Phụ cấp cho nhân viên y tế trường học

Phụ cấp cho nhân viên y tế kiêm thủ quỹ trường học. Nhân viên y tế trường học kiêm nhiệm thủ quỹ có được hưởng thêm phụ cấp dành cho thủ quỹ không?

Phụ cấp cho nhân viên y tế kiêm thủ quỹ trường học. Nhân viên y tế trường học kiêm nhiệm thủ quỹ có được hưởng thêm phụ cấp dành cho thủ quỹ không?

Tóm tắt câu hỏi:

Mình làm nhân viên y tế trường học kiêm nhiệm thủ quỹ trường. Như vậy mình có được hưởng thêm phụ cấp dành cho thủ quỹ trường không? Tiền lương tăng 8% cho những người dưới 2.34 nhưng đối với những người nghỉ hậu sản thì có được chi tăng trong 6 tháng nghỉ không. Mình làm trong trường mẫu giáo.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật Viên chức năm 2010;

– Luật cán bộ, công chức năm 2008;

– Bộ luật Lao động năm 2012;

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

– Nghị định 115/2015/NĐ-CP

Xem thêm: Nhiệm vụ và quyền hạn của thủ quỹ trong các đơn vị sự nghiệp

– Nghị định số 92/2009/NĐ-CP;

– Nghị định số 68/2000/NĐ-CP;

– Nghị định số 117/2014/NĐ-CP;

– Nghị định số 17/2015/NĐ-CP;

 Thông tư 05/2005/TT-BNV.

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Thông tư 05/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức thì:

Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức [kể cả công chức dự bị], viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm [không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo].”

Điểm d Khoản 2 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định đối tượng áp dụng các mức phụ cấp trách nhiệm như sau:

Xem thêm: Mẫu quyết định tăng lương, điều chỉnh lương nhân viên mới nhất năm 2022

“d] Mức 4, hệ số 0.1 áp dụng đối với:

Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;

Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng;

Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;

Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách [chuyên trách và bán chuyên trách] Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III;

Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế;

Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc;

Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra,theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên;

Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ;

Thủ quỹ cơ quan, đơn vị;

Tổ trưởng các ngành còn lại.”

Theo như bạn trình bày thì hiện nay bạn đang làm thủ quỹ của  trường mầm non, thủ quỹ là công việc đòi hỏi trách nhiệm cao thì bạn được hưởng phụ cấp trách nhiệm.

Theo quy định tại Nghị định số 17/2015/NĐ-CP Quy định về tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2.34 trở xuống. Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này quy định đối tượng có hệ số lương từ 2.34 trở xuống bao gồm:

 Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến cấp huyện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

“+ Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008; viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Luật Viên chức năm 2010.

+ Cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

+ Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao của đơn vị sự nghiệp công lập và hội có tính chất đặc thù;

+ Giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 – 2015.

>>> Luật sư tư vn pháp lut hành chính qua tổng đài: 1900.6568  

+ Viên chức làm việc trong Trạm Y tế xã theo quy định tại Nghị định số 117/2014/NĐ-CP quy định về y tế xã, phường, thị trấn.

+ Công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

+ Công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân.

+ Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong tổ chức cơ yếu.”

Theo đó, Điều 3 Nghị định này quy định “Người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này được tăng thêm tiền lương bằng 8% mức lương hiện hưởng [gồm hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh hiện hưởng nhân mức lương cơ sở]. 

Đối với trường hợp của bạn, bạn có hệ số lương là 2.34 thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 17/2015/NĐ-CP. Bạn cần lưu ý chế độ tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống quy định tại Nghị định 17/2015/NĐ-CP được tính hưởng kể từ ngày 1/1/2015 và tiền lương tăng thêm không dùng để tính đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT và tính các loại phụ cấp lương.

Ngoài ra, Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 115/2015/NĐ-CP  quy định, người lao động được hưởng chế độ khi sinh con với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Xem thêm: Mẫu quyết định cho thôi việc, nghỉ việc, sa thải nhân viên mới nhất năm 2022

Theo quy định tại khoản 1, Điều 157 Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ trước và khi sinh con là 6 tháng, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian đóng BHXH. Vì thế, trong mức bình quân tiền lương đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc sinh con không có khoản tiền lương tăng thêm, nên mức hưởng chế độ thai sản không có khoản tiền lương tăng thêm.

Do vậy, đối với trường hợp của bạn nghỉ hậu thai sản 6 tháng bạn sẽ không được hưởng khoản tiền lương tăng thêm, bạn sẽ được hưởng 8% lương tăng thêm kể từ khi bạn đi làm trở lại.

Video liên quan

Chủ Đề