Phương pháp giảng dạy tại Việt Nam

5 phương pháp giảng dạy mới góp phần thay đổi giáo dục

Ngày cập nhật : 17/02/2019

Nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, và giáo dục nói chung đang tiến khá chậm chạp. Ngày nay, giáo dục đang  hướng tới một tương lai với những thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt của con người, khả năng thích ứng, phương pháp tư duy, đặt vấn đề đúng và khả năng quản lý.

Chúng tôi vô cùng quan tâm đến tương lai của việc học. Chúng tôi mong muốn được chia sẻ những phương pháp, cách thức sáng tạo để cải thiện, nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh và lãnh đạo nhà trường,  để truyền cảm hứng cho những người muốn cống hiến cho công việc mà họ đang làm.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận ra rằng nhiều nhà giáo dục [nếu không phải hầu hết] đang phải vật lộn trong quá trình thay đổi để điều chỉnh công việc giảng dạy hiện tại để đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi trong tương lai. Đối với những thầy cô giáo mới bước chân vào thế giới của những đổi mới, cải cách trong lĩnh vực giáo dục, chúng tôi  đưa ra một cách khái quát năm phương pháp giảng dạy mới, quan trọng nhất đang tạo ra tác động tích cực đến công việc học tập của học sinh trong thế giới hiện đại.

Việc học được cá nhân hóa ở trình độ cao. Ở các mô hình giảng dạy truyền thống, người ta tạo ra các chuẩn giáo dục dựa trên mức độ trung bình của các học sinh. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của xã hội khái niệm đó gần như không thực sự tồn tại. Nền giáo dục không thể và không bao giờ cung cấp cho một cá nhân học sinh mọi thứ họ cần. Việc học cần phải được cá nhân hóa dựa trên nhu cầu, khả năng, tính cách và năng lực của người học. Chính vì vậy các nhà giáo dục phải tìm cách điều chỉnh mức độ thử thách, nội dung bài học và phong cách giảng dạy theo từng nhu cầu của học sinh.

Điều này khiến công việc giảng dạy trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là đối với những người đang trực tiếp làm công việc giảng dạy.  Nó đòi hỏi, những lí thuyết về việc lấy người học làm trung tâm phải được áp dụng một cách triệt để. Nhưng quá trình cá nhân hóa học tập là một thách thức xứng đáng để các giáo viên, các nhà giáo dục quan tâm đầu tư thời gian, công sức. Các mạng lưới như Trường học Silicon đã từng chứng kiến những thành công lớn thông qua cách tiếp cận chặt chẽ và được quản lý tốt trong quá trình học tập cá nhân hóa.

Nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, và giáo dục nói chung đang tiến khá chậm chạp. Ngày nay, giáo dục đang  hướng tới một tương lai với những thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt của con người, khả năng thích ứng, phương pháp tư duy, đặt vấn đề đúng và khả năng quản lý dự án và con người.

Những mối quan tâm chung liên quan đến khái niệm Dạy học dự án chính là sự chuẩn bị cho trường đại học và nghề nghiệp tương lai.

Giáo viên đóng một vai trò quan trọng nếu không muốn nói là đặc biệt quan trọng trong dạy học theo dự án. Họ trở thành cộng tác viên và huấn luyện viên thay vì người giảng giải, truyền thụ tri thức. Giáo viên chính là người giúp đỡ học sinh điều hướng các dự án đầy thử thách. Nếu bạn có hứng thú tìm hiểu thêm, chúng tôi tập hợp một hướng dẫn có thể giúp bạn bắt đầu. Mạng công nghệ mới cũng cung cấp một ví dụ tuyệt vời.

Giáo dục trải nghiệm là gì và tại sao nó có vấn đề? Đây là câu hỏi mà chúng tôi đã gặp phải khi lần đầu tiên bắt đầu áp dụng nó vào khoảng hơn một năm rưỡi trước.

Tất cả chúng ta đều biết rằng nó rất có giá trị khi dành thời gian cho học sinh ra khỏi lớp học. Chúng ta sẽ tiến xa hơn một bước, khi tập trung vào việc tích hợp các kiến thức học được trong nhà trường và cộng đồng. Thông qua các tình huống thực tiễn, học sinh với các công cụ và kỹ năng cần thiết để cộng tác, suy nghĩ nghiêm túc và giải quyết những thách thức phức tạp. Học tập qua trải nghiệm tăng cường sự tham gia của học sinh, kết nối học sinh với cộng đồng trong một thời đại con người sống khá cô lập.

Ảnh minh hoạ/internet

Đánh giá quá trình có lẽ là nội dung nhẹ nhàng nhất mà giáo viên có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy. Đánh giá quá trình về cơ bản khác với đánh giá tổng kết truyền thống ở chỗ nó được thiết kế để cung cấp thông tin cần thiết để thực hiện việc điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy thay vì tập trung vào kết quả xem liệu một học sinh có đạt được mục tiêu hay không khi kết thúc một bài học.

Đánh giá quá trình khiến giáo viên và học sinh cảm thấy ít căng thẳng hơn so với đánh giá tổng kết. Nó là một phần quan trọng của việc học tập cá nhân và học tập dựa trên việc phát triển năng lực.

Giáo dục kiến tạo bao gồm cả các STEM, các dự án sáng tạo cho phép học sinh của bạn cơ hội được sáng tạo ở những phương diện khác nhau trong khi các môn học riêng biệt không cho phép điều đó. Các giáo viên nhận thấy những nội dung học sinh học được có cơ hội được biến thành các sản phẩm cụ thể.

Có hàng triệu điều mới mẻ và hiệu quả mà giáo viên có thể thử trong lớp học của mình. Đây chỉ là một số ít, nhưng rất cần thiết với các lớp học hiện đại. Và nếu bạn mới bắt đầu trên hành trình đổi mới, chúng tôi rất muốn ở bên cạnh bạn để cùng chia sẻ những khó khăn bạn phải.

Erik Dayn

Theo Táo Giáo Dục 

Được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ngày càng phổ biến ở Việt Nam, phương pháp dạy học tích cực kích thích sự sáng tạo và tích cực cho học sinh.

Phương pháp dạy học là gì?

Phương pháp dạy học là sự tương tác chung giữa giáo viên và học sinh ở trong một điều kiện dạy học tích cực để đạt được mục tiêu của việc dạy học.

Để xem xét về phương pháp dạy học, chúng ta cần nhìn ở 3 bình diện là: quan điểm, phương pháp dạy cụ thể và kỹ thuật dạy học. 

Quan điểm về phương pháp dạy

Là tổng thể các định hướng về hành động phương pháp có sự kết hợp của nhiều yếu tố như: nguyên tắc dạy học, cơ sở lý luận của lý thuyết dạy học, môi trường và điều kiện dạy học, định hướng về vai trò của giáo viên và học sinh khi tham gia vào quá trình dạy học.

Quan điểm dạy học chính là mô hình lý thuyết của phương pháp dạy học và bao gồm các định hướng có tính chiến lược.

Phương pháp dạy học cụ thể

Phương pháp dạy học được hiểu là những hành động, cách thức của học sinh và giáo viên ở trong điều kiện dạy học nhất định để đạt được mục đích của việc dạy học. Một số phương pháp dạy học có thể kể đến như: thảo luận, nghiên cứu, học nhóm,...

Kỹ thuật dạy học

Kỹ thuật dạy học là các phương pháp, cách thức hành động của giảng viên ở từng trường hợp cụ thể để điều khiển toàn bộ quá trình dạy học. Giảng viên có thể thực hiện một số kỹ thuật dạy học như: chia nhóm, đặt câu hỏi, phòng tranh,...

Một số chú ý:

Mỗi quan điểm dạy học sẽ có phương pháp dạy học phù hợp. Mỗi phương pháp dạy học cụ thể cũng có kỹ thuật dạy học phù hợp, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ.

Việc phân biệt phương pháp dạy học với kỹ thuật dạy học đôi khi chỉ mang tính chất tương đối. Ví dụ như động não, ở một số trường hợp được xem là phương pháp dạy học, đôi khi lại được xem là kỹ thuật dạy học.

Có những phương pháp dạy học có thể dạy chung cho nhiều môn, nhưng cũng có những phương pháp đặc thù chỉ áp dụng được với một môn học hoặc một nhóm các môn học cụ thể. Một phương pháp dạy học hay kỹ thuật môn học sẽ được gọi với nhiều cái tên khác nhau.

>> 4 kỹ năng giảng viên cần có trong thời đại 4.0

>> 9 mẹo đơn giản để giảng dạy trực tuyến tốt hơn

Các phương pháp dạy học tích cực

1. Phương pháp dạy học nhóm

Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực được đánh giá cao hiện nay. Nếu như giáo viên có thể tổ chức tốt thì sẽ giúp các em học sinh tích cực hơn trong việc học. Bên cạnh đó cũng giúp các em nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, trách nhiệm và khả năng giao tiếp của các em.

Quy trình thực hiện:

Cả lớp làm việc

- Giới thiệu về chủ đề

- Xác định nhiệm vụ chung cho các nhóm

- Tạo nhóm

Làm việc nhóm

- Chọn chỗ cùng làm việc

- Lên kế hoạch cho các công việc cần làm

- Đặt ra các quy tắc làm việc chung

- Xử lý các nhiệm vụ được giao

- Báo cáo kết quả đạt được

Cả lớp làm việc

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

- Đánh giá kết quả

Kỹ thuật chia nhóm

- Dựa vào thứ tự điểm danh, màu sắc,...

- Dựa vào hình ghép: giáo viên sẽ cắt một tấm hình thành nhiều mảnh, sau đó cho học sinh bốc ngẫu nhiên. Nếu các em có những mảnh ghép tạo thành một hình thì sẽ cùng chung một nhóm. 

- Dựa theo sở thích: Sắp xếp những học sinh có cùng sở thích vào chung một nhóm

- Dựa theo tháng sinh: cho các em học sinh có tháng sinh giống nhau vào chung một nhóm

2. Phương pháp giải quyết vấn đề

Mục đích của phương pháp dạy học này giúp kích thích tính tự lực và chủ động giải quyết vấn đề của học sinh. Giáo viên sẽ là người đưa ra các vấn đề nhận thức có sự mâu thuẫn giữa cái chưa biết và cái đã biết, sau đó hướng học sinh tìm cách giải quyết.

Quy trình thực hiện

- Xác định được vấn đề và tình huống cần giải quyết

- Tìm kiếm các tình huống liên quan đến vấn đề cần giải quyết

- Đưa ra các cách giải quyết vấn đề

- Phân tích, đánh giá kết quả của các phương án giải quyết vấn đề

- So sánh các kết quả của các biện pháp

- Chọn ra biện pháp tối ưu nhất

- Làm theo biện pháp đã chọn

- Rút kinh nghiệm khi giải quyết các biện pháp sau này

>> Mẫu kế hoạch học tập của sinh viên

>> 6 tính năng hệ thống quản lý học tập trực tuyến phải có

3. Phương pháp đóng vai

Đây là phương pháp thiên về thực hành được nhiều giảng viên áp dụng. Khi đó, giảng viên sẽ để học sinh diễn thử một vài cách ứng xử liên quan đến tình huống nào đó. Tuy nhiên việc quan trọng hơn cả là phần thảo luận của học sinh sau khi được đóng vai thực hành.

Quy trình thực hiện

- Giáo viên ra chủ đề, phân chia nhóm, đưa ra các tình huống và phân chia vai cho các nhóm. 

- Các nhóm sẽ cùng thảo luận với nhau

- Các nhóm lần lượt diễn đóng vai

- Cả lớp cùng thảo luận, đánh giá cách diễn, cách ứng xử

- Cuối cùng là đánh giá của giảng viên, sau đó đưa ra cách ứng xử phù hợp nhất với tình huống đó

4. Phương pháp trò chơi

Đây là phương pháp giảng viên giúp học viên tìm hiểu một vấn đề nào đó bằng cách chơi trò chơi. Phương pháp này giúp tăng sự kích thích, tò mò và hứng thú tìm hiểu vấn đề của học sinh.

Quy trình thực hiện

- Giáo viên phổ biến các thông tin về trò chơi

- Có thể tiến hành chơi thử nếu thấy cần thiết 

- Cho học sinh bắt đầu chơi trò chơi

- Đánh giá khi trò chơi kết thúc

- Thảo luận về ý nghĩa của trò chơi

- Phương pháp dạy học theo góc

Đây là phương pháp học sinh có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ ở nhiều phạm vi khác nhau trong lớp học, đáp ứng nhiều cách học tập khác nhau như: thực hành, khám phá, cơ hội để phát triển khả năng sáng tạo, cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ được giao từ đó áp dụng và trải nghiệm.

Để có thể áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, giảng viên cần nắm rõ các kiến thức về chuyên môn, có kỹ năng sư phạm, sự khéo léo trong ứng xử, thành thạo kỹ năng về công nghệ thông tin để áp dụng vào giảng dạy, định hướng đúng đắn cho học sinh mục tiêu đã đề ra nhưng vẫn đảm bảo sự tự do nhận thức cho học sinh. 

Hy vọng với bài viết này, các giảng viên có thể chọn ra cho mình phương pháp dạy học tích cực phù hợp với bản thân để có những bài giảng hấp dẫn và hữu ích hơn.

Video liên quan

Chủ Đề