Quản lý chi phí thi công xây dựng

Có thể nói chi phí đầu tư xây dựng là chi phí vô cùng cần thiết để các chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án tới kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng. Vậy nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây!

Nội dung quản lý chi phí đầu tư theo quy định của pháp luật

Theo quy định của Nhà nước, chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu của của thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật cũng như mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí xây dựng.

Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được Nhà nước quy định tại Nghị định 32/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 05 năm 2015, tại Điều 3 quy định về nguyên tắc chi phí đầu tư xây dựng:

1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.

Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng

2. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định 32/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

4. Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định 32/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

 Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng

Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án thì chi phí thuê tư vấn quản lý dự án xác định bằng dự toán trên cơ sở nội dung, khối lượng công việc quản lý dự án được thỏa thuận trong hợp đồng quản lý dự án ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn quản lý dự án theo quy định của pháp luật.

Tạm kết

Có thể nói, khi quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và các bên có liên quan phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Điều này giúp việc quản lý xây dựng trở nên hợp lý, tránh việc phát sinh các chi phí không cần thiết gây lãng phí. 

Hy vọng thông qua bài viết trên của Xây dựng Hoà Bình, độc giả sẽ có thêm thông tin về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng để tiến hành quản lý và đảm bảo nguồn kinh phí khi thi công công trình.

Trong khi hoạch định doanh thu và chi phí cho dự án là nhu cầu bức thiết nhằm ổn định nguồn tài chính thì thực tế chỉ ra rằng, phần lớn các nhà thầu thi công hiện nay không thể tự đánh giá được tình hình tài chính hiện tại và sẽ ra sao trong thời gian sắp tới.

Ở bài viết này, FastWork tổng hợp cách thức quản lý chi phí giúp nhà thầu nắm bắt & kiểm soát được diễn biến dòng tiền trong quá trình thực hiện dự án. Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn để dẫn dắt dự án thành công.

1. Xây dựng biểu đồ doanh thu – chi phí theo thời gian

Phương pháp này cho phép nhà quản lý dự án dễ dàng theo dõi tiến độ, chênh lệch doanh thu – chi phí thực tế so với dự trù ngân sách ban đầu. Biểu đồ chi phí được thể hiện bằng đồ thị của chi phí tích lũy dự trù cho dự án trong khoảng thời gian thi công.

Quản lý chi phí là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công dự án

1.1. Phân phối chi phí từ dự trù và tiến độ 

  • Chi phí vật tư, thiết bị: Việc phân phối các chi phí từ dự trù vào tiến độ thi công dựa trên định mức tiêu hao của công tác triển khai.
  • Chi phí chuẩn bị: Một khoản chi phí cần để ý khi phân phối vào tiến độ là chi phí chuẩn bị [bao gồm cả huy động và giải động]. Chi phí này có tính chất trải dài theo thời gian phụ thuộc và quy mô dự án, tiến độ thi công, đôi khi là cả văn hóa và lịch sử của Nhà thầu. 
  • Khi phân phối chi phí này đòi hỏi người QLDA cần nắm được BPTC, trình tự thi công, cách thức thực hiện dự án và lịch sử phù hợp với Nhà thầu. 
  • Chi phí cho rủi ro: trước khi phân phối chi phí này theo tiến độ, bạn cần xác định chính xác rủi ro là gì và chi phí cho từng rủi ro ra sao? Một danh sách nhận diện rủi ro, định lượng rủi ro & các biện pháp giảm thiểu là vô cùng cần thiết.
  • Chi phí quản lý: Một bảng kê chi tiết danh sách nhân sự cùng lương của họ theo tháng sẽ giúp người quản lý biết chính xác chi phí quản lý dự án trong thời gian đó là bao nhiêu. 
  • Chi phí khác [không tạo ra sản phẩm] như chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện, các chi phí cho tư vấn, chủ đầu tư, chi phí bảo lãnh, … Một số trong các chi phí này được đề nghị chia đều theo thời gian thực hiện dự án từ một con số dự trù ban đầu bởi tính chất không đồng đều và tương đối nhỏ [nhưng không thể bỏ qua]

1.2. Cập nhật doanh thu theo tiến độ

Một tiến độ thi công chi tiết các hạng mục sẽ giúp xác định được giá trị thanh toán tại từng thời điểm dựa trên các điều khoản thanh toán [thời gian thanh toán, các khoản giữ lại và khấu trừ tạm ứng ..]

Ý nghĩa: Việc xác định được giá diễn biến các dòng thu và chi của dự án trong giai đoạn kế hoạch là cơ sở để người QLDA hoạch định chính sách tài chính cũng như đưa ra các quyết định đúng đắn cho dự án, bao gồm đề xuất giá trị tạm ứng, thời gian thanh toán tạm hay các điều khoản chậm thanh toán với các nhà thầu phụ, nhà cung cấp. Một dòng tiền dự án luôn ở mức tốt [dương] sẽ nhà thầu chủ động hơn trong việc kiểm soát hiệu quả dự án.

Cập nhật doanh thu theo tiến độ giúp nhà quản lý nắm bắt sát sao dòng tiền dự án

2. Cập nhật chi phí & tiến độ giải ngân dự án 

Ở giai đoạn đầu của quản lý chi phí, nhà thầu xây dựng cần xác định được dòng thu & dòng chi dự án để đưa ra những quyết định hợp lý. Sau đó, phải cập nhật liên tục tình hình thực tế triển khai dự án, các khoản chi và các khoản thu theo thực tế.

Đối với các khoản chi: tạo biểu mẫu liệt kê chi tiết các chi phí cho dự án được ghi chép, tính tổng lại để xác định giá trị dòng chi. Thực hiện tương tự để nhận các giá trị dòng thu.

Ngày nay, các nhà QLDA đang phải đối mặt với vấn đề lớn là tiếp nhận cùng lúc quá nhiều dữ liệu nhưng lại ít thông tin hữu ích dẫn đến nhiễu loạn thông tin, dần dần mất kiểm soát một phần hoặc thậm chí toàn bộ chi phí cho dự án.

Để giải quyết triệt để bất cập này, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống biểu mẫu tiêu chuẩn, có mã số chi phí thống nhất giữa công trường, phòng kỹ thuật và kế toán để nhà QLDA có thể phân biệt chính xác chi phí đó là gì khi tiếp nhận các báo cáo từ nhiều phòng ban khác nhau. Đồng thời, đây cũng là cách giảm bớt gánh nặng cho nhà QLDA.

3. Đánh giá hiệu quả chi phí dự án 

Khi tổng hợp đầy đủ các giá trị dòng tiền theo kế hoạch và dòng tiền theo chi phí ở thời điểm [t], nhà quản lý cần đáng giá sức khỏe dự án ở thời điểm đó.

Việc xác định được tình trạng sức khỏe dự án trở thành tiêu chí quan trọng giúp nhà QLDA đưa ra những quyết định điều chỉnh phù hợp cho giai đoạn tiếp theo của dự án.

Đánh giá hiệu quả chi phí là bước không thể bỏ qua

4. Ứng dụng phần mềm FastCons quản lý chi phí dự án hiệu quả

Là giải pháp thiết kế chuyên sâu cho doanh nghiệp Xây dựng, FastCons sở hữu hệ thống tính năng nổi bật giải quyết trọn vẹn bài toán quản lý chi phí cho Nhà thầu Xây dựng. Từ quản lý nghiệm thu, thanh toán, chi phí công trình đến quản lý tài chính dự án.

Theo dõi tiến độ các lần nghiệm thu, thanh toán

  • Quản lý danh sách các nhà thầu phụ, chuyên môn, lịch sử nhận thầu
  • Lập báo cáo nghiệm thu chi tiết: thông tin gói thầu, hợp đồng, chủ đầu tư, danh mục nghiệm thu cụ thể từng hạng mục. Thống kế và lưu lại chi tiết lịch sử nghiệm thu để kiểm tra chéo, xác minh khi cần
  • Thực hiện lập các phiếu đề nghị thanh toán cho nhà thầu ngay trên mobile app.
  • Theo dõi tiến độ thanh toán với thầu phụ, chủ đầu tư: tổng giá trị HĐ, giá trị đã thanh toán/ còn lại phải thanh toán, tiến độ giải ngân. Theo dõi, thống kê các đợt thanh toán theo kỳ

Quản lý công nợ dự án

Về công nợ dự án, FastCons hỗ trợ quản lý: công nợ chủ đầu tư, công nợ thầu phụ, công nợ nhà cung cấp. Phần mềm sẽ tự động tính toán và báo cáo giá trị cần thu hồi nợ từ chủ đầu tư, giá trị cần chi trả cho nhà cung cấp và thầu phụ, từ đó ước tính số tiền dự án có thể thu về.

Quản lý dòng tiền dự án

Biểu đồ dòng tiền theo thời gian trên Dashboard sẽ cho biết giá trị tổng thu, tổng chi và số dư thực tế của quỹ dự án tới thời điểm hiện tại một cách chính xác. Đồng thời chỉ ra xu hướng dòng tiền của dự án đang tốt hay không?

Dashboard dự án xây dựng bổ sung thêm 3 chiều thông tin

Quản lý chi phí dự án hiệu quả , giảm thiểu rủi ro tài chính

  • Lập các phiếu thu/phiếu chi ngân sách và gửi quản lý phê duyệt online ngay trên app di động
  • Nắm bắt tức thời được các khoản thu về của dự án [tạm ứng, thanh toán…]
  • Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi của dự án đảm bảo dự án hoàn thành trong khoản ngân sách cho phép
  • Dự báo các chỉ số: lãi/lỗ thực tế và lãi/lỗ kế hoạch

Người dùng cũng có thể theo dõi chi phí dự án theo 2 chiều qua khối lượng thực hiện và qua Vật tư sử dụng. FastCons sẽ tính toán và trả về giá trị hạn mức ngân sách, giá trị cần chi trả, giá trị đã chi từ đó ước tính lãi lỗ công trình. 

Xem chi tiết HDSD phần mềm TẠI ĐÂY

FastWork.vn tự hào là giải pháp phần mềm Quản trị doanh nghiệp số toàn diện đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế riêng cho ngành Xây dựng, hơn 3500+ doanh nghiệp đã sử dụng hài lòng với những đơn vị tiêu biểu: Delta Group, Xây dựng Quê Hương [Phú Cường group], Gia Phú, PNP Toàn Cầu, Xcons, Picons, Giao thông Sóc Trăng,…

Để nhận tư vấn phần mềm miễn phí hoặc demo 1-1, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form bên dưới!

Đăng ký tư vấn

Video liên quan

Chủ Đề