Những bài tập Hình học lớp 6 kì 1

Các Dạng Toán Hình Lớp 6 Từ Cơ Bản đến Nâng Cao Có Đáp Án Chi Tiết. Tài liệu bao gồm hệ thống kiên thức, dạng toán theo chuyên đề và đề kiểm tra toán hình lớp 6 có đáp án. Tự học Online xin giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn tham khảo Các Dạng Toán Hình Lớp 6 Từ Cơ Bản đến Nâng Cao 

Tải Xuống 

Tài liệu bao gồm:

Phần 1: Các chủ đề nội dung lý thuyết

Phần 2: Các chủ đề: Các dạng bài tập quan trọng

Phần 3: Bài kiểm tra kết thúc chương

Phần 4: Bài kiểm tra kết thúc học kỳ
….

Nội dung 7 Chuyên Đề Theo từng chương Toán hình lớp 6

Chương I – Đoạn Thằng

Chuyên đề 1

Chuyên đề 2

Chuyên đề 3

Chương II – Góc

Chuyên đề 4

Chuyên đề 5

Chuyên đề 6

Chuyên đề 7

Từ khóa tham khảo: chuyên đề toán hình học lớp 6, Các dạng bài tập hình học lớp 6 chương 1, Những bài toán hình nâng cao lớp 6 HK2, Các bài Toán Hình học lớp 6 có lời giải, Chuyên đề Hình học 6, Các dạng bài tập Hình học lớp 6 chương 2, CHUYÊN DE hình học lớp 6 violet, Chuyên DE góc lớp 6, Ôn tập hình học lớp 6, Ôn tập hình học lớp 6 kì 2, On tập Hình học lớp 6 chương 2, Ôn tập phần hình học lớp 6 tập 2, Các dạng bài tập hình học lớp 6 chương 1, Các dạng bài tập Hình học lớp 6 chương 2, Các dạng Toán hình lớp 6 học kì 1, Các bài Toán Hình học lớp 6 có lời giải, Giải Toán lớp 6 hình học tập 2

Toancap2.net gửi tới các em 19 bài tập giúp các em ôn tập tốt phần Hình học 6 cuối kì 1. Có khó khăn gì trong khi làm bài các em hãy comment bên dưới.

Bài toán 1 : Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy A thuộc Ax, B thuộc Oy sao cho OA = 5cm, OB = 7cm. Tính AB.

Bài toán 2 : Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy A thuộc Ox và B thuộc Oy sao cho OA = 5cm, AB = 10cm. Tính OB và cho nhận xét.

  • 11 dạng toán về phân số – Số học 6
  • Các dạng toán Tính tổng dãy số lũy thừa có quy luật – Số học 6
  • Tập hợp và bài tập áp dụng – Số học 6
  • Luyện tập về tính chất chia hết của một tổng – Bồi dưỡng Toán 6
  • Các dạng toán về tính chất chia hết của một tổng – Bồi dưỡng Toán 6

Bài toán 3 : Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy A thuộc Ox ; B thuộc Oy sao cho OA = OB.

a] O là gì của AB.

b] Tính OA, OB biết AB = 12cm.

Bài toán 4 : Cho AB = 20cm. Lấy điểm M thuộc AB sao cho AM = 12cm.

a] Tính MB.

b] Gọi O là trung điểm của AM, I là trung điểm của MB. Tính OM, MI, OI.

Bài toán 5 : Trên tia Ax lấy AB = 12cm. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B sao cho AM – MB = 6cm.

a] Tính AM và MB.

b] Trên tia đối của tia MB lấy N sao cho M là trung điểm của NB. Tính NB.

c] Điểm N là gì của đoạn AB?

Bài toán 6 : Vẽ đoạn AB = 9cm. Điểm C nằm giữa hai điểm A và B sao cho

AC – CB = 3cm.

a] Tính AC và CB.

b] Lấy M nằm giữa A và C sao cho C là trung điểm của BM. Tính MC và BM.

c] Chứng minh M là trung điểm của đoạn thẳng AC.

Bài toán 7 : Cho AB = 40cm và C thuộc AB sao cho AC = 3CB.

a] Tính AC, CB.

b] Lấy M thuộc AC sao cho C là trung điểm của BM. Tính BM, AM và cho nhận xét.

Bài toán 8 : Trên đường thẳng xy lấy đoạn AB sao cho AB = 50cm và điểm C nằm giữa A và B sao cho AC = 4CB.

a] Tính AC, CB.

b] Lấy M thuộc xy sao cho A là trung điểm của CM và N thuộc xy sao cho B là trung điểm của CN. Chứng minh MN = 2CB và tính MN.

Bài toán 9 : Trên cùng tia Ax lấy AB = 4cm, AC = 12cm.

a] Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

b] Tính độ dài đoạn BC.

c] Lấy điểm M sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng AM. Tính BM, AM, MC.

Bài toán 10 : Trên cùng tia Ox lấy OA = 2cm, OB = 6cm.

a] Trong ba điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

b] Lấy điểm M sao cho A là trung điểm của đoạn thẳng OM. Tính AM, OM, MB.

c] Điểm M là gì của đoạn thẳng AM?

Bài toán 11 : Trê đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự ấy. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB và N là trung điểm của đoạn thẳng BC.

a] Chứng minh AC = 2MN.

b] Nếu AC = 18cm. Tính MN.

Bài toán 12 : Trên đường thẳng xy lấy đoạn thẳng AB = 10cm và điểm C nằm giữa A và B sao cho AC – CB = 4cm.

a] Tính độ dài của AC và CB.

b] Gọi M là trung điểm của AC và N là trung điểm của CB. Tính độ dài MN.

Bài toán 13 : Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy A thuộc Ox ; B thuộc Oy sao cho OA = 5cm ; OB = 7cm.

a] Tính độ dài AB.

b] Lấy điểm M sao cho A là trung điểm của OM và điểm N sao cho B là trung điểm của ON. Chứng minh MN = 2AB và tính MN.

Bài toán 14 : Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự sao cho AC = 8cm, AB = 3BC.

a] Tính AB, BC.

b] Lấy điểm M sao cho B là trung điểm của CM. Tính CM, BM, AM.

c] Chứng minh M là trung điểm của đoạn thẳng AC.

Bài toán 15: Vẽ đoạn thẳng AC = 15cm và điểm B nằm giữa A và C sao cho BC = 2AB.

a] Tính độ dài AB, BC.

b] Lấy điểm M thuộc AC sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng AM. Tính AM, BM, CM.

c] Điểm M là gì của đoạn thẳng BC.

Bài toán 16 : Vẽ đoạn thẳng AB = 20cm có điểm C nằm giữa hai điểm A và B sao cho AC – CB = 10cm.

a] Tính độ dài AC, CB.

b] Lấy điểm M thuộc AB sao cho C là trung điểm của đoạn thẳng BM. Tính BM.

c] Chứng minh M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Bài toán 17: Cho đoạn thẳng AB = 30cm và điểm C thuộc AB sao cho CB = $ \displaystyle \frac{1}{2}$AC.

a] Tính độ dài AC, CB.

b] Lấy điểm M sao cho C là trung điểm của đoạn thẳng BM. Chứng minh M là trung điểm của đoạn thẳng AC.

Bài toán 18 : vẽ đoạn thẳng AB = 40cm và C thuộc AB sao cho BC = $ \displaystyle \frac{1}{4}$AB.

a] Tính độ dài các đoạn thẳng AC, CB.

b] Lấy điểm M thuộc AB sao cho C là trung điểm của đoạn thẳng BM. Chứng minh điểm M là trung điểm của đoan thẳng AB.

Bài toán 19 : Trên đường thẳng xy lấy bốn điểm A, B, C, D theo thứ tự ấy sao cho AB = CD = 8cm, BC = 6cm.

a] Tính độ dài các đoạn thẳng AC, BD và cho nhận xét.

b] Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng BC. Tính độ dài các đoạn thẳng OA, OD và cho nhận xét.

Video liên quan

Chủ Đề