Phương án xử lý giờ đầu sự cố đê

Địa chỉ:Số 10 Phù Đổng Thiên Vương, Suối Hoa, Bắc Ninh.
Điện thoại:0222.3898777; 3852666; 3828899, Fax: 0222.3822492.

Email:

Số giấy phép: 154/GP - TTĐT, cấp ngày 22/8/2012.
Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH.
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Huy Phương - Chánh Văn phòng UBND tỉnh.
Phó Trưởng Ban biên tập: Ông Nguyễn Đăng Hòa - Giám đốc Cổng Thông tin điện tử tỉnh.

Hội nghị Tập huấn kỹ thuật hộ đê, PCTT cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, năm 2022.

Ngày 1/7/2022, tại TP. Thanh Hóa, Tổng cục Phòng chống thiên tai (PCTT) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị Tập huấn Kỹ thuật hộ đê, PCTT cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2022. Đồng chí Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT, Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT, chủ trì hội nghị.

Cùng dự có đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; các cục, tổng cục, vụ, viện, đơn vị liên quan của Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn và hơn 500 người thuộc các lực lượng hộ đê của 21 tỉnh, thành phố trong cả nước. Về phía tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Lê Đức Giang- Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu; đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Thủy lợi và các đơn vị liên quan của tỉnh cùng tham gia.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT, Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT và đồng chí Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chào mừng đại diện các Bộ, ngành, đơn vị, tổ chức liên quan và các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương; các đồng chí lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão (Chi cục Thủy lợi, PCTT) và lực lượng chuyên trách quản lý đê điều của 21 tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt và các quý vị đại biểu về dự Hội nghị. Các đồng chí nhấn mạnh: Hội nghị được tổ chức với mục tiêu nâng cao năng lực, tính chủ động, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, kiểm tra ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và hộ đê phòng chống thiên tai cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều - lực lượng trực tiếp chỉ đạo triển khai xử lý sự cố đê ngay từ giờ đầu, hạn chế thiệt hại do lũ, bão gây ra, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, đất nước và phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

Đồng chí Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT,

 Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT phát biểu khai mạc hội nghị.

Đây là hội nghị quan trọng để bổ trợ kiến thức kịp thời cho lực lượng quản lý đê chuyên trách ở các địa phương. Những người mới được bổ sung vào lực lượng hộ đê, quản lý đê cũng được tiếp cận nhiều kiến thức bổ ích, các văn bản luật và quy định liên quan đến quản lý, bảo vệ đê điều và PCTT. Ý kiến và những kiến nghị của đại diện các tỉnh, các lực lượng hộ đê và PCTT tại hội nghị sẽ được tiếp thu để cùng phối hợp thực hiện các giải pháp tốt nhất nhằm giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, an toàn cho hệ thống đê điều, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng trong phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang cho biết thêm: Thanh Hóa có 24 con sông, nằm ở 4 hệ thống sông chính (sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Bạng). Các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh, lòng sông hẹp, độ dốc lớn, chảy quanh co, uốn khúc. Bờ biển có hướng trực diện với hướng gió bão từ biển Đông. Tổng lượng mưa bình quân năm của tỉnh từ 1.800 - 2.000 mm, năm mưa lớn đến 2.200 mm; bình quân mỗi năm có từ 2-3 cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hóa và cũng là tỉnh có hệ thống đê điều lớn nhất cả nước, với 1.008 km đê sông, đê biển (trong đó đê cấp III đến cấp I dài 315 km, đê dưới cấp III dài 693 km); toàn bộ hệ thống đê bảo vệ cho 17 huyện, thị, thành phố với 409 xã, trong đó có 242 xã có đê đi qua.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại hội nghị

Là một trong những tỉnh thường xuyên chịu tác động của thiên tai, bão lũ nên Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Thanh Hóa luôn xác định công tác phòng, chống thiên tai là một nhiệm vụ trọng tâm hàng năm và lâu dài. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra; Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động tổ chức, triển khai thực hiện mọi công việc cần thiết phục vụ phòng, chống thiên tai theo đúng nguyên tắc “Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”, trong đó vai trò của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều là hết sức quan trọng trong việc thực hiện phối hợp với chính quyền địa phương quản lý, bảo vệ công trình đê điều, phòng, chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt tham mưu, hướng dẫn xử lý kỹ thuật khi có sự cố đê điều xảy ra.

Hội nghị này là cơ hội quý báu cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão (Chi cục Thủy lợi, PCTT) và lực lượng chuyên trách quản lý đê điều sẽ có thêm kinh nghiệm từ tổng kết thực tiễn tại các địa phương để vận dụng vào tình hình cụ thể của địa phương mình.

Các đại biểu tham luận tại hội nghị.

Tiếp đó, các đại biểu được lãnh đạo Tổng cục PCTT và các đơn vị trực thuộc thông tin khái quát nhận định về diễn biến bão, lũ thiên tai những tháng cuối năm 2022; Công tác PCTT, quản lý đê điều năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 – một số nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2022; Hướng dẫn nhiệm vụ của đồng chí Chi cục trưởng, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê trong công tác quản lý đê điều; giới thiệu một số văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; trao đổi các bài học kinh nghiệm hay trong công tác quản lý đê, lập quy hoạch, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, xử lý sự cố đê trong thời gian vừa qua. Đồng thời, các địa phương cũng có những ý kiến tham luận về về bài học kinh nghiệm, thực trạng và kiến nghị giải pháp về xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu”, công tác tuần tra canh gác, ứng cứu hộ đê trong mùa lũ sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ”; giải pháp nâng cao chất lượng, tiến độ duy tu, tu bổ đê điều; công tác lập phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh…

Từ đầu năm 2022 đến nay, nước ta đã xảy ra 95 trận mưa lớn, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, 93 trận dông lốc, 45 vụ sạt lở bờ sông, 131 trận động đất và 02 đợt rét đậm, rét hại. Thiệt hại làm 68 người chết, mất tích, 40 người bị thương; 136 nhà sập, 3.620 nhà hư hỏng, tốc mái. 167.979 ha lúa, hoa màu ngập úng, thiệt hại; 17.563 con gia súc, 56.046 con gia cầm bị chết. 299 ghe, thuyền bị chìm, hư hỏng; 3.678 ha diện tích NTTS, 8.803 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. 29 cầu tạm bị cuốn trôi, sạt lở 24,96 km đường giao thông, 623.738 m3 đất đá sạt lở. Ước tính thiệt hại khoảng 4.015 tỷ đồng.

Đặc biệt 02 đợt mưa lũ sớm trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình trong tháng 5, tháng 6/2022 gây ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt là các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc; các hồ Tuyên Quang, Sơn La, Hòa Bình đã phải mở cửa xả đáy điều tiết lũ. Trong đó, từ ngày 12-19/6 do ảnh hưởng của mưa lớn ở thượng nguồn và lượng nước từ Trung Quốc đổ về Hồ Sơn La tăng cao, hồ Hòa Bình đã phải mở 5 cửa xả đáy, mực nước sông Hồng, sông Thái Bình lên nhanh, một số sông ở hạ lưu do ảnh hưởng của triều cường mực nước lũ đã lên BĐ2, BĐ3, có sông trên BĐ3.

Mặc dù hệ thống đê điều đã được xây dựng, tu bổ, bồi đắp bền bỉ qua nhiều thế hệ, nhưng trên 2.741 km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt hiện còn 242 trọng điểm xung yếu và hơn 7.600 vụ vi phạm pháp luật về đê điều chưa được xử lý, là thực tại cần được quan tâm giải quyết và khắc phục.

Xuân Nghĩa