Quản lý chất lượng dự án xây dựng

Chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng của công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do mình quản lý, chịu trách nhiệm về những quy định pháp lý đã nêu trong hợp đồng, đặc biệt là chất lượng sản phẩm và thời gian thực hiện cần phải đảm bảo nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, an toàn, môi trường xây dựng tốt, cho công trình đang thi công, những công trình khác xungh quanh và khu vực lân cận.

1 - Đối với Chủ đầu tư:

Chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng của công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do mình quản lý. Nếu thành lập Ban quản lý dự án, lãnh đạo Ban Quản lý dự án phải có đầy đủ điều kiện năng lực theo quy định. Chỉ được ký hợp đồng giao nhận thầu đối với những tổ chức tư vấn doanh nghiệp xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, theo quy định hiện hành. Được quyền yêu cầu những đơn vị liên quan, theo hợp đồng, giải trình về chất lượng vật liệu, thiết bị, công việc… và có quyền từ chối nghiệm thu. Khi Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải thuê tổ chức Tư vấn có đủ năng lực thực hiện các công việc liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng như: Giám sát thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị, đặc biệt đối với công tác quản lý chất lượng tại công trường, công tác nghiệm thu [cấu kiện, giai đoạn, hoàn thành] và việc đưa ra quyết định đình chỉ thi công trong những trường hợp cần thiết.

2 - Đối với đơn vị tư vấn:

- Chịu trách nhiệm về những quy định pháp lý đã nêu trong hợp đồng, đặc biệt là chất lượng sản phẩm và thời gian thực hiện cần phải đảm bảo nghiêm túc.

+ Phải sử dụng cán bộ có đủ năng lực cho mỗi công việc thực hiện theo quy định.

+ Phải có hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát chất lượng sản phẩm thiết kế của đơn vị.

+ Phải bồi thường thiệt hại do sản phẩm tư vấn của mình gây ra.

+ Phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định.

+ Không được chỉ định sử dụng các loại vật liệu hay vật tư kỹ thuật của một nơi sản xuất, cung ứng nào đó, mà chỉ được nêu yêu cầu chung về tính năng kỹ thuật của vật liệu hay vật tư kỹ thuật.

+ Không được giao thầu lại toàn bộ hợp đồng hoặc phần chính của hợp đồng cho một tổ chức tư vấn khác.

- Đảm bảo sản phẩm được thực hiện theo đúng nội dung các bước thiết kế đã quy định; phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng và nhiệm vụ thiết kế, hợp đồng giao nhận thầu thiết kế với chủ đầu tư.

- Đồ án thiết kế chỉ được thực hiện khi chủ nhiệm đồ án thiết kế và các chủ trì thiết kế có đủ năng lực theo quy định của Bộ Xây dựng. Người chủ nhiệm đồ án thiết kế và các chủ trì thiết kế phải chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượng sản phẩm do mình thực hiện.

- Tổ chức tư vấn thiết kế phải có hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế để kiểm soát chất lượng sản phẩm thiết kế.

- Tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công phải thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp theo quy định.

- Tổ chức tư vấn thiết kế không được giao thầu lại toàn bộ hợp đồng hoặc phần chính của nội dung hợp đồng cho một tổ chức tư vấn thiết kế khác.

- Việc nghiệm thu sản phẩm thiết kế phải lập biên bản theo mẫu quy định, trong đó có nêu rõ những sai xót [nếu có], thời gian khắc phục, bổ sung và kết luận về chất lượng.

3 - Đối với doanh nghiệp xây dựng:

- Phải đảm bảo chất lượng, an toàn, môi trường xây dựng tốt, cho công trình đang thi công, những công trình khác xungh quanh và khu vực lân cận.

- Chỉ được phép nhận thầu thi công những công trình thực hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình; thi công đúng thiết kế được duyệt, áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được quy định và chịu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên về chất lượng công trình của chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về thi công xây lắp công trình, kể cả những phần việc do nhà thầu phụ thực hiện theo quy định của hợp đồng giao nhận thầu xây lắp.

- Vật liệu thành phẩm hoặc bán thành phẩm, cấu kiện xây dựng sử dụng vào công trình phải có chứng nhận về chất lượng gửi cho chủ đầu tư để kiểm soát trước khi sử dụng theo quy định; tổ chức hệ thống bảo đảm chất lượng công trình để quản lý sản phẩm xây dựng, quản lý công trình trong quá trình thi công.

 Chất lượng thi công Xây - Lắp:

+ Doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với hợp đồng giao thầu, trong đó cần có bộ phận giám sát chất lượng riêng của doanh nghiệp.

+ Lập đầy đủ, đúng quy định nhật ký thi công xây dựng công trình.

+ Chỉ được phép thay đổi, bổ sung vật liệu, khối lượng khi được Chủ đầu tư chấp thuận [ có biên bản ký nhận giữa các bên liên quan].

+ Báo cáo đầy đủ quy trình tự kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng.

+ Phối hợp với Chủ đầu tư và đơn vị giám sát, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nghiệm thu.

+ Báo cáo thường xuyên với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn và môi trường xây dựng.

+ Tổ chức nghiệm thu nội bộ trước khi mời đại diện chủ đầu tư nghiệm thu.

+ Đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng cho người, thiết bị và những công trình lân cận, kể cả hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực.

+ Lập hồ sơ hoàn công theo quy định hiện hành.

4 -  Đối với đơn vị Khảo sát xây dựng:

- Bao hàm khảo sát địa chất, thủy văn, khảo sát hiện trạng, đo đạc địa hình, đo đạc lún, nghiêng, chuyển dịch, … của công trình đang có.

- Nhiệm vụ khảo sát do đơn vị thiết kế lập, được chủ đầu tư phê duyệt phải phù hợp với quy mô, các bước thiết kế, tính chất công trình, điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng; đặc biệt khảo sát phải đủ, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng, tránh lãng phí.

- Công việc khảo sát phải phù hợp nhiệm vụ đã phê duyệt, trong báo cáo phải kiến nghị về việc xử lý nền móng công trình xây dựng.

- Chủ đầu tư xem xét, quyết định việc khảo sát bổ sung, do thiết kế đề nghị.

- Việc khảo sát không được xâm hại về môi trường, phải phục hồi lại hiện trạng ban đầu của hiện trường, theo những nội dung phục hồi đã ghi trong hợp đồng.

- Việc khảo sát không được xâm hại mạng lưới kỹ thuật công trình công cộng và những công trình xây dựng khác trong phạm vi địa điểm khảo sát.

5- Đối với đơn vị Giám sát thi công xây lắp:

- Phải có bộ phận chuyên trách [có thể là doanh nghiệp tư vấn] đảm bảo duy trì hoạt động giám sát một cách có hệ thống toàn bộ quá trình thi công xây lắp, từ khi khởi công đến khi nghiệm thu, bàn giao.

- Phải phân định nhiệm vụ, quyền hạn của giám sát trưởng, các giám sát viên chuyên trách cho từng công việc và thông báo công khai tại công trường và đảm bảo việc giám sát được thường xuyên, liên tục.

- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của dự án.

- Kiểm tra các điều kiện khởi công; điều kiện về năng lực các nhà thầu, thiết bị thi công [phù hợp hồ sơ dự thầu], phòng thí nghiệm của nhà thầu hay những cơ sở sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng [khi cần thiết]; kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng, chứng chỉ chất lượng thiết bị công trình.

- Lập đề cương, kế hoạch và biện pháp thực hiện giám sát.

- Kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn, môi trường của công trình, hạng mục công trình.

- Tổ chức kiểm định sản phẩm xây dựng khi cần thiết

- Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công.

- Giúp chủ đầu tư tập hợp, kiểm tra và trình đơn vị quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng kiểm tra hồ sơ, tài liệu nghiệm thu, trước khi tổ chức nghiệm thu [giai đoạn, chạy thử, hoàn thành].

- Giúp chủ đầu tư lập báo cáo thường kỳ về chất lượng công trình xây dựng theo quy định.

- Giúp chủ đầu tư [hay được ủy quyền] dừng thi công, lập biên bản khi nhà thầu vi phạm chất lượng, an toàn, môi trường xây dựng.

- Từ chối nghiệm thu các sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Lý do từ chối phải thể hiện bằng văn bản.

Hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là một công cụ giúp doanh nghiệp có thể vận hành và kiểm soát các hoạt động xây dựng một cách an toàn, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, pháp luật cùng các bên liên quan. Vậy việc chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực xây dựng có gì khác biệt so với thông thường không? Tổ chức nào cung cấp dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng uy tín, chất lượng? Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

Hệ thống quản lý chất lượng trong công trình xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015- Hệ thống quản lý chất lượng đối với dự án công trình xây dựng.

ISOCERT cung cấp dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 nhằm đảm bảo công tác đầu tư, chủ đầu tư, nhà quản lý thi công công trình và các nhà thầu xây dựng thực hiện áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng để giải quyết các vấn đề đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ công trình, phù hợp với các quy định của luật định của nhà nước và đảm bảo giải quyết các vấn đề rủi ro, an toàn lao động đáp ứng sự hài lòng và mong đợi của khách hàng và các bên có liên quan.  

Hiện nay với tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực xây dựng đòi hỏi việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, bởi tổ chức cần phải giải quyết các vấn đề định hướng chiến lược dựa trên rủi ro, nâng cao việc quản lý và kiểm soát ở tất cả các quá trình trọng yếu nhằm đảm bảo chất lượng các hạng mục công trình được quản lý và kiểm soát đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiến độ và giảm thiểu sự lãng phí.  

Về quản lý nhà nước, để đảm bảo chất lượng thi công công trình, quốc hội, chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn việc thực hiện quản lý chất lượng thi công công trình như: luật xây dựng, nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, các thông tư, quy định, quyết định và các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

Hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001

Quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện từ công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng.

1. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng bao gồm trình tự các bước:

- Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

- Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

- Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng.

- Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.

2. Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình

Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình bao gồm trình tự các bước:

- Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

- Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng.

- Thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng.

- Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.

- Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

3. Quản lý chất lượng thi công xây dựng

Quản lý chất lượng thi công xây dựng bao gồm trình tự các bước:

- Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.

- Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.

- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình.

- Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận [hạng mục] công trình xây dựng [nếu có].

- Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.

- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xây dựng.

4. Bảo trì công trình xây dựng

Bảo trì công trình xây dựng bao gồm trình tự các bước:

- Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.

- Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.

- Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.

- Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình.

- Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.

5. Sự cố công trình xây dựng

Cấp sự cố được chia thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình và thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp II và cấp III, khi xảy ra sự cố cần tiến hành thực hiện:

- Báo cáo sự cố công trình xây dựng

- Giải quyết sự cố công trình xây dựng

- Giám định nguyên nhân sự cố xây dựng

- Lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng

Nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng

  1. Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP và pháp luật có liên quan từ công tác chuẩn bị, thực hiện dự án đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.
  1. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu đảm bảo yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
  1. Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải đảm bảo điều kiện năng lực theo quy định, cần xây dựng thực hiện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các văn bản quy trình hướng dẫn hạng mục công việc xây dựng do mình thực hiện, nhận diện các rủi ro trong quá trình thi công công trình và biện pháp giải quyết rủi ro, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
  1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật và đảm bảo duy trì hệ thống quản lý chất lượng.
  1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và hành động khắc phục theo đúng các văn bản quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng.
  1. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại nguyên tắc 3, 4 và 5 chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.

Quy trình chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng

Quy trình chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng tại ISOCERT gồm 6 bước: 

Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tại ISOCERT

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

Bước 3: Đánh giá tài liệu tại ISOCERT

Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý

Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận và dấu chứng nhận

Thời gian cấp chứng nhận ISO 9001

Thời gian thông thường tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá khoảng 15-30 ngày. Tuy nhiên, tùy năng lực và điều kiện của tổ chức chứng nhận, thời gian này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Chúng tôi có thể thực hiện đánh giá ngay sau khi khách hàng đủ điều kiện!

Quý doanh nghiệp muốn được cấp giấy chứng nhận ISO 9001 liên lạc hoặc đến ngay ISOCERT đăng ký. 

ISOCERT tổ chức chứng nhận ISO 9001 uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

ISOCERT có đầy đủ năng lực pháp lý để thực hiện các hoạt động chứng nhận và giám định quốc tế. Thấu hiểu được  vai trò quan trọng, xu thế thời đại cũng như luôn quan tâm lắng nghe từ phía khách hàng. Chúng tôi luôn hướng tới giải pháp, thủ tục trọn gói, giá thành hợp lý hướng tới "Hài Hòa Cùng Thịnh Vượng".

Hơn +1000 Doanh nghiệp đã được ISOCERT đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 9001- hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng.

Quý doanh nghiệp cần được tư vấn về dịch vụ cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trong xây dựng có thể liên hệ với ISOCERT qua hotline 0976 389 199 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

ISOCERT - HÀI HÒA CÙNG THỊNH VƯỢNG

Video liên quan

Chủ Đề