Phương trình mặt phẳng (ABC trong không gian Oxyz)

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Cách làm bài tập viết phương trình mặt phẳng cơ bản - Cô Nguyễn Phương Anh [Giáo viên VietJack]

1. Phương pháp giải

Quảng cáo

+ Phương trình mặt phẳng đi qua điểm M[xo; yo; zo] và có vecto pháp tuyến n[A;B;C] ≠ 0→ :

A.[x- xo] + B[ y- yo]+C[ z- zo] =0

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng [P] đi qua điểm A[0; 1; -1] và có vecto pháp tuyến n→[2;3;4]

A. y – z + 1 = 0    B. 2x + y - z- 3= 0

C. 2x + 3y + 4z +1= 0    D. 2x- 3y - 4z - 1 = 0

Hướng dẫn giải:

Mặt phẳng [P] đi qua điểm A [0;1; -1] và có vecto pháp tuyến n[2;3;4] có phương trình là:

2[ x- 0] + 3[ y – 1] + 4[ z + 1] = 0

Hay 2x + 3y + 4z + 1 = 0

Chọn C.

Ví dụ 2: Cho hai điểm A[ 1;2; 7] và B[3; 0; -3], gọi M là trung điểm của AB. Viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm M và vecto pháp tuyến n→[2;-3;1]

A. 2x - 3y+ z + 2 = 0    B. 2x - 3y + z + 3=0

C. 2x - 3y+ z = 0    D. 2x – 3y + z - 3= 0

Quảng cáo

Hướng dẫn giải:

+ Do M là trung điểm của AB nên tọa độ điểm M là:

=> M[2; 1; 2]

+ Mặt phẳng đi qua điểm M[ 2; 1; 2] và có vecto pháp tuyến có phương trình là:

2[ x – 2] -3[ y- 1]+ 1[ z – 2 ] = 0

Hay 2x -3y + z - 3= 0

Chọn D.

Ví dụ 3: Cho tam giác ABC biết A[ 2; 1; 3] và B[ - 2; 3; -1] và C[ 0; 2; 1], gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm G và vecto pháp tuyến n→[2;1;1]

A. 2x+ y+ z- 3= 0    B. 2x+ y- z+ 3=0

C. 2x+ z- 3= 0    D. 2x+ y- z- 6= 0

Hướng dẫn giải:

+ Do G là trọng tâm của tam giác ABC nên tọa độ điểm G là:

=> G[ 0; 2; 1]

+ Mặt phẳng đi qua điểm G[0; 2; 1] và có vecto pháp tuyến n[2;1;1] có phương trình là:

2[ x- 0] + 1[ y - 2] + 1.[ z - 1] = 0

Hay 2x+ y+ z – 3= 0

Chọn A.

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

Cách 1:

Vecto pháp tuyến của mặt phẳng [P] là: n→[A;B;C]

Do mặt phẳng [α] // [P] nên vecto pháp tuyến của mặt phẳng [α] là n[A;B;C]

Phương trình mặt phẳng [α]:

A[x- xo] + B. [y – yo] + C[ z- zo] = 0

Cách 2:

Mặt phẳng [α ] // [P] nên phương trình mặt phẳng [α] có dạng:

Ax+ By + Cz + D’= 0 [*] với D' ≠ D

Vì mặt phẳng [α] đi qua điểm M [xo; yo; zo] nên thay tọa độ điểm M vào [*] tìm đươc D’

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng [P] đi qua điểm M [-1; 2; 0] và song song với mặt phẳng [Q]: x + 2y – 3z + 10 = 0.

A. x + 2y – 3z - 3= 0    B. x - 2y+ 3z + 5 = 0

C. x+ 2y - 3z +3 = 0    D. – x+ 2y + 10 = 0

Hướng dẫn giải:

Mặt phẳng [P] song song với mặt phẳng [Q] nên vecto pháp tuyến của mặt phẳng [P] là n[1;2-3] .

Mặt phẳng [P] đi qua điểm M [ -1; 2; 0] và có vecto pháp tuyến n[1;2-3] nên có phương trình:

1[ x+1] + 2[y- 2] – 3[ z- 0] = 0 hay x+ 2y – 3z – 3 = 0

Chọn A.

Ví dụ 2: Cho hai điểm A[0; -2;1] và B[ 2; 0; 3]. Gọi M là trung điểm của AB. Viết phương trình mặt phẳng [P] đi qua M và song song với mặt phẳng Q: 2x + 5y +z - 10 =0

A. 2x+ 5y + z+ 2= 0    B. 2x+ 5y + z+ 3= 0

C. 2x+ 5y + z - 4= 0    D. 2x+ 5y + z+ 1= 0

Hướng dẫn giải:

Do M là trung điểm của AB nên tọa độ điểm M là:

=> M[ 1; -1; 2]

Do mặt phẳng [P] song song với mặt phẳng [Q] nên mặt phẳng [P] có vecto pháp tuyến n[2;5;1]

Phương trình mặt phẳng [P] có vecto pháp tuyến n[2;5;1] và đi qua điểm M [1; -1; 2] là:

2[ x- 1] + 5[ y+ 1] + 1[z- 2] = 0 hay 2x + 5y + z + 1= 0

Chọn D.

Ví dụ 3: Trong không gian Oxyz, cho các điểm A [5; 1; 3], B[1; 2; 6], C[5; 0; 4], D[ -1; 2; -3]. Viết phương trình mặt phẳng đi qua D và song song với mặt phẳng [ABC]

A. x+ y – z - 4= 0    B. x+ y +z+ 2= 0     C.x - y+ z+ 6= 0     D. Tất cả sai

Hướng dẫn giải:

Ta có:

Gọi n là một vecto pháp tuyến của mặt phẳng [ABC] ta có

nên n→ cùng phương với [AB→, AC→]

Chọn n[1;1;1] là vecto pháp tuyến của mặt phẳng [ABC]

Do mặt phẳng [P] song song với mặt phẳng [ABC] nên mặt phẳng [P] có vecto pháp tuyến n[1;1;1]

Phương trình mặt phẳng [P] đi qua D [-1; 2; -3] và có vecto pháp tuyến n[1;1;1] là:

1[ x+ 1] + 1[ y – 2] + 1[ z+ 3] = 0 hay x+ y + z + 2= 0

Chọn C.

Ví dụ 4: Trong không gian Oxyz, cho các điểm A [-2;1;3], B[1; 2; 4], C[2; -1;3], D[0; 0; -1]. Viết phương trình mặt phẳng đi qua D và song song với mặt phẳng [ABC]

A. x+ 2y+ z- 2= 0     B. x- 2y- 5z- 5= 0     C. x+ 2y- 5z- 9= 0     D. Tất cả sai

Hướng dẫn giải:

Ta có:

Gọi n là một VTPT của mặt phẳng [ABC] ta có nên n→ cùng phương với

Chọn n[1;2;-5] là vecto pháp tuyến của mặt phẳng [ABC]

Do mặt phẳng [P] song song với mặt phẳng [ABC] nên mặt phẳng [P] có VTPT n [1; 2; -5].

Phương trình mặt phẳng [P] đi qua D [0; 0; -1] và có vecto pháp tuyến n là:

1. [x – 0]+ 2[ y – 0] - 5[ z+ 1] =0 hay x+ 2y – 5z – 5 = 0

Chọn D.

1. Phương pháp giải

* Viết phương trình mặt phẳng đi qua 3 điểm A, B, C không thẳng hàng.

1. Tìm tọa độ các vecto AB, AC

2. Vecto pháp tuyến của mặt phẳng [P] là n = [AB, AC]

3. Điểm thuộc mặt phẳng: A [hoặc B, hoặc C]

4. Viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và có vecto pháp tuyến n = [AB, AC]

Chú ý: Phương trình mặt phẳng [P] đi qua 3 điểm A[a;0;0]; B[0;b;0]; C[0;0;c] có dạng là:

x/a + y/b + z/c = 1 với a.b.c ≠ 0.

Trong đó A ∈ Ox; B ∈ Oy; C∈ Oz. Khi đó [P] được gọi là phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn.

* Viết phương trình mặt phẳng đi qua một điểm M và nhận hai vecto u, v làm vecto chỉ phương

1: Vecto pháp tuyến của mặt phẳng [ P]: n = [u, v]

2. Mặt phẳng [ P] đi qua điểm M và nhận vecto n làm VTPT

=> Phương trình mặt phẳng [P].

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm A[1; -2; 0], B[1; 1; 1] và C[0; 1; -2]

A. 9x- 3y+ 3z- 11= 0    B. 9x+ y- 3z – 7= 0

C. 9x- y- 3z- 11=0    D. 9x- y+ 3z- 10= 0

Hướng dẫn giải:

Ta có: AB[0;3;1]; AC => [AB, AC]= [ - 9; -1; 3]

Gọi n là một vecto pháp tuyến của mặt phẳng [ABC] ta có

nên n→ cùng phương với [AB→, AC→]

Chọn n[ 9;1; -3] ta được phương trình mặt phẳng [ABC] là

9.[ x – 1]+1.[y + 2] - 3[ z - 0] = 0 hay 9x + y – 3z – 7 = 0

Chọn B.

Ví dụ 2: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng [P] đi qua điểm M[5; 4; 3] và cắt các tia Ox, Oy, Oz tại các điểm A, B, C sao cho OA = OB = OC. Viết phương trình mặt phẳng [P].

A. x+ y+ z - 12 = 0    B. x- y- z + 2= 0

C. x- y+ z – 4= 0    D. x+ y- z – 6= 0

Hướng dẫn giải:

Do mặt phẳng [P] cắt các tia Ox, Oy, Oz tại các điểm A, B, C sao cho OA = OB = OC nên

A [a; 0; 0]; B[0; a; 0]; C[0; 0; a] ; [ a > 0]

Phương trình mặt phẳng [P] theo đoạn chắn là: x/a + y/a + z/a = 1

Do mặt phẳng [P] đi qua điểm M [5; 4; 3] nên ta có:

5/a + 4/a + 3/a = 1 => 12/a = 1 => a = 12

Khi đó, phương trình mặt phẳng [P] là: x/12 + y/12 + z/12 = 1 hay x+ y + z – 12 = 0

Chọn A.

Ví dụ 3: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, cho bốn điểm A[5; 1; 3], B[1; 6;2], C[5; 0; 4], D[4; 0; 6]. Mặt phẳng [P] đi qua hai điểm A, B và song song với đường thẳng CD có phương trình là:

A. x+ 4y+ z- 27= 0    B. 10x+ 9y+ 5z- 74= 0

C. 10x- 5y- 9z+ 22= 0    D. Tất cả sai

Hướng dẫn giải:

Ta có: AB[-4;5-1]; CD[-1;0;-2] => [AB, CD] = [10; 9; 5]

Gọi n→ là một vecto pháp tuyến của mặt phẳng [P]

Do A, B thuộc mặt phẳng [P], mặt phẳng [P] song song với đường thẳng CD nên ta có:

nên n→ cùng phương với [AB→, CD→].

Chọn n = [10;9;5]

Vậy phương trình mặt phẳng [P] có vecto pháp tuyến n→ và đi qua điểm A[5; 1; 3] là:

10 [x – 5] + 9 [ y- 1] + 5 [ z – 3] = 0 hay 10x + 9y + 5z – 74 = 0

Chọn B.

Ví dụ 4: Viết phương trình mặt phẳng [P] đi qua M[ 2; -1; 2]và nhận hai vecto u[1;2;3] và v[-2;1;0] làm vecto chỉ phương?

A. 3x+ 6y- 5z+ 1= 0    B. – 3x- 6y + 5z- 10= 0

C. 3x+ 5y- 6x+ 8= 0    D. 3x- 6y+ 5z+ 1= 0

Hướng dẫn giải:

Ta có hai vecto u[1;2;3] và v[-2;1;0] là vecto chỉ phương của mặt phẳng [P] nên một vecto pháp tuyến của mp [P] là: n→ = [u→,v→] = [- 3; - 6; 5]

Mặt phẳng [P] nhận n làm vecto pháp tuyến và đi qua điểm M[ 2; -1; 2 ] nên phương trình mặt phẳng [ P] là:

-3[ x- 2] – 6 [ y+ 1] + 5[ z-2]= 0 hay – 3x- 6y+ 5z - 10= 0

Chọn B.

Ví dụ 5: Viết phương trình mặt phẳng [P] đi qua A[ 2; -3; 4]; B[2; 1; -3] và mặt phẳng [P] nhận vecto u[ 2; 0; 1] làm vecto chỉ phương ?

A. 2x- 7y- 4z- 9= 0    B. 2x- 5y+ 3z – 9= 0

C. 2x+ 5y- 7z+ 10= 0    D. 2x+ 7y- 4z+ 10= 0

Hướng dẫn giải:

+ Ta có: AB→[0; 4; -7]

+ Lại có mặt phẳng [ P] nhận vecto u[ 2; 0; 1] làm vecto chỉ phương nên một vecto pháp tuyến của mp[ P] là: n = [u;AB] = [-4; 14; 8]= -2[ 2; -7; -4]

=> Phương trình mặt phẳng [ P] đi qua A[2; -3; 4] và nhận n làm VTPT là:

2[ x-2] – 7[ y+ 3] – 4[ z- 4] =0 hay 2x – 7y - 4z- 9=0

Chọn A.

1. Phương pháp giải

+ Phương trình mặt phẳng đi qua điểm M [xo; yo; zo] và có vecto pháp tuyến n[A:B:C] là:

A[x – xo] + B[ y – yo] + C[z- zo ] = 0

+ Cho trước hai điểm A và B. Viết phương trình mặt phẳng trung trực của AB :

• Gọi I là trung điểm của AB. Suy ra tọa độ điểm I [ áp dụng công thức trung điểm của đoạn thẳng].

• Mặt phẳng trung trực của AB đi qua điểm I và nhận AB làm vecto pháp tuyến

=> Phương trình mặt phẳng trung trực của AB.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho hai điểm A[ 2; 1; 0] và B[-4 ; -3; 2] . Viết phương trình mặt phẳng trung trực của AB?

A. 3x + 2y - z+ 6= 0    B. 6x- 4y + 4z+ 3= 0

C. 3x – 2y – 2z+ 4= 0    D. 6x + 4y + 4z+ 1= 0

Hướng dẫn giải:

+ Gọi [P] là mặt phẳng trung trực của AB.

=> Mặt phẳng [ P] nhận AB [- 6; -4; 2] làm vecto pháp tuyến. Chọn n [ 3; 2; -1]

+ Gọi I là trung điểm của AB; tọa độ điểm I là:

=> I[ -1; - 1; 1]

+ Mặt phẳng [ P] qua I [- 1; -1; 1] và vecto pháp tuyến có phương trình là:

3[ x+ 1]+ 2[ y+ 1] – 1[ z – 1] = 0 hay 3x + 2y – z + 6 = 0

Chọn A.

Ví dụ 2: Cho hai điểm A[ 0; 2; -3] và B[ 4; -4; 1]. Gọi M là trung điểm của AB.Viết phương trình mặt phẳng trung trực của OM?

A. 2x + y +z+ 3= 0    B. 2x + y - z+ 3= 0

C. 2x – y – z - 3 = 0    D. 2x – y + z+ 1= 0

Hướng dẫn giải:

+ Do M là trung điểm của AB nên tọa độ của M là:

=> M[ 2; -1; -1]

+ Gọi [P] là mặt phẳng trung trực của OM.

=> Mặt phẳng [ P] nhận OM[2;-1;-1] làm vecto pháp tuyến

+ Gọi I là trung điểm của OM; tọa độ điểm I là:

+ Mặt phẳng [ P] qua I và vecto pháp tuyến OM[2;-1;-1] có phương trình là:

2.[x-1] - 1.[y+1/2] - 1.[z+1/2] = 0 hay 2x – y – z – 3= 0

Chọn C.

Ví dụ 3: Trong mặt phẳng tọa độ Oxyz; cho hai điểm A và B. Gọi I là trung điểm của AB. Viết phương trình mặt phẳng trung trực của AB biết tọa độ điểm A[ 1; 2; 0] và I[ -2; 1; 1]

A. x + y- z+ 1= 0    B. 3x+ y- z+ 6= 0

C. 3x- y+ z- 1= 0    D. Tất cả sai

Hướng dẫn giải:

+ Gọi [P] là mặt phẳng trung trực của AB .

=> Mặt phẳng [ P] đi qua I và vuông góc AI

=> Mặt phẳng [ P] đi qua I [ -2; 1; 1] và nhận vecto IA [ 3; 1; -1] làm vecto pháp tuyến

Phương trình mặt phẳng [P]:

3[ x+ 2] + 1[ y-1] – 1[z- 1] = 0 hay 3x+ y – z+ 6= 0

Chọn B.

1. Phương pháp giải

+ Phương trình mặt phẳng [P] đi qua ba điểm A[a; 0; 0] ; B[ 0; b; 0] , C[0;0; c] với abc ≠ 0 có phương trình: x/a + y/b + z/c = 1

+ Phương trình mặt phẳng có dạng: x/a + y/b + z/c = 1 cắt ba trục Ox; Oy;Oz lần lượt tại các điểm A[a; 0; 0]; B[0; b; 0] và C[ 0; 0; c] .

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho mặt phẳng [P]: 2x - y+ 2z - 4= 0. Viết phương trình mặt phẳng [P] theo đoạn chắn?

Hướng dẫn giải:

Mặt phẳng [ P] cắt các trục tọa độ Ox; Oy; Oz lần lượt tại A[ 2; 0; 0]; B[ 0; -4; 0] và C[0; 0; 2]

=> Phương trình mặt phẳng [ P] theo đoạn chắn là: x/2 + y/-4 + z/2 = 1

Chọn C.

Ví dụ 2: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, gọi [P] là mặt phẳng qua G[1; -2; -1] và cắt các trục Ox; Oy; Oz lần lượt tại các điểm A; B; C [khác gốc O] sao cho G là trọng tâm của tam giác ABC. Khi đó mặt phẳng [P] có phương trình:

A. 2x - y+ 2z + 3 = 0    B. 2x – y - 2z – 6 =0

C. 2x + y - 2z + 9 = 0    D. 2x+ y + 3z - 9 =0

Hướng dẫn giải:

Gọi tọa độ ba điểm A[ a; 0; 0]; B[0; b; 0] và C[0; 0; c] với , khi đó mặt phẳng [P] phương trình có dạng:

Mà điểm G[ 1; 2; 3] là trọng tâm tam giác ABC nên

Chọn B.

Ví dụ 3: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho mặt phẳng [P] đi qua điểm H[2; 1;1] và cắt các trục Ox, Oy, Oz lần lượt tại A; B; C [khác gốc toạ độ O] sao cho H là trực tâm tam giác ABC. Mặt phẳng [P] có phương trình là:

A. 2x+ y + z - 6= 0    B. 2x + y + z+ 6 = 0

C. 2x – y + z +6 = 0    D. 2x+ y - z + 6 = 0

Hướng dẫn giải:

Gọi tọa độ ba điểm A[a; 0; 0]; B[0; b; 0] và C[0; 0; c] với , khi đó mặt phẳng [ P] phương trình có dạng:

Ta có:

Điểm H[2; 1; 1] là trực tâm tam giác ABC nên

Thay a; b; c vào [1], ta được: [P]: x/3 + y/6 + z/6 = 1

hay [P]: 2x+ y + z - 6 = 0

Chọn A.

Ví dụ 4: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho mặt phẳng [P] đi qua điểm M[1; 1; 1] và cắt chiều dương các trục Ox, Oy, Oz lần lượt tại A; B; C [khác gốc toạ độ O] sao cho tứ diện OABC có thể tích nhỏ nhất. Mặt phẳng [P] có phương trình là:

A. x – y - z- 3 = 0    B. x+ y+ z+ 3= 0

C. x+ y+ z - 3 = 0    D. x+ y – z+ 3 = 0

Hướng dẫn giải:

Gọi tọa độ ba điểm A[a; 0; 0]; B[0; b; 0] và C[ 0; 0; c] với a; b;c > 0 . Khi đó phương trình mặt phẳng [P] có dạng:

Điểm M[1;1;1] thuộc [P] nên ta có: 1/a + 1/b + 1/c = 1.

Thể tích khối tứ diện OABC: VO.ABC = 1/6.OA.OB.OC = 1/6 a.b.c

Áp dụng bất đẳng thức Côsi cho ba số dương 1/a; 1/b; 1/c :

Do 1/a + 1/b + 1/c = 1 nên suy ra abc ≥ 27 => 1/6 ≥ abc ≥ 9/2 .

=> VOABC đạt giá trị nhỏ nhất bằng 9/2 khi 1/a = 1/b = 1/c = 1/3

⇔ a = b = c = 3

[P]: x/3 + y/3 + z/3 = 1 ⇔ x + y + z - 3 = 0

Chọn C

1. Phương pháp giải

+ Đường thẳng d:

nhận vecto u→[a; b; c] làm vecto chỉ phương.

Đường thẳng :

nhận vecto u→[a; b; c] làm vecto chỉ phương.

+ Để viết phương trình mặt phẳng [α] đi qua M và vuông góc với đường thẳng d ta làm như sau:

Tìm vecto chỉ phương của d là ud

Vì d ⊥ [α] nên [α] có vecto pháp tuyến là = ud

Áp dụng cách viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và có 1 vecto pháp tuyến

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng [P] đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng d:

A. 2x – z = 0    B. –y+ 2z= 0     C. x- y+ 2z= 0     D. x + z = 0

Hướng dẫn giải:

+Đường thẳng d có vecto chỉ phương ud[2;0;-1]

+Mặt phẳng [P] vuông góc với đường thẳng [d] nên [P] có một vecto pháp tuyến là:

nP →= ud[2; 0; -1]

+ Khi đó phương trình mặt phẳng [P] đi qua O và có vecto pháp tuyến nP là:

2[x – 0] + 0 [y -0] – 1. [z – 0] = 0 hay 2x – z = 0

Chọn A.

Ví dụ 2: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, cho ba điểm A [-2; 3; -3], B[2; 1; -1] và C[0; 2; 0]. Viết phương trình mặt phẳng qua A và vuông góc với đường thẳng BC.

A. 2x+ y – z - 3= 0     B. x+ 2y - 2z + 2 = 0

C. -2x + y + z - 4 = 0    D. x + y + z + 2 = 0

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng BC có vecto chỉ phương u = BC = [-2; 1;1].

Do mặt phẳng [P] vuông góc với đường thẳng BC nên mặt phẳng [P] có vecto pháp tuyến là n = BC = [-2; 1; 1]

Phương trình mặt phẳng cần tìm là:

-2[ x+ 2] + 1. [ y – 3] + 1[ z+ 3] = 0 hay -2 x + y+ z – 4= 0

Chọn C.

Ví dụ 3: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho hai điểm A [1; 2; 3] và B[ 3; 0; -1]. Gọi I là trung điểm của AB. Viết phương trình mặt phẳng [ P] đi qua I và vuông góc với đường thẳng [d]:

?

A. 5x+ 27 y - 5z + 12 = 0    B. 2x+ y+ 3z + 8 = 0

C. 2x+ y+ 3z - 8=0    D. 5x+ 27y – 5 z – 7= 0

Hướng dẫn giải:

+ I là trung điểm của AB nên tọa độ điểm I là:

=> I [2; 1; 1]

+ Đường thẳng d có vecto chỉ phương là: u [2; 1; 3]

+ Do mặt phẳng [ P ] vuông góc với đường thẳng [d] nên mp [P] có VTPT là n[2;1;3]

=> Phương trình mặt phẳng [ P] : 2[ x-2] + 1[ y- 1] + 3[ z - 1] =0

Hay 2x+ y+ 3z – 8 = 0

Chọn C.

Ví dụ 4: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho tam giác ABC với A [1;0; -1]; B[2; 1; -1] Và C[ 3; 2; -1]. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Viết phương trình mặt phẳng [ P] đi qua G và vuông góc với đường thẳng [d] :

?

A. 2x - 3y+ z- 10= 0    B. 3x- 4y+ z - 1= 0

C. 3x+ 4y - z + 3= 0    D. 4x- 3y+ 2z - 10= 0

Hướng dẫn giải:

+ Do G là trọng tâm của tam giác ABC nên tọa độ điểm G là:

=> G[ 2; 1; -1]

+ Đường thẳng d có vecto chỉ phương là: u[3;-4;1]

.

+ Do mặt phẳng [ P ] vuông góc với đường thẳng [d] nên mp [P] có vecto pháp tuyến là : n[3;-4;1]

=> Phương trình mặt phẳng [ P]: 3[ x- 2] – 4[ y - 1] + 1[ z + 1] = 0

Hay 3x – 4y + z- 1= 0

Chọn B.

1. Phương pháp giải

• Tìm vecto pháp tuyến của [β] là

• Tìm vecto chỉ phương của Δ là

• Vecto pháp tuyến của mặt phẳng α là

• Lấy một điểm M trên Δ

• Áp dụng cách viết phương trình mặt phẳng đi qua một điểm và có VTPT nα→

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt phẳng [P] chứa đường thẳng

và vuông góc với mặt phẳng [Q]: x+ 2y - z+ 10 = 0

A. x+ z = 0    B. x+ y +1= 0    C. y - z + 1= 0     D. x – y + 2z= 0

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng d đi qua điểm A [ -1; 2; 1] và có vecto chỉ phương u [-1;2;1]

Mặt phẳng [Q] có vecto pháp tuyến nQ = [1;2;-1]

Mặt phẳng [P] chứa đường thẳng d và vuông góc với [Q] nên [P] có một vecto pháp tuyến là

n =[u ,nQ ]= [ - 4; 0; -4] = - 4[1; 0; 1]

Phương trình mặt phẳng [P] đi qua A[ -1; 2; 1] và có VTPT n' [1; 0; 1] là:

1[ x + 1] + 0[ y - 2] + 1[ z - 1] = 0 hay x+ z = 0

Chọn A.

Ví dụ 2: Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, mặt phẳng [P] chứa đường thẳng

và vuông góc với mặt phẳng α : 2x – y + 3z – 98= 0 có phương trình là

A. 2x+ 3y+ 8z- 10= 0    B. 5x+ 8y – 6z- 1= 0

C. 5x+ 8y+ 3z- 1= 0    D.5x - 8y- 6z – 5 = 0

Hướng dẫn giải:

+ Đường thẳng ∆ có vecto chỉ phương là u∆ [2;2; -1] và đi qua điểm A[ -1; 1; -3].

+ Mặt phẳng [α] có vecto pháp tuyến là: [ 2; -1; 3]

+ Mặt phẳng [P] chứa đường thẳng ∆ và vuông góc với mặt phẳng [α] nên [P] có một vecto pháp tuyến là n→=[u∆→ ,nα→ ] = [5; -8; -6] và đi qua A[0; -1; 2]

Phương trình mặt phẳng [P] cần tìm là:

5[ x+ 1] – 8[ y - 1] – 6[ z + 3] = 0 hay 5x - 8y - 6z - 5 = 0

Chọn D.

Ví dụ 3: Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho hai điểm A[3; 1; 1], B[ 2; -1; 2] và mặt phẳng : 2x – y + 2z + 50= 0. Mặt phẳng [P] đi qua hai điểm A; B và vuông góc với mặt phẳng α có phương trình là

A. x – 3y – 5z + 5 = 0    B. 3x - 4y – 5z = 0.

C. 3x - 4y – 5z – 2= 0    D. 3x+ 4y – 5z = 0

Hướng dẫn giải:

Ta có đường thẳng AB nhận AB [-1 ; -2 ; 1] làm vecto chỉ phương

Mặt phẳng [α] có vecto pháp tuyến [2 ; -1 ; 2]

+ Mặt phẳng [P] đi qua hai điểm AB nên chứa đường thẳng AB và vuông góc với mặt phẳng [α] nên [P] có một VTPT là n→ = [AB→ , nα→ ] = [-3; 4; 5] và đi qua A[3; 1; 1]

+ Phương trình mặt phẳng [P] cần tìm là:

-3[ x- 3] + 4[ y-1] + 5[ z- 1] = 0 hay -3x + 4y + 5z= 0

Vậy phương trình mp [P]: - 3x + 4y+ 5z = 0 ⇔ 3x- 4y- 5z= 0

Chọn B.

1. Phương pháp giải

Tìm vecto chỉ phương của ∆; ∆’ là u1 ; u2

Vecto pháp tuyến của mặt phẳng [α] là = [u1, u2]

Lấy 1 điểm M trên đường thẳng ∆

Áp dụng cách viết phương trình mặt phẳng đi qua một điểm và có 1 vecto pháp tuyến.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt phẳng [P] chứa đường thẳng

A.– 6x+ y+ 2z- 3= 0    B. -6x+ y+ 2z+ 3= 0

C. 6x+ y- 2z+ 1= 0    D. 6x- y- 2z+ 4= 0

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng d1 đi qua điểm M [1; 1; 1] và có vecto chỉ phương u1→[0;-2;1]

Đường thẳng d2 đi qua điểm N [1; 0;1] có vecto chỉ phương u2→[1;2;2]

Ta có: [u1→,u2→] = [ - 6; 1; 2]

Gọi n→ là một vecto pháp tuyến của mặt phẳng [P] ta có:

nên → cùng phương với [u1→,u2→] . Chọn n→ [ -6; 1; 2]

Mặt phẳng [P] đi qua điểm M [1; 1; 1] và nhận VTPT n→ [-6; 1; 2] có phương trình là:

- 6[x -1] + 1[ y- 1] + 2[ z - 1]= 0 hay – 6x + y + 2z + 3= 0

Thay tọa độ điểm N vào phương trình mặt phẳng [P] thấy không thỏa mãn.

Vậy phương trình mặt phẳng [P] là – 6x + y + 2z + 3= 0

Chọn B.

Ví dụ 2: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai đường thẳng

Mặt phẳng α chứa ∆1 và song song với đường thẳng ∆2 có phương trình là

A. x+ 4y + 2z + 2 = 0    B. 3x – 2y + 2z – 6 = 0

C. 3x – 2y + 2z + 6 = 0    D. x+ 4y+ 2z - 2 = 0

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng ∆_1 đi qua điểm M [0; 1; -2] và có vecto chỉ phương u1→ [2; 1; -2]

Đường thẳng d_2 đi qua điểm N [0; 0; 2] có vecto chỉ phương u2→ [2; 2; -1]

Ta có: [u1→, u2→] = [3; -2; 2]

Gọi n → là một vecto pháp tuyến của mặt phẳng [P] ta có

nên n→ cùng phương với [u1→, u2→] .Chọn n→ [ 3; -2; 2]

Mặt phẳng [α] đi qua điểm M [0; 1; -2] và nhận VTPT n→ [ 3; -2; 2] có phương trình là:

3[ x- 0] – 2[ y – 1] + 2[ z+ 2] = 0 hay 3x – 2y + 2z + 6 = 0

Thay tọa độ điểm N vào phương trình mặt phẳng [ thấy không thỏa mãn.

Vậy phương trình mặt phẳng [P] là 3x - 2y + 2z + 6 = 0

Chọn C.

Ví dụ 3: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng

.Viết phương trình mặt phẳng [P] chứa d và song song với d’

A. x+ 3y - 2z - 24= 0    B. x+ 3y+ 2z - 24=0

C. x - 3y+ 2z + 12= 0    D. x - 3y - 2z - 1= 0

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng d đi qua điểm M [1; 5; 4] và có vecto chỉ phương u1→ [2; 0; -1]

Đường thẳng d’ đi qua điểm N [3; 6;0] có vecto chỉ phương u2→ [1; 1; -1]

Ta có: [u1→, u2→] = [1; 3; 2]

Gọi n→ là một vecto pháp tuyến của mặt phẳng [P] ta có nên n→ cùng phương với [u1→, u2→]. Chọn n→[1;3;2] .

Mặt phẳng [P] đi qua điểm M [1; 5; 4] và nhận vecto pháp tuyến n→[1;3;2] có phương trình là:

1[ x -1] + 3[ y -5] + 2[ z- 4] = 0 hay x+ 3y + 2z – 24= 0

Thay tọa độ điểm N vào phương trình mặt phẳng [P] thấy không thỏa mãn.

Vậy phương trình mặt phẳng [P] là x+ 3y + 2z – 24= 0.

Chọn B.

Ví dụ 4: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, cho bốn điểm A[5; 1; 3], B[1; 6;2], C[5; 0; 4], D[4; 0; 6]. Mặt phẳng [P] đi qua hai điểm A, B và song song với đường thẳng CD có phương trình là:

A. 10x+ 9y + 5z - 74= 0    B. 10x – 9y – 5z+ 2= 0

C. 10x - 9y + 5z + 56= 0    D. Đáp án khác

Hướng dẫn giải:

Ta có: AB→ [- 4; 5; -1]; CD→[ -1; 0; 2] =>[AB→, CD→] = [ 10; 9; 5]

Gọi n→ là một vecto pháp tuyến của mặt phẳng [P]

Do A, B thuộc mặt phẳng [P], mặt phẳng [P] song song với đường thẳng CD nên ta có nên n→ cùng phương với [AB→, CD→] . Chọn n→ [10; 9; 5]

Vậy phương trình mặt phẳng [P] có VTPT n→ [10; 9; 5] và đi qua điểm A[5; 1; 3] là:

10. [x – 5] + 9[ y- 1]+ 5[ z- 3] =0 hay 10x + 9y + 5z – 74 =0

Thay tọa độ C, D vào phương trình thấy không thỏa mãn.

Vậy phương trình mặt phẳng cần tìm là 10x +9y + 5z – 74= 0

Chọn A.

1. Phương pháp giải

• Tìm vecto chỉ phương của đường thẳng d là u→ . Lấy 1 điểm N trên d, tính tọa độ vecto MN→

• Vecto pháp tuyến của mặt phẳng [P] là n→ = [u→, MN→]

• Áp dụng cách viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và có vecto pháp tuyến.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, cho điểm A [4; -3; 1] và đường thẳng d:

. Viết phương trình mặt phẳng [P] chứa điểm A và đường thẳng d.

A. 10x+ 6y – 13z + 1= 0    B. 10 x – 6y- 13z + 12 = 0

C. 10x + 6y – 13z – 9 = 0    D. 10x – 6y – 13z+ 19 = 0

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng d đi qua điểm N[-1; 1; -1] và có vecto chỉ phương u→[2;1; 2]; AN→[ - 5; 4; -2]

Mặt phẳng [P] chứa đường thẳng d và đi qua điểm A nên [P] có một vecto pháp tuyến là

n→ = [u→; AN→] = [ - 10; -6; 13] = - [10; 6; -13]

Phương trình mặt phẳng [P] là:

10[x – 4] + 6 [ y+ 3] – 13[ z- 1] = 0 hay 10x + 6y – 13z – 9 = 0

Chọn C.

Ví dụ 2: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, mặt phẳng [P] qua điểm A[0; 0; 2] và chứa trục hoành có phương trình là:

A. y= 0    B. y= 2    C. z= 2    D. x= 0

Hướng dẫn giải:

Trục hoành đi qua gốc tọa độ O[0; 0; 0] và có vecto chỉ phương u→[1; 0; 0] ; OA→[0; 0; 2]

Mặt phẳng [P] chứa đường thẳng d và đi qua điểm A nên [P] có một vecto pháp tuyến là

n→ = [u→; OA→] = [0; -2; 0] = -2 [0; 1;0]

Phương trình mặt phẳng [P] là: 0[ x- 0] + 1[ y-0] + 0[z - 2] = 0 hay y = 0

Chọn A.

Ví dụ 3: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; mặt phẳng [P] đi qua A[ 1; 2; 3] và chứa đường thẳng d:

Phương trình mặt phẳng [P] có dạng 5x+ ay+ bz+ c= 0. Tính a+ b+ c?

A. - 1     B. 3     C. 2     D. 5

Hướng dẫn giải:

+ Đường thẳng d đi qua điểm N[1; -1; -1] và có vecto chỉ phương u→[2; 1; 3]; AN→[0; -3; -4]

Mặt phẳng [P] chứa đường thẳng d và đi qua điểm A nên [P] có một vecto pháp tuyến là

n→ = [u→;AN→] = [ 5; 8; -6]

Phương trình mặt phẳng [P] là: 5[ x- 1]+ 8[ y-2] – 6[ z- 3] = 0 hay 5x+ 8y- 6z – 3= 0

=> a+ b+ c = 8+ [-6] + [-3] = - 1

Chọn A.

Ví dụ 4: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho mặt phẳng [P] đi qua điểm A[1; 2; 1]; B[ 1; -2; 0] và C[2; 1; 2]. Phương trình mặt phẳng [ P] có dạng : 5x+ ay+ bz+ c= 0. Tính a.b.c?

A. 10     B. – 8     C. 6     D.12

Hướng dẫn giải:

+ Ta có: AB→ [0; -4; -1]; BC→ [ 1; 3; 2]

+ Mặt phẳng [P] đi qua ba điểm A; B và C nên [P] có một vecto pháp tuyến là

n→ = [AB→, BC→] = [- 5; -1; 4] = - [ 5; 1; -4]

=> Phương trình mặt phẳng [P] là:

5[x- 1] +1[ y- 2] – 4[ z- 1] = 0 hay 5x+ y – 4z -3= 0

=> a= 1; b= -4 và c= -3 nên a.b.c= 1.[-4].[-3] = 12

Chọn D.

1. Phương pháp giải

• Tìm vecto chỉ phương của d và d’ là u1→; u2→

• Vecto pháp tuyến của mặt phẳng [P] là n→ = [u1→; u2→]

• Lấy 1 điểm M trên d

• Áp dụng cách viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và có vecto pháp tuyến.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, mặt phẳng [P] chứa hai đường thẳng

có phương trình là

A. [P]: x+ y- z+ 2= 0    B. [P] : x- y- z+ 2= 0

C. [P] : x- z+ 2= 0    D. Không tồn tại.

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng d1 đi qua điểm M[-2; -1; 1] và có vecto chỉ phương u1 [2; 1; 1]

Đường thẳng d2 đi qua điểm N[-1; 0; 1] và có vecto chỉ phương u2 [1; -1; 2]

Ta có: [u1,u2] = [ 3; -3; -3]; MN1 [1; 1;0]

Do MN . [u1,u2] = 3. 1+ [- 3].1+ [- 3]. 0 = 0 nên đường thẳng d1 và d2 cắt nhau.

Mặt phẳng [P] chứa đường thẳng d1 và d2 cắt nhau nên [P] có một vecto pháp tuyến là

n = [u1,u2] = [3; -3; -3] = 3[ 1; -1; -1]

Phương trình mặt phẳng [P] là:

1[ x+ 2] – 1[ y+ 1] - 1[ z- 1] = 0 hay x- y - z + 2= 0

Chọn B.

Ví dụ 2: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, phương trình mặt phẳng [P] chứa hai đường thẳng

có dạng 6x+ ay+ bz+c= 0. Tính a+ b+ c?

A. 10     B. -11     C. 11    D. 8

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng d đi qua điểm M[1; -1; 12] và có vecto chỉ phương u1 [1; -1; -3]

Đường thẳng d’ đi qua điểm N[1; 2; 3] và có vecto chỉ phương u2 [-1; 2; 0]

Ta có: [u1, u1]= [ 6; 3; 1]; MN [ 0; 3; -9]

Do MN. [u1, u1] = 0 nên đường thẳng d và d’ cắt nhau.

Mặt phẳng [P] chứa đường thẳng d và d’ cắt nhau nên [P] có một vecto pháp tuyến là

n = [u1, u2] = [6; 3; 1]

Phương trình mặt phẳng [P] là:

6[ x- 1]+ 3[ y – 2] + 1[ z- 3] =0 hay 6x + 3y + z – 15= 0

=> a= 3; b= 1; c= -15 nên a+ b+ c= 3+ 1+ [-15] = -11.

Chọn B

Ví dụ 3: Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz; cho đường thẳng

có dạng 6x+ ay+ bz+c= 0. Tính a+ b+ c?. Gọi mặt phẳng [P] chứa d1 và d2. Tính khoảng cách từ điểm I[ 2; 1; 3] đến mặt phẳng [P]?

có dạng 6x+ ay+ bz+c= 0. Tính a+ b+ c?

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng d1 đi qua điểm M[0; -2; 3] và có vecto chỉ phương u1 [2; 1; 3]

Đường thẳng d2 đi qua điểm N[2; -3; 3] và có vecto chỉ phương u2 [2; -1; 0]

Ta có: [u1, u2] =[ 3; 6; -4]; MN→ [ 2; -1; 0]

Do MN.[u1, u2] = 3.2+ 6.[-1] + [-4]. 0 = 0 nên đường thẳng d1 và d2 cắt nhau.

Mặt phẳng [P] chứa đường thẳng d1 và d2 cắt nhau nên [P] có một vecto pháp tuyến là

n = [u1, u1] = [ 3; 6; -4]

Phương trình mặt phẳng [P] là:

3[ x-0] + 6[ y+2] – 4[ z-3] = 0 hay 3x+ 6y – 4z+ 24= 0

Khoảng cách từ điểm I[ 2; 1; 3] đến mặt phẳng [P] là:

Chọn D.

1. Phương pháp giải

• Tìm vecto chỉ phương của d và d’ là u1→;u2→ lấy M thuộc d; N thuộc d’

• Vecto pháp tuyến của mặt phẳng [P] là n→ = [u1→; MN→]

• Áp dụng cách viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và có 1 vecto pháp tuyến.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt phẳng [P] chứa hai đường thẳng

A. 6x+ 3y+ z-10= 0    B. 6x+ 3y+ z- 15 = 0

C. 6x- 3y+ z- 14= 0    D . Đáp án khác

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng d đi qua điểm M [1; -1;12] và có vecto chỉ phương u1[1; -1; -3]

Đường thẳng d’ đi qua điểm N [1; 2;3] và có vecto chỉ phương u2[1; -1; -3]

Ta có: [u1,u2] = [0; 0; 0]; MN→[0;3; -9]

Do [u1,u1] = [0; 0; 0] nên đường thẳng d và d’ song song với nhau.

Mặt phẳng [P] chứa đường thẳng d và d’ song song nên [P] có một vecto pháp tuyến là

n = [u1,MN] = [18, 9, 3] = 3[ 6; 3; 1]

Phương trình mặt phẳng [P] có vecto pháp tuyến [6; 3; 1] và đi qua điểm N [1; 2; 3] là:

6[ x – 1]+ 3[y -2] +1[z – 3] = 0 hay 6x + 3y + z - 15 = 0

Chọn B.

Ví dụ 2: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt phẳng [P] chứa trục Oz và đường thẳng

A. x+ 3x= 0     B. y+ 3z= 0     C. x+ 3y= 0     D. z= 0

Hướng dẫn giải:

Trục Oz đi qua điểm O [0; 0; 0] và có vecto chỉ phương u1[0; 0; 1].

Đường thẳng d đi qua điểm N [3; -1;5] và có vecto chỉ phương u2[ 0; 0; 2]

Ta có: [u1, u1] = [0; 0; 0]; ON→ = [3; -1; 5]

Do [u1, u2] = [0; 0; 0] nên đường thẳng Oz và d song song.

Mặt phẳng [P] chứa đường thẳng Oz và d song song nên [P] có một vecto pháp tuyến là

n = [u1, ON] = [1; 3; 0]

Phương trình mặt phẳng [P] có VTPT n [1; 3; 0] và đi qua điểm O [0; 0; 0] là: x+ 3y = 0

Chọn C.

Ví dụ 3: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; viết phương trình mặt phẳng [P] đi qua A[ -1; 2; 1]; B[ 0; 4; - 2] và chứa đường thẳng d:

A. 7x + y + 3z+ 2= 0    B. 7x - 6y+ z- 10= 0

C. 7x - y + 3z- 16= 0    D. 7x - y + z + 10= 0

Hướng dẫn giải:

+ Đường thẳng d đi qua điểm M[ 0; 1; -1] và có vecto chỉ phương u[ 1; 2; -3].

Vecto AB [1; 2; -3]; AM[1; -1; -2]

+ Ta có: [AB; u] = [0; 0; 0]

Suy ra: đường thẳng d và AB song song với nhau.

Mặt phẳng [P] chứa A[-1; 2; 1], nhận vecto n = [AM; u] = [ - 7; -1; -3] = -[ 7; 1;3] làm VTPT

=> Phương trình mặt phẳng [P] :

7[ x+ 1] + 1[ y-2] + 3[ z- 1]= 0 hay 7x+ y + 3z + 2= 0

Chọn A.

Ví dụ 4: Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz; cho đường thẳng

. Gọi mặt phẳng [P] chứa d1và d2. Biết mặt phẳng [P] có phương trình dạng: x+ ay+ bz+ c= 0. Tính a.b.c?

A. 8     B. - 5     C. 12     D. -3

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng d1 đi qua điểm M[ 0;1;2] và có vecto chỉ phương u1[2; -3; 1]

Đường thẳng d2 đi qua điểm N[ 1;2; 0] và có vecto chỉ phương u2[2; -3; 1]

Ta có: [u1; u2] =[0; 0; 0]; MN→ [1; 1; -2]

Do [u1; u2] = [0; 0; 0] nên đường thẳng d1 và d2 song song với nhau.

Mặt phẳng [P] chứa đường thẳng d1 và d2 song song với nhau nên [P] có VTPT là

n = [u1; u2] = [5; 5;5] chọn [ 1; 1; 1]

Phương trình mặt phẳng [P] là:

1[ x- 0] + 1[ y- 1] + 1[ z-2] = 0 hay x + y + z - 3= 0

=> a= 1; b= 1 và c= - 3 nên a.b.c= -3

Chọn D.

Bài giảng: Cách viết phương trình mặt phẳng nâng cao - Cô Nguyễn Phương Anh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

phuong-phap-toa-do-trong-khong-gian.jsp

Video liên quan

Chủ Đề