Phiên tòa sơ thẩm là gì

Nội dung bài viết:
  1. 1. Sơ thẩm là gì? Xét xử sơ thẩm được hiểu như thế nào?
  2. 2. Phúc thẩm là gì? Xét xử phúc thẩm là gì?
  3. 3. Phân biệt sơ thẩm và phúc thẩm ở vụ án

Hiện nay, việc các bên tranh chấp muốn nhờ tòa án xét xử và giải quyết tranh chấp của mình bằng bản án, quyết định có hiệu lực bắt buộc thi hành đã trở nên rất phổ biến. Theo đó, khi tòa án thực hiện việc xét xử vụ án sẽ dựa trên nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử [xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm]. Theo đó, khi các cá nhân cơ quan tổ chức và các chủ thể khác có quyền, lợi ích bị xâm phạm thì họ được quyền khởi kiện vụ án để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo hai cấp xét xử là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Vậy, sơ thẩm phúc thẩm là gì? phúc thẩm khác sơ thẩm có gì khác nhau. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để có thể hiểu hơn về cấp xét xử sơ thẩm phúc thẩm trong vụ án.

Sơ thẩm là gì?

1. Sơ thẩm là gì? Xét xử sơ thẩm được hiểu như thế nào?

Sơ thẩm là gì? Xét xử sơ thẩm được hiểu như thế nào luôn là nỗi băn khoăn, vướng mắc của nhiều người.

Xét xử sơ thẩm là việc vụ án lần đầu tiên được đưa ra xét xử tại tòa án có thẩm quyền xác định quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan đến vụ án xét xử. Khi tiến hành việc xét xử sơ thẩm hội đồng xét xử sẽ tiến hành kiểm tra danh sách các tài liệu chứng cứ của một vụ án một cách toàn diện khách quan áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án. Tùy thuộc vào từng tính chất, mức độ, lĩnh vực vi phạm khác nhau mà thẩm quyền giải quyết của tòa án cũng khác nhau.

Để tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án thì tòa án cần mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, là phiên tòa đầu tiên của một vụ án tại cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp giữa các bên.

2. Phúc thẩm là gì? Xét xử phúc thẩm là gì?

Xét xử phúc thẩm là gì? Xét xử phúc thẩm được hiểu như thế nào?

Sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được tuyên thì bản án quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn có một thời hạn để các đương sự có thể kháng cáo, Viện kiểm sát có thể kháng nghị. Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm thì tòa án cấp trên sẽ trực tiếp tiến hành xét xử lại vụ án. Thủ tục xét xử lại vụ án này được gọi là phúc thẩm.

Xét xử phúc thẩm trong tố tụng được hiểu là việc tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo kháng nghị. Theo đó, trong quá trình xét xử phúc thẩm, tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành kiểm tra lại tất cả hoặc một phần tính hợp pháp, những căn cứ đưa ra trong tòa án sơ thẩm theo yêu cầu kháng cáo, kháng nghị.

3. Phân biệt sơ thẩm và phúc thẩm ở vụ án

Có thể thấy rằng, sơ thẩm và phúc thẩm, xét xử sơ thẩm và phúc thẩm là hai cấp xét xử mà tòa án áp dụng để giải quyết một vụ án cụ thể. Vậy, phúc thẩm khác sơ thẩm ở những điểm nào? Phân biệt xét xử sơ thẩm và phúc thẩm như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây.

Tiêu chíSơ thẩmPhúc thẩm
Cơ sở phát sinhđơn khởi kiện được tòa án thụ lýđơn kháng cáo của người tham gia tố tụng hoặc đơn kháng nghị của viện kiểm sát
Tòa án có thẩm quyền giải quyếtTòa án có đầy đủ thẩm quyền do pháp luật quy địnhTòa án cấp trên trực tiếp của tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm
Người tham gia tố tụngĐương sự, đại diện

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Người làm chứng, người phiên dịch, người giám định

Người kháng cáo, đương sự, cá nhân tổ chức có liên quan đến việc kháng cáo kháng nghị chị

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Một số người tham gia tổ chức khác nếu cần thiết

Hội đồng xét xửMột thẩm phán và hai hội thẩm nhân dânBa thẩm phán
Tạm ứng án phíNguyên đơn hoặc người liên quan có yêu cầu độc lậpNgười kháng cáo
Án phíĐương sự phải chịu án phí sơ thẩm đối với phần yêu cầu không được thỏa mãn chấp nhận

Mức án phí sơ thẩm tùy thuộc vào vụ án có giá ngạch hay không có giá ngạch

Người kháng cáo phải nộp án phí sơ thẩm trong trường hợp tòa án giữ nguyên bản án, quyết định sơ Thẩm bị kháng cáo.
Nguyên đơn rút đơn kiệnKhông cần có sự đồng ý của bị đơn, đình chỉ xét xử vụ ánphục thuộc vào bị đơn có đồng ý hay không, có kiện ngược lại không
Hậu quả của việc đình chỉ xét xửchấm dứt toàn bộ vụ ántrường hợp cá nhân, tổ chức không có người thừa kế thì chấm dứt toàn bộ vụ án; trường hợp rút đơn kháng cáo kháng nghị thì bản án, quyết định sơ thẩm sẽ có hiệu lực
Hiệu lực bản án, quyết địnhchưa có hiệu lực pháp luật ngay khi ký.Có hiệu lực pháp luật ngay kể từ ngày ký

Trên đây là những vấn đề liên quan đến sơ thẩm là gì? phúc thẩm khác sơ thẩm ở đâu?. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn Sơ thẩm là gì? Phân biệt sơ thẩm và phúc thẩm ở vụ án. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về xét xử sơ thẩm và phúc thẩm và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

Tư vấn pháp lý: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Văn phòng: [028] 777.00.888

Mail:

Đánh giá post

Video liên quan

Chủ Đề