Roas facebook là gì

Quảng cáo là một trong những công cụ không thể thiếu với các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay. Mặc dù mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên chi phí cho quảng cáo luôn là những vấn đề làm doanh nghiệp đau đầu. Trong đó, ROAS là một trong những chỉ số rất được các doanh nghiệp quan tâm, được xem là thước đo của sự thành công trong các chiến dịch quảng cáo. Vậy ROAS là gì? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn.

Mục lục

ROAS là gì?

Roas facebook là gì
ROAS thể hiện tỉ lệ hoàn lại tiền từ quảng cáo

ROAS là viết tắt của cụm từ Return On Ad Spend, hay dịch ra tiếng việt có nghĩa là tỉ lệ hoàn vốn từ quảng cáo. Đây là một trong những chỉ số gần như luôn xuất hiện trong những công cụ quảng cáo kỹ thuật số hiện nay, nơi mà doanh nghiệp trả tiền để có được khách hàng. ROAS đảm nhận nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm nghiệm và tính toán được độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo đẻ có hướng tối ưu.

Vậy công thức nào để tính được ROAS?

Roas facebook là gì
Công thức tính ROAS cơ bản

Công thức tính ROAS thực ra rất đơn giản. Nó được tính bằng tổng doanh thu đến từ chiến dịch quảng cáo chia cho tổng chi phí mà doanh nghiệp đã mất cho chiến dịch này. Ví dụ đơn giản là bạn bỏ ra 200.000đ để chạy quảng cáo trong 1 tuần và thu về doanh thu là 1.000.000đ. Theo công thức trên thì bạn sẽ có được ROAS là 5/1. Điều này có nghĩa là cứ với 1 đồng quảng cáo, bạn đang thu lại 5 đồng doanh thu.

Chỉ số ROAS không phải là tất cả!

Nếu nhìn theo công thức, bạn có thể thấy là ROAS càng cao thì doanh nghiệp càng có doanh thu cao hơn. Chỉ với thông số này, bạn có thể theo dõi được độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, từ đó đưa ra được các quyết định có tiếp tục hay dừng chiến dịch không? Nó cũng cho phép doanh nghiệp tham chiếu và cân nhắc những sửa đổi trong chiến dịch của mình có hợp lý hay không?

Roas facebook là gì
ROI thường được kết hợp với ROAS để mang lại góc nhìn trực quan nhất

Tuy nhiên, bạn cũng sẽ thấy luôn ROAS là chỉ số thể hiện tỉ trọng giữa doanh thu trên chi phí quảng cáo nhưng thứ quan trọng nhất với doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận. Doanh thu có thể cao nhưng chi phí cũng cao theo thì lợi nhuận vẫn sẽ thấp. Do đó chỉ số ROAS không phải là tất cả để đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp. Người ta thường kết hợp nó với chỉ số ROI để có được những nhận xét đúng đắn nhất về hoạt động của doanh nghiệp.

Những điều cần cân nhắc để tính được chỉ số ROAS chính xác

Trong ROAS, tham số chi phí cho chiến dịch quảng cáo là một tham số có sự biến động khá nhiều và bao gồm nhiều mục khác nhau. Với riêng chi phí cho các hoạt động quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số, chỉ số CPA, CPC thường biến đổi và có sự chênh lệch tùy theo thời gian. Do đó để có được chi phí quảng cáo tổng thể cho chiến dịch chính xác thì bạn cũng cần phải nắm chính xác được các thông số này.

Bên cạnh đó, một số chiến dịch còn có cả các chi phí dành cho đối tác như hoa hồng hay chi phi phí bảng biển quảng cáo. Những chi phí này là rất nhiều và cần phải được tổng hợp một cách chính xác thì mới đánh giá đúng được độ hiệu quả của chiến dịch. Tóm lại, để có một tỷ lệ ROAS chuẩn xác tham khảo, bạn cần phải tổng hợp được đầy đủ và chính xác nhất chi phí quảng cáo từ mọi nguồn chiến dịch.

Thế nào là chỉ số ROAS tốt cho doanh nghiệp

Không có một tiêu chí nào cụ thể nào để đánh giá chỉ số ROAS. Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là đảm bảo lợi nhuận tốt trong khi ROAS lại chỉ thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu trên chi phí quảng cáo mà thôi. Tuy nhiên, phần đa các doanh nghiệp hiện nay đều chỉ chấp nhận chỉ số ROAS từ 4/1 trở lên. Tức là 1 đồng quảng cáo cần phải sinh ra ít nhất 4 đồng doanh thu.

Có nhiều doanh nghiệp lớn cần chỉ số ROAS nằm ở mức 11/1 để có thể duy trì được lợi nhuận doanh nghiệp. Con số này có thể sẽ còn cao hơn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và thấp hơn với các doanh nghiệp kinh doanh online. Tùy theo chiến dịch mà các doanh nghiệp đang triển khai mà có cả các doanh nghiệp chỉ cần ROAS 3/1 là đã có thể phát triển tốt.

Làm thế nào để tối ưu được chỉ số ROAS cho doanh nghiệp

Roas facebook là gì
Cải thiện ROAS và làm doanh thu của công ty tăng lên!

Chỉ số ROAS thấp là một trong những dấu hiệu không hề tốt đối với các doanh nghiệp hiện nay. Do đó, các biện pháp cải thiện và tối ưu ROAS là rất cần thiết. Dưới đây sẽ là một số cách để gia tăng chỉ số ROAS cho doanh nghiệp:

Mẫu quảng cáo của bạn có thể đang gặp vấn đề, hãy cải thiện nó!

Mẫu quảng cáo là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc khách hàng có chú ý đến doanh nghiệp của bạn hay không. Khi thấy ROAS thấp, mẫu quảng cáo chính là thứ đầu tiên mà mọi người làm marketing cố gắng để tối ưu lại. 

Có khá nhiều cách khác nhau để bạn tối ưu mẫu quảng cáo của mình. Tuy nhiên, sự chung thực và rõ ràng luôn là thứ được đánh giá cao. Do đó, bạn nên tránh những nội dung tâng bốc pr một cách thái quá và sử dụng các con số cụ thể thay vì các cụm từ chung chung như số lượng lớn, rất nhiều, vô số…

Bạn cũng đừng quên bản thân mẫu quảng cáo phải hấp dẫn, thú vị thì người đọc mới chú ý đến nó. Hãy sử dụng các câu hỏi gợi tính tò mò, banner hấp dẫn và các CTA cuối bài. 

Tối ưu từ khóa hiển thị

Từ khóa hiển thị là cách mà các bên quảng cáo đang sử dụng để xác định nhu cầu của khách hàng. Trong đó, có 1 số từ khóa không hướng đúng đến nhu cầu của khách hàng, khiến CPA, CPC bị tăng lên. Do đó, bạn cần tìm kiếm những từ khóa này và thêm nó vào mục phủ định trước khi tiếp tục bật camp. 

Tối ưu trang đích

Trang đích được xem như “chốt chặn” cuối cùng để thuyết phục khách hàng mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Nó cần phải đảm bảo tính hấp dẫn, thuyết phục cũng như thuận tiện nhất cho thao tác đặt hàng trên cả máy tính và điện thoại. Do đó, bạn nên tối ưu cho các trang đích của mình thật kỹ hơn và nếu có thể, hãy tạo nhiều landing page cho từng nhóm quảng cáo hướng tới các nhóm đối tượng cụ thể.

Tối ưu Mobile Friendly và Page Speech

Mobile Friendly dùng để chỉ mức độ thân thiện của trang đích với các thiết bị di động. Ngày nay, việc sử dụng các thiết bị di động thậm chí còn nhiều và thường xuyên hơn so với máy tính nên việc tối ưu cho nền tảng tảng này được xem như công việc thiết yếu để có được thêm khách hàng. Hãy kiểm tra thật kỹ xem trang của bạn có hiển thị thuận tiện và khoa học trên điện thoại hay không. Nếu có bất cứ phần nào bị mất hoặc bị chồng chéo lên nhau, hãy tối ưu lại nó ngay.

Ngoài ra, Page Speech hay tốc độ tải trang cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến khách hàng. Thống kê cho thấy, website tải chậm hơn 3 giây sẽ có tỷ lệ thoát trang rất cao. Để cải thiện tốc độ tại trang, phương pháp thường thấy là giảm dung lượng website. Bạn có thể tối ưu hình ảnh thành dung lượng thấp với định dạng hỗ trợ cho trình duyệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể can thiệp và tối ưu vào code của web để mang đến phản hồi tức thì hơn.

ROAS là một trong những chỉ số rất quan trọng và được mọi doanh nghiệp quan tâm. Việc kiểm soát và cải thiện ROAS thường xuyên sẽ mang đến những lợi ích tích cực cho doanh nghiệp, thể hiện trực tiếp qua doanh thu.

Trên đây là những thông tin về ROAS là gì và những thông tin về ROAS. Để tìm hiểu thêm thông tin về Marketing, Digital Marketing hãy theo dõi chúng tôi qua website. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn giải đáp hãy liên hệ ngay với FPT Skillking.

Roas tình thế nào?

Công thức tính ROAS thực ra rất đơn giản. Nó được tính bằng tổng doanh thu đến từ chiến dịch quảng cáo chia cho tổng chi phí mà doanh nghiệp đã mất cho chiến dịch này.

Roas mục tiêu là gì?

ROAS mục tiêu là giá trị chuyển đổi trung bình (ví dụ: doanh thu) bạn muốn nhận cho mỗi đồng mà bạn chi tiêu vào quảng cáo. Xin lưu ý rằng ROAS mục tiêu mà bạn đặt có thể ảnh hưởng đến số lượt chuyển đổi mà bạn nhận được.

Ad spend là gì?

Return On Ad Spend (ROAS) một marketing metric (chỉ số Marketing), cho phép bạn tính toán và hình dung nhanh được số tiền bạn thu được hay được gọi Revenue từ số tiền bạn đã chi cho chiến dịch quảng cáo (Amount Spending) trong một thời gian nhất định.

Purchase Roas là gì?

ROAS, viết tắt của Return on Ad Spend – Lợi nhuận thu về trên chi phí quảng cáo, có nghĩa bạn thu về được bao nhiêu đồng cho mỗi đồng bạn chi cho quảng cáo.