document. Become Premium to read the whole document.

Why is this page out of focus?

This is a Premium document. Become Premium to read the whole document.

Các phép liên kết câu là gì?

1. Phép liên kết là gì? Phép liên kết là dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau nhưng cùng chỉ một đối tượng người, vật, hiện tượng....để thay thế cho nhau ở những câu khác nhau, từ đó tạo ra sự liên kết câu giữa chúng.

Phép lặp liên kết là gì?

Phép lặp là một trong những phép liên kết hình thức trong liên kết câu, liên kết đoạn văn hay có tên gọi khác là phép lặp từ vựng. Các từ lặp này thường tạo sự liên kết câu trước và câu sau trong văn bản. Có thể sử dụng lặp lại một cụm từ, lặp một phần từ hay lặp lại cú pháp.

Liên kết là gì lớp 9?

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là sự kết nối ý nghĩa giữa các câu với nhau, giữa các đoạn văn với nhau bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết. Qua đó làm cho các câu, các đoạn văn trong văn bản có nghĩa giúp người nghe, người đọc có thể hiểu dễ dàng hơn suy nghĩ, ý kiến, cách biểu đạt của người nói, người viết.

Liên kết câu và liên kết đoạn văn có bao nhiêu phép?

Liên kết hình thức: các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng 4 phương thức liên kết chính như sau: Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.