Quy định về lập Báo cáo nghiên cứu khả thi

Cơ quan Công bố/Công khai UBND tỉnh Kiên Giang
Mã thủ tục 1.009972.000.00.00.H33
Quyết định công bố 2065/QĐ-UBND
Cấp thực hiện Cấp Tỉnh
Loại TTHC TTHC được luật giao quy định chi tiết
Lĩnh vực Hoạt động xây dựng
Trình tự thực hiện - Người đề nghị thẩm định nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng/điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC thuộc Sở (Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương và Sở NN&PTNT) hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Sở. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm:+ Gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ;+ Trả lại hồ sơ thẩm định trong trường hợp: Trình thẩm định không đúng với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm định không đúng thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ; Không thuộc đối tượng phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định; Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính pháp lý hoặc không hợp lệ theo quy định tại Nghị định này;+ Gửi văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy để thực hiện lấy ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở trong trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu. - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng, nếu người đề nghị thẩm định không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu - Trong thời gian không quá 35 ngày đối với dự án nhóm A, không quá 25 ngày đối với dự án nhóm B, không quá 15 ngày đối với dự án nhóm C kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan chuyên môn về xây dựng ra thông báo kết quả thẩm định kèm theo hồ sơ bản vẽ được đóng dấu. - Trong quá trình thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền tạm dừng thẩm định (không quá 01 lần) và thông báo kịp thời đến người đề nghị thẩm định các lỗi, sai sót về thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định. Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục được trong thời hạn 20 ngày thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
Cách thức thực hiện
Thành phần hồ sơ Trường hợp:
Đối tượng thực hiện Công dân Việt Nam Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX)
Cơ quan thực hiện Sở Giao thông vận tải,Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng,Sở Công thương
Cơ quan có thẩm quyền quyết định Sở Giao thông vận tải,Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng,Sở Công thương,
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC thuộc Sở Xây dựng, GTVT, NN và PTNT, Công thương
Cơ quan được ủy quyền Không có thông tin
Cơ quan phối hợp
Kết quả thực hiện Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng/điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế trình thẩm định có đóng dấu thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng
Căn cứ pháp lý của TTHC
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) phải tuân thủ quy định của pháp luật về kiến trúc.

Thứ sáu,07/01/2022 17:20

Quy định về lập Báo cáo nghiên cứu khả thi
Từ viết tắt
Quy định về lập Báo cáo nghiên cứu khả thi
Quy định về lập Báo cáo nghiên cứu khả thi
Xem với cỡ chữ

Ngày 07/01/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 90/BXD-HĐXD gửi Bộ Công Thương cho xin ý kiến về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Dự án mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm.

Dự án mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm do Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 6.823.961.932.487 đồng, địa điểm xây dựng tại Kho cảng Thị Vải, Khu Công nghiệp Cái Mép thuộc thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gửi kèm Văn bản số 7797/BCT-DKT ngày 08/12/2021 của Bộ Công Thương thì Dự án mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm đã được Hội đồng quản trị Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1551/QĐ-KVN ngày 07/11/2019. Dự án mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG Thị Vải cần được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư để có đủ cơ sở pháp lý triển khai các bước tiếp theo.

Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án cần tuân thủ các nội dung sau:

- Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG Thị Vải cần rà soát, hoàn chỉnh đảm bảo các nội dung đã được quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cần cập nhật và bổ sung đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của dự án theo quy định.

- Việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng cần tuân thủ quy định tại Điều 6 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Điều 8 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Về sự phù hợp quy hoạch: Tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 quy định công trình Kho LNG Thị Vải với công suất 1-3 triệu tấn/năm có thời điểm đưa vào vận hành năm 2020-2022. Do vậy, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Dự án mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm cần đảm bảo tiến độ đã được phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg nêu trên.

- Về yêu cầu phòng, chống cháy, nổ: Thiết kế cơ sở của dự án cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy có ý kiến theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

- Về yêu cầu bảo vệ môi trường: Dự án cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý bảo vệ môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.

- Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Dự án mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm cần được rà soát, hoàn chỉnh đảm bảo các quy định của pháp luật hiện hành tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan để làm cơ sở chuẩn bị thu xếp nguồn vốn, lập kế hoạch vốn đầu tư đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án.

- Về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân thực hiện công tác khảo sát, thiết kế và thẩm tra thiết kế đảm bảo các quy định hiện hành.

Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm:
BXD_90-BXD-HDXD_07012022.pdf

Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 90/BXD-HĐXD.

PHỤ LỤC III. HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN PPP

Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án PPP. Phụ lục này hướng dẫn các nội dung được trình bày trong báo cáo nghiên cứu khả thi để cấp có thẩm quyền phê duyệt và làm cơ sở tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực của dự án, đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) theo các nội dung dưới đây:

A. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN

Tóm tắt và thuyết minh thông tin cơ bản của dự án, bao gồm:

- Tên dự án;

- Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư;

- Tên đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án;

- Địa điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;

- Yêu cầu về kỹ thuật;

- Dự kiến tổng vốn đầu tư;

- Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP (nếu có);

- Loại hợp đồng dự án;

- Các chỉ tiêu chính thuộc phương án tài chính;

- Thời gian hợp đồng dự án;

- Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

- Các nội dung liên quan khác.

B. CĂN CỨ LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Liệt kê các văn bản pháp lý làm căn cứ lập BCNCKT, bao gồm:

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc triển khai dự án theo hình thức PPP;

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến ngành, lĩnh vực đầu tư của dự án;

- Các nghị quyết hoặc quyết định phê duyệt các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương liên quan đến dự án;

- Các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền trong các bước lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư (trừ dự án PPP nhóm C);

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

C. THÀNH PHẦN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Thành phần hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm:

- Văn bản trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Văn bản thỏa thuận giữa Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với nhà đầu tư về việc giao nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi (trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất);

- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án (trừ dự án nhóm C);

- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

D. NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

I. S cần thiết đầu tư dự án

1. Bi cảnh chung

- Thuyết minh chi tiết bối cảnh chung về kinh tế - xã hội của quốc gia và/hoặc địa phương trong giai đoạn dự án được triển khai; các điều kiện, môi trường tự nhiên tác động đến dự án;

- Tổng quan về ngành, lĩnh vực mà dự án đề xuất, các ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của các quy định về pháp luật chuyên ngành đối với dự án;

- Phân tích sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương;

- Nhận định các lợi ích dự kiến dự án sẽ đóng góp cho quốc gia và/hoặc địa phương.

2. Hiện trạng khu vực thực hiện dự án

Trường hợp dự án khởi công mới, thuyết minh chi tiết về hiện trạng, thực trạng của khu vực, địa điểm sẽ triển khai dự án. Trường hợp dự án cải tạo, sửa chữa nâng cp, BCNCKT cần thuyết minh bổ sung hiện trạng của công trình cần cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.

3. Các dự án có liên quan

Nêu thông tin cơ bản về các dự án có liên quan (bao gồm dự án hỗ trợ và dự án cạnh tranh) có th tác động về mặt doanh thu, lợi nhuận, chi phí... đến dự án được đề xuất; thuyết minh tác động tích cực cũng như ảnh hưởng tiêu cực của các dự án đó đối với dự án được đề xuất.

4. Mục tiêu của dự án

Xác định mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể của dự án, bao gồm:

- Mục tiêu tổng thể: Đóng góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu chung của quốc gia; những lợi ích dự án đóng góp cho kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương và ngành, lĩnh vực.

- Mục tiêu cụ thể: Những vấn đề, thực trạng được giải quyết; số lượng đối tượng hưởng lợi từ dự án; quy mô, công suất dự án cần đạt được để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

5. Li thế của việc đầu tư theo hình thức PPP

Phân tích chi tiết lợi thế đối với dự án khi đầu tư theo hình thức PPP so với hình thức đầu tư khác trên cơ sở các nội dung: Khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân; kết quả khảo sát thực tiễn về khả năng triển khai dự án của khu vực tư nhân; phương án phân chia rủi ro giữa các bên có liên quan và các nội dung liên quan khác.

6. Ý kiến về tác động của việc đầu tư thực hiện dự án

Tổng hợp ý kiến tham vấn về việc đầu tư thực hiện dự án của một hoặc các cơ quan, tổ chức sau đây: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đoàn đại biểu quốc hội tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án; hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư.

II. Thuyết minh về kỹ thuật của dự án

1. Quy mô, công suất của dự án

Phân tích nhu cầu sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ công trên cơ sở quy hoạch, dữ liệu khảo sát thực tiễn, hoặc các số liệu dự báo; thuyết minh quy mô, công suất của dự án; trường hợp cần phân kỳ đầu tư, nêu rõ quy mô, công suất của từng thời kỳ cho phù hợp với dự báo về tăng trưởng nhu cầu.

2. Địa điểm thực hiện dự án

Mô tả địa điểm, khu đất thực hiện dự án trên cơ sở các nội dung sau: Phạm vi, diện tích đất sử dụng, hiện trạng khu đất được sử dụng, hành lang bảo vệ (nếu có), diện tích xây dựng công trình, lợi thế của địa điểm đối với dự án3. Trường hợp xung quanh hoặc trong địa phận thực hiện dự án có các dự án hoặc công trình khác đang hoặc sắp triển khai, phân tích mức độ ảnh hưởng của các dự án đó đối với dự án đang được đề xuất.

3. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Trường hợp hiện trạng khu đất chưa được giải phóng, thuyết minh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án đang được đề xuất theo quy định hiện hành.

- Trường hợp áp dụng loại hợp đồng BT, thuyết minh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với Dự án khác căn cứ quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/500 (nếu có) theo quy định hiện hành.

4. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp

- Xác định các phương án kỹ thuật, công nghệ trên cơ sở quy mô, công suất của dự án; tiêu chuẩn, định mức của ngành; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ; rủi ro về kỹ thuật, công nghệ (nếu có); yêu cầu đầu vào và đầu ra của dự án.

- Nêu cụ thể các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp thông qua chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

- Mô tả về phương án k thuật, công nghệ được BCNCKT lựa chọn. Đây là cơ sở để tính toán tổng vốn đầu tư của dự án. BCNCKT cần nêu rõ việc nhà đầu tư được đề xuất phương án k thuật, công nghệ khác đáp ứng chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

5. Thiết kế cơ sở

Nội dung thiết kế cơ sở trong BCNCKT được lập theo quy định của pháp luật xây dựng (đối với dự án có cấu phần xây dựng) hoặc được lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với dự án không có cấu phần xây dựng).

6. Tng vốn đầu tư của dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về kỹ thuật được lựa chọn, BCNCKT xác định tổng vốn đầu tư của dự án, gồm: Tổng mức đầu tư và vốn lưu động ban đầu đ khai thác, vận hành dự án. Trong đó:

- Tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc xác định theo pháp luật chuyên ngành đi với dự án không có cấu phần xây dựng.

- Vốn lưu động ban đầu đ khai thác, vận hành dự án là số vốn cần thiết để chi trả trong giai đoạn ban đầu vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công, đảm bảo tính liên tục, ổn định của dự án. Vốn lưu động ban đầu được xác định phù hợp với lĩnh vực đầu tư, điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện của từng dự án.

7. Dự án khác (chỉ áp dụng đối với dự án BT)

a) Đối với dự án BT sử dụng quỹ đất đ thanh toán cho nhà đầu tư

Căn cứ quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 (nếu có) của quỹ đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư, BCNCKT cần xác định một số nội dung của Dự án khác được thực hiện trên quỹ đất dự kiến thanh toán, cụ thể như sau:

- Địa điểm thực hiện;

- Hiện trạng khu đất, quỹ đất; các chỉ tiêu quy hoạch; mục đích sử dụng đất; cơ cấu sử dụng đất;

- Sơ bộ công năng, quy mô dự án;

- Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với quỹ đất dự kiến thanh toán mà chưa giải phóng mặt bng);

- Phương án sơ bộ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (đối với quỹ đất dự kiến thanh toán mà chưa giải phóng mặt bng);

- Dự kiến thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất;

- Các nội dung khác (nếu có).

b) Đối với dự án BT sử dụng trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng để thanh toán cho nhà đầu tư

Căn cứ quyết định về việc sử dụng trụ sở làm việc hoặc tài sản kết cấu hạ tầng để thanh toán cho nhà đầu tư trong dự án BT của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, BCNCKT cần xác định một số nội dung của Dự án khác cụ thể như sau:

- Địa điểm thực hiện;

- Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng;

- Sơ bộ công năng, quy mô dự án;

- Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án;

- Dự kiến thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất đối với trụ sở làm việc hoặc tài sản kết cấu hạ tầng;

- Các nội dung khác (nếu có).

c) Đối với dự án BT theo phương thức nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ cho nhà đầu tư

BCNCKT cần xác định một số nội dung của Dự án khác cụ thể như sau:

- Địa điểm thực hiện;

- Phạm vi, thời hạn, giá trị nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ cho nhà đầu tư;

- Sơ bộ công năng, quy mô dự án;

- Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án;

- Các nội dung khác (nếu có).

III. Tác động về môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh

1. Tác động về môi trường của dự án

Lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường theo pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp dự án sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm yếu tố đầu vào chính (thuộc các lĩnh vực như năng lượng, điện, nước...), phân tích chi tiết về tác động của dự án đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên và biện pháp giảm thiu tác động tiêu cực.

2. Tác động về xã hội của dự án

Thuyết minh yếu tố tác động đến xã hội trong quá trình thực hiện dự án như hỗ trợ tái định cư, bình đẳng giới, lao động, tạo việc làm... và các biện pháp giảm thiu tác động tiêu cực.

3. Tác động về quc phòng, an ninh (nếu có)

Trường hợp dự án có tác động về quốc phòng, an ninh, phân tích chi tiết nội dung này và đề xuất biện pháp giảm thiu tác động tiêu cực.

IV. Dự báo nhu cầu

Đ có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và phân tích phương án tài chính của dự án, BCNCKT phân tích nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong tương lai, cụ thể:

- Phân tích nhu cầu hiện tại: Căn cứ hiện trạng dự án, quy mô, công suất dự án, xác định số lượng đối tượng hưởng lợi từ dự án.

- Dự báo nhu cầu tương lai: Xây dựng các kịch bản về nhu cầu (tối đa, trung bình, tối thiểu) trong suốt vòng đời dự án.

V. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

1. Xác định các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội

Xác định chi tiết các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội của dự án theo các nhóm yếu tố dưới đây:

- Nhóm yếu tố có thể định lượng và quy đổi được thành tiền (được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án theo hướng dẫn lại Mục V.2 Phần này).

- Nhóm yếu tố có thể định lượng nhưng không định giá được (ví dụ: Lợi ích do cải thiện về môi trường, lợi ích do thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng việc làm...).

- Nhóm yếu tố chỉ có thể định tính (ví dụ: Lợi ích do tăng tính kết nối giữa các vùng sản xuất và đầu mối tiêu thụ, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân vùng dự án...).

2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

a) Giá trị hiện tại ròng kinh tế (ENPV)

ENPV là hiệu số giữa tổng lợi ích mang lại trừ đi tổng chi phí bỏ ra trong thời gian tính toán kinh tế, được quy đổi về hiện tại. Đ đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, ENPV phải dương (>0) và được tính theo công thức sau:

Quy định về lập Báo cáo nghiên cứu khả thi

Trong đó:

Bt = Lợi ích năm t;

Ct = Chi phí năm t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2, ... , n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

re = Tỷ suất chiết khấu kinh tế của dự án4.

b) Tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế (BCR)

BCR là tỷ số giữa tổng lợi ích mà việc đầu tư mang lại trên tổng chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư và khai thác đã được quy về giá trị hiện tại. Đđảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, BCR phải lớn hơn 1 (>1) và được tính theo công thức sau:

Quy định về lập Báo cáo nghiên cứu khả thi


Trong đó: Bt, Ct, t, n, re có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính ENPV nêu trên.

c) Tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR)

Tỷ suất nội hoàn kinh tế là tỷ suất chiết khấu kinh tế tối đa để dự án thu hồi nguồn vốn đầu tư và chi phí vận hành, đạt được sự hòa vốn. EIRR bằng giá trị tỷ suất chiết khấu (re) trong trường hợp ENPV = 0 và được xác định thông qua việc giải phương trình sau:

Quy định về lập Báo cáo nghiên cứu khả thi


Trong đó: Bt, Ct, t, n có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính ENPV nêu trên.

Đ đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, EIRR phải lớn hơn tỷ suất chiết khấu xã hội (SDR - Social Discount Rate): EIRR > SDR. Giá trị SDR được xác định theo quy định của từng ngành. Trường hợp chưa được quy định cụ thể thì đơn vị lập BCNCKT có thể tham khảo giá trị SDR=10% hoặc đề xuất giá trị tính toán khác nhưng cần có thuyết minh về lý do lựa chọn giá trị đó.

3. Kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

Trên cơ sở phân tích theo hướng dẫn tại Mục V.1 và Mục V.2 Phần này, BCNCKT nêu kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

Trường hợp không đủ điều kiện xác định các yếu tố chi phí và lợi ích có thể định lượng và quy đổi được thành tiền làm cơ sở để tính toán các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, BCNCKT nêu kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án trên cơ sở các nhóm yếu tố còn lại.

VI. Phân tích tài chính dự án

1. Các thông số đầu vào sử dụng trong mô hình tài chính

- Chi phí trong sut vòng đời dự án: Chi phí trong suốt vòng đời dự án gồm tổng mức đầu tư và chi phí khai thác, vận hành trong suốt vòng đời dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng. Chi phí khai thác, vận hành trong suốt vòng đời dự án bằng các chi phí liên quan đến vận hành và bảo dưỡng công trình dự án; các chi phí nhân lực để vận hành và bảo dưỡng công trình dự án; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn giám sát, dự phòng...

- Doanh thu: Xác định doanh thu của dự án qua từng năm (doanh thu ở mức căn bản, doanh thu ở mức tối đa và doanh thu ở mức tối thiểu) trên cơ sở các nội dung về dự báo nhu cầu (đã được phân tích chi tiết tại Mục IV); giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu khác của dự án (xem xét cơ sở pháp lý đ xác định giá, phí; dự kiến lộ trình tăng giá, phí).

- Các thông số đầu vào khác: Lãi vay, thời gian vay; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá; tỷ lệ khấu hao và các thông số khác.

2. Phân tích phương án tài chính

Trình bày nội dung phương án tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, bao gồm:

- Tng vn đầu tư;

- Cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động vốn giả định;

- Đề xuất ưu đãi đảm bảo phương án tài chính của dự án (nếu có);

- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư;

- Dự kiến các khoản chi phí của dự án trong thời gian vận hành;

- Phương án thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận của nhà đầu tư;

- Phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có);

- Các chỉ tiêu tài chính theo hướng dẫn tại Mục VI.3 Phần này.

3. Các chỉ tiêu tài chính để xem xét tính khả thi của dự án

a) Trừ dự án áp dụng loại hp đồng BT, căn cứ nội dung phương án tài chính và các thông số đầu vào của mô hình tài chính, tính khả thi về tài chính của dự án được xem xét trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính sau:

- Giá trị hiện tại ròng tài chính (NPV - Net Present Value)

Giá trị hiện tại ròng tài chính (NPV) của dự án là giá trị hiện tại của dòng tiền thuần trong suốt vòng đời dự án. Đ đảm bảo dự án đạt hiệu quả tài chính, NPV phải dương (>0) và được tính theo công thức sau:

Quy định về lập Báo cáo nghiên cứu khả thi


Trong đó:

CFt = Giá trị dòng tiền thuần (cash flow) là khoản chênh lệch giữa số tiền thu được (dòng tiền vào) và số tiền chi ra (dòng tiền ra) của dự án tại năm thứ t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2,..., n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

r = Tỷ suất chiết khấu (được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).

- Tỷ suất nội hoàn tài chính (IRR - Internal Rate of Return)

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận của dự án, không bao gồm cơ cấu huy động vốn. IRR là tỷ suất chiết khấu (r) tại điều kiện biên NPV=0 và được tính toán thông qua việc giải phương trình sau đây:

Quy định về lập Báo cáo nghiên cứu khả thi


Trong đó: CFt, t, n có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính NPV nêu trên.

Đ đánh giá dự án khả thi về mặt tài chính, IRR của dự án sau khi tính toán cần được so sánh với các giá trị: (i) Chi phí vốn bình quân gia quyền của dự án (WACC - Weighted Average Cost of Capital); (ii) IRR của các dự án có tính chất tương tự, trong cùng lĩnh vực; (iii) IRR kỳ vọng tối thiểu của các nhà đầu tư tiềm năng đối với dự án - thông qua hoạt động khảo sát thị trường (market test) trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị dự án. Dự án có tính khả thi về tài chính khi IRR lớn hơn giá trị (i) và phù hợp với các giá trị (ii), (iii).

Căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án, BCNCKT có thể bổ sung các chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của phương án tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

b) Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT

- Đối với dự án BT sử dụng qu đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công: Xác định cụ thể quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng (bao gồm vị trí, diện tích, giá trị và các nội dung khác) dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư. Dự án có tính khả thi về tài chính khi quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng được xác định cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật, quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/500 (nếu có) đối với dự án thanh toán bằng quỹ đất và đảm bảo nguyên tắc thanh toán theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công.

- Đối với dự án BT thanh toán cho nhà đầu tư theo phương thức nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ: Xác định phạm vi, thời hạn, giá trị nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ cho nhà đầu tư.

4. Kết luận về tính khả thi tài chính của dự án

Trên cơ sở các phân tích tại các Mục nêu trên, căn cứ tính chất của từng loại hợp đồng dự án, BCNCKT nêu kết luận về tính khả thi tài chính của dự án.

VII. Loại hợp đồng dự án

1. Căn cứ lựa chọn loại hợp đồng cho dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về phương án kỹ thuật, dự báo nhu cầu, phương án tài chính của dự án, BCNCKT xác định dự án thuộc mô hình đầu tư có hoạt động kinh doanh hoặc thanh toán cho nhà đầu tư trên cơ sở chất lượng dịch vụ cung cấp, đồng thời phân tích tính phù hợp của loại hợp đồng đối với các điều kiện dự án.

2. Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đng dự án

Thuyết minh chi tiết về vai trò, trách nhiệm trong suốt vòng đời dự án giữa các bên có liên quan, bao gồm: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và các tổ chức khác có liên quan (bên cho vay, đơn vị cung ứng đầu vào, đơn vị bao tiêu sản phẩm, nhà thầu...).

Trường hợp áp dụng loại hợp đồng BT, xác định thêm một số nghĩa vụ đối với nhà đầu tư, có thể bao gồm: ng trước kinh phí, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với quỹ đất thực hiện Dự án khác, cam kết thực hiện Dự án khác...

VIII. Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện dự án

1. Phân tích các rủi ro chính của dự án

Mô tả và đánh giá các rủi ro chính trong suốt vòng đời dự án như: Rủi ro về pháp lý; rủi ro về tình hình kinh tế vĩ mô; rủi ro xã hội; rủi ro về quyền sử dụng đất; rủi ro về môi trường; rủi ro về nhu cầu của thị trường; rủi ro về thiết kế, xây dựng; rủi ro về tài chính; rủi ro vận hành; rủi ro về kết thúc hợp đồng. Phân tích xác suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đối với dự án.

2. Cơ chế phân bổ và quản lý rủi ro

Thuyết minh cụ thể cơ chế phân bổ, quản lý rủi ro (bao gồm các biện pháp giảm thiu rủi ro), trách nhiệm giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối tác tư nhân (nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, bên cho vay...) trong quá trình thực hiện dự án.

IX. Các hỗ tr của Nhà nước

1. Phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có)

Căn cứ kết quả phân tích tài chính, loại hợp đồng được lựa chọn đối với dự án đã được phê duyệt, BCNCKT cần thuyết minh chi tiết các nội dung sau:

- Đối với dự án cần vốn góp của nhà nước để đảm bảo tính khả thi tài chính cho dự án: Nêu nguồn vốn và giá trị phần vốn đầu tư công theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; phương thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân nguồn vốn cho nhà đầu tư5.

- Đối với dự án sử dụng tài sản công làm phần vốn góp, đơn vị chuẩn bị dự án: Nêu giá trị tài sản công được xác định trong quyết định sử dụng tài sản công để tham gia dự án PPP theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; phương thức, kế hoạch và tiến độ bàn giao hoặc chuyển nhượng tài sản công cho nhà đầu tư.

- Đối với dự án cần vốn thanh toán cho nhà đầu tư: Nêu nguồn vốn và giá trị phần vốn theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm đối với nguồn vốn đầu tư công hoặc kế hoạch vốn, dự toán đối với nguồn chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ công, nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công; phương thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân nguồn vốn cho nhà đầu tư.

- Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT: Nêu quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng (bao gồm vị trí, diện tích, giá trị và các nội dung khác); phạm vi, thời hạn nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ cho nhà đầu tư.

- Đối với dự án cần vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Căn cứ phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phân tích tại mục II.3 Phần này, nêu nguồn vốn và giá trị phần vốn theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; kế hoạch và tiến độ giải ngân nguồn vốn.

2. Ưu đãi, bảo đảm đầu tư

BCNCKT cần thuyết minh chi tiết về các đề xuất ưu đãi đầu tư (bao gồm ưu đãi đặc thù của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương), các loại hình bảo lãnh, bảo đảm của Chính phủ và điều kiện kèm theo cũng như các các nghĩa vụ cần thiết khác trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án.

X. Kế hoạch thực hiện dự án

1. Chuẩn bị dự án

Xác định thời gian tổng thể để chuẩn bị dự án, bao gồm:

- Giai đoạn lập, thẩm định BCNCTKT và quyết định chủ trương đầu tư (đã hoàn thành).

- Giai đoạn lập, thẩm định và phê duyệt BCNCKT.

- Giai đoạn tổ chức lựa chọn nhà đầu tư (sơ tuyển, đấu thầu, đàm phán và ký kết hợp đồng dự án; đóng tài chính của dự án và hợp đồng dự án bắt đầu có hiệu lực).

2. Thực hiện dự án

Xác định thời gian thực hiện hợp đồng dự án (bao gồm thời điểm kết thúc hợp đồng dự án). Trường hợp dự án có cấu phần xây dựng, xác định cụ thể thời gian xây dựng công trình, thời gian vận hành và chuyển giao công trình.

Trường hợp dự án phải phân kỳ để giảm sự phức tạp của việc đầu tư hoặc tăng tính khả thi về tài chính và sự hấp dẫn của dự án, BCNCKT cần phân tích nguyên nhân, dự kiến kế hoạch phân kỳ và trình bày các phương pháp thực hiện.

XI. Quản lý thực hiện dự án

1. Hình thức,  cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án PPP

BCNCKT thuyết minh hình thức, cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đối với từng giai đoạn cụ thể; phương thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình thực hiện dự án.

Đối với dự án có cấu phần xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án lựa chọn hình thức quản lý dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, hình thức quản lý dự án theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

2. Nội dung quản lý thực hiện dự án

BCNCKT thuyết minh các nội dung quản lý thực hiện dự án bao gồm nội dung và phương thức giám sát chất lượng công trình; giám sát thực hiện hợp đồng dự án, đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định, liên tục; phương thức nhà đầu tư thực hiện kinh doanh, khai thác công trình dự án, cung cấp dịch vụ.

BCNCKT xác định các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án trên các khía cạnh: Kỹ thuật, vận hành, môi trường, xã hội, tài chính, tiến độ... làm cơ sở xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hợp đồng dự án và giám sát chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cung cấp.

3. Quản lý thực hiện dự án đối với dự án BT

BCNCKT cần xác định cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc giao đơn vị quản lý dự án, ban quản lý dự án đã được thành lập, có đủ năng lực, chuyên môn phối hợp với nhà đầu tư thực hiện giám sát chất lượng công trình dự án. Nội dung, phạm vi, trách nhiệm khi giám sát thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

E. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trình bày các nội dung kết luận chính của BCNCKT đã được phân tích ở trên, phù hợp, khả thi để triển khai đầu tư theo hình thức PPP. Theo đó, đưa ra kiến nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt BCNCKT hoặc các kiến nghị khác (nếu có). Trường hợp dự án áp dụng loại hợp đồng BT, xác định các nội dung cần được nghiên cứu chi tiết tại bước thiết kế, dự toán.