Ruột tôm nằm ở đâu

Câu hỏi :Cấu tạo trong của tôm sông

Lời giải:

*Cấu tạo trong của tôm sông:

Các hệ thống cơ quan bên trong của tôm có thể được phân chia thành các nhóm:hệ thần kinh,hệ tiêu hóa,hệ hô hấp,hệ tim mạch, hệcơ,hệ sinh dục,hệ tiết niệu.

- Hệ thần kinh của tôm gồm: có các đường dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ mắt và từ các ăng ten về bộnãonằm ở gần mắt, phía đầu của vỏ giáp, và các dây thần kinh từ não tỏa đến các cơ, để điều khiển vận động, và bộ phận cơ thể khác, dọc theo một trục đi ở phía dưới bụng tôm.

- Hệ tiêu hóa của tôm gồm: có miệng nằm gần các chân hàm, dẫn thức ăn vào khoangdạ dày, nằm ngay sau não bên trong vỏ giáp và chiếm một thể tích lớn bên trong vỏ giáp. Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày, sẽ được đẩy chạy dọc theoruột, là đường ống nhỏ chạy dọc ở phần phía trên của bụng [chạy dọc lưng], và chất thải được đi ra ở lỗ mở của ruột nằm ở đuôi tôm. Phía cuối dạ dày cũng có đường ống nối vớigan, nằm ở phía sau dạ dày bên trong vỏ giáp, là nơi chất dinh dưỡng có thể được dự trữ.

- Hệ hô hấp: có cácmangnằm ở sát hai bên thành của mai, phía bên trong mai, gần các chân hàm. Ở một số loài mang còn xuất hiện ở các chân bơi. Nước thường xuyên được chảy qua các mang để cung cấpoxyvà mang đikhí cacbonicnhờ vào chuyển động của một số chân hàm, và chân bơi với các mang nằm ở gần chân bơi

- Hệ tim mạch gồm: cótimnằm ở phía sau gan bên trong vỏ giáp và gần tiếp giáp với phần bụng, bơmmáu, dẫn dinh dưỡng từ gan và dạ dày, và dẫnô xytừ hệ hô hấp đến các bộ phận khác qua các mạch máu, gồm có mạch máu chạy dọc ở phần phía trên của bụng [chạy dọc lưng] song song với ruột, và các mạch máu dẫn xuống phía dưới ở trong vỏ giáp, và có thể có thêm mạch máu chạy dọc ở phần phía dưới của bụng, mạch máu đi đến phía đầu...

- Hệ cơ gồm: có các cơ nhỏ nằm trong chân và ăng ten, vận động chân và ăng ten, và một cơ lớn nằm trong bụng, chiếm phần lớn thể tích phần bụng, vận động bụng và đuôi.

- Hệ sinh dục:

+ ở tôm đực gồm: cótinh hoànnằm ở bên dưới tim và cácống dẫntinh trùngxuống bên dưới ra các lỗ ở gốc của chân bò [pereiopod] thứ năm.

+ ở tôm cái là: cácbuồng trứngở dưới tim vàống dẫn trứngxuống bên dưới ra các lỗ ở gốc của chân bò thứ ba.

Sau khi tôm đực và tôm cái giao phối, các trứng đã thụ tinh bám vào bên dưới của các chân bơi của tôm cái, ngoại trừtôm pan đankhông ôm trứng bằng chân bơi.

-Hệ tiết niệu gồm: cóthận,bàng quangvàniệu đạodẫn chất thải ra ngoài, tất cả nằm cạnh nhau và ở phía đầu của tôm, bên trong vỏ giáp, và phía trước miệng.

Tìm hiểu chi tiết về cấu tạo ngoài, các phần phụ, dinh dưỡng của tôm sông

* Môi trường sống của tôm sông

Tôm sông sống phổ biển ở các sông, ngòi, ao, hổ... nước ta.

* Cấu tạo ngoài

1. Vỏ cơ thế

Giáp đẩu - ngực cũng như vò cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vò tôm cứng cáp. làm nhiệm vụ che chở và chồ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương [còn gọi là bộ xương ngoài]. Thành phần vỏ cơ thế chứa các sắc tô làm tôm có màu sắc của môi trường.

2.Cấu tạo ngoài của tôm sông

Cấu tạo ngoài của tôm sông

Cơ thể tôm sông chia làm 2 phần:

- Phần đầu – ngực:

+ Giác quan: 2 mắt kép, 2 đôi râu à giúp tôm định hướng.

+ Miệng: có các chân hàm giữ và xử lí mồi.

+ Chân ngực: bò và bắt mồi.

- Phần bụng:

+ Các chân bụng: bơi, giữ thằng bằng và ôm trứng.

+ Tấm lái: lái và giúp tôm nhảy.

*Các phần phụ của tôm

STT

Chức năng

Tên các phần phụ

Vị trí các phần phụ

Phần đầu – ngực

Phần bụng

1Định hướng phát hiện mồi2 mắt kép và 2 đôi râu

X

2Giữ và xử lí mồiCác chân hàm

X

3Bắt mồi và bòCác chân ngực

X

4Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứngChân bơi [chân bụng]

X

5Lái và giúp tôm nhảyTấm lái

X

* Di chuyến

- Tôm có thế bò : các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động đê giữ thăng bằng và bơi.

- Tôm cũng có thể bơi giật lùi. Khi đó tôm xoè tấm lái, gặp mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.

* Dinh dưỡng

- Tôm kiếm ăn vào lúc chập tối. Thức ăn của tôm là thực vật, động vật [kể cả mồi sống lẫn mồi chết]. Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.

- Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng và lầu. được tiêu hoá ờ dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột, ôxi được tiếp nhận qua các lá mang. Tuyến bài tiết nằm ờ gốc đôi râu thứ 2. 

Minh Trí   -   Thứ hai, 15/03/2021 15:00 [GMT+7]

Tôm là món ăn rất giàu protein, dễ chế biến nên thường xuyên xuất hiện trong các mâm cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào trên cơ thể tôm cũng mang lại giá trị dinh dưỡng, thậm chí có những bộ phận cần loại bỏ bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm được đánh giá là thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Cụ thể, trong não tôm chứa các thành phần quan trọng đối với cơ thể như cephalin, axit amin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác, thịt tôm chứa một lượng lớn protein, vỏ tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, kali...

Bên cạnh những bộ phận chứa thành phần dinh dưỡng, tôm cũng có một số bộ phận nếu con người ăn phải không những không mang lại lợi ích cho cơ thể, mà còn có thể gây ra những tổn thương liên quan, trong đó có phần đầu tôm.

Lý giải về điều này, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa - cho hay: Đầu tôm là một khoang rỗng, có vỏ cứng, trong đó có chứa các bộ phận chính của tôm như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết...

Hệ tiêu hóa của tôm gồm 2 phần: Dạ dày và ruột. Dạ dày của tôm cũng nằm ngay trong khoang đầu, là nơi chứa thức ăn khi tôm kiếm mồi. Tôm là động vật ăn tạp, thức ăn của tôm khá đa dạng gồm: Côn trùng, tảo, ấu trùng của ký sinh trùng [giun sán], xác động vật và thực vật thối rữa.

Phần đầu tôm là nơi chứa chất thải của tôm, tốt hơn là nên loại bỏ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ảnh: Minh Quang

Như vậy, dạ dày của tôm có chứa rất nhiều chất bẩn, trứng ký sinh trùng và vi sinh vật có hại với sức khỏe con người, vì vậy cần loại bỏ phần đầu chứa dạ dày khi ăn tôm.

Hơn nữa, phần đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Chính vì vậy, tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn.

ThS Ngô Sỹ Vân - Phòng Nguồn lợi và Khai thác nội địa, Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản 1 - cũng nói rõ về nguyên nhân không nên ăn đầu tôm. Cụ thể, phần đầu tôm luôn bị phân hủy đầu tiên khi tôm chết vì là nơi chứa nội quan như ruột, thức ăn đưa vào, mang, cơ quan hô hấp nên cũng có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng... Khi ăn đầu tôm không chỉ “nạp” các chất bẩn mà còn có nguy cơ nhiễm khuẩn, chất độc nếu chưa đạt được nhiệt độ nấu chín.

Tuy nhiên, không vì các phân tích trên mà dù tôm nhỏ cũng cắt đầu sẽ làm mất công chế biến và không đảm bảo thẩm mỹ của món ăn. Chủ yếu vẫn nên bỏ đầu ở tôm to, nhất là các đầu tôm có các biểu hiện như bị chuyển màu đen. Bởi màu đen này có thể do tôm sống trong môi trường nước bị ô nhiễm kim loại nặng, các loại muối của các chất kết tủa ở mang hoặc tôm bị bệnh dẫn đến đen mang.

Nhiều người thích ăn phần đen ở đầu tôm vì cho rằng đó là gạch tôm, có người lại không thích vì nghĩ đầu tôm chứa ƿhân.

Tôm là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, đặc biệt là các tín đồ của hải sản. Tôm có thể đem rang, chiên, xào, nướng, kho, hấp, luộc… mà món nào cũng ngon và hấp dẫn. Khi sơ chế tôm để làm thành các món ăn, phần lớn mọi người đều bỏ phần chỉ đen và phần đen trong đầu tôm.

Cách bỏ chỉ tôm và phân tôm phổ biến là dùng dao để rạch lưng tôm và dùng tay bóp bỏ phân ở phần đầu. Tuy nhiên, mới đây, chị Phạm Kim Ngân [Hà Nội] đã mách chị em một cách cùng lúc lấy được cả chỉ và đen ở đầu tôm vô cùng nhanh gọn, chỉ mất từ 1-2 giây khiến ai cũng phải bất ngờ. Với tốc độ này, chỉ thời gian rất ngắn bạn có thể xử lý xong cả 1kg tôm

//amthuchue.info/wp-content/uploads/2020/12/58a2.mp4

Chỉ trong vòng hơn 1 ngày đăng tải, video hướng dẫn của chị Kim Ngân đã cán mốc 30 nghìn lượt like và chia sẻ chứng tỏ cho sự hữu ích của video này.

Tuy nhiên, cũng từ đây đã diễn ra việc tranh cãi “nảy lửa” trên mạng xã hội. Trong khi rất nhiều người cho rằng phần đen trên đầu tôm là phân, cần phải bỏ đi thì một bộ phận không nhỏ những người thích ăn đầu tôm lại cho rằng đó là gạch tôm, rất ngon và bổ không nên bỏ.

Một số bình luận tranh cãi nhau của cư dân mạng.

Vậy bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một chút kiến thức để các bạn hiểu hơn về con tôm nhé!

Theo khoa học thì gạch tôm cũng như gạch cua, đây chính là nơi chứa các tế bào sinh dục và đối với tôm thì nó tập trung ở phần đầu. Đối với con đực nó là toàn bộ hệ thống sinh ţiиh để duy trì nòi giống. Đối với con cái thì phần gạch chính là buồng trứng của nó. Những trứng chín sẽ chuyển xuống bụng/yếm của nó khi đến mùa sinh sản, trứng sẽ được thụ ţiиh và được bảo vệ một thời gian trong bụng con cái, sau khi nở thành công sẽ được đưa ra môi trường nước bên ngoài.

Khác với phân tôm, gạch tôm có màu vàng hoặc cam, vị thì rất béo. Tôm có vỏ xanh càng đậm thì màu gạch càng đẹp. Còn việc nhiều người thấy gạch tôm rất tanh thì cũng giống như mùi sầu riêng, người này nói thơm người kia nói mùi khó ngửi.

Tiếp đến phần phân tôm, phân của tôm cũng nằm ở trên đầu, nó nằm trọn vẹn trong một cái túi nhỏ xíu như bao tử nối liền với ruột [phần chỉ đen trên sống lưng tôm chạy dài xuống đuôi].

Cũng như cá đồng và cá nuôi, tôm sông tự nhiên thì phần bao tử tôm rất nhỏ và hầu như không thấy phân, nhưng tôm nuôi thì ngược lại, rất dễ nhìn thấy phần phân màu đen trên đầu nhất là khi tôm chín bóc vỏ ra thì phần này sẽ cứng lại nằm tròn vo trong cái túi bao tử bé như đầu đũa nhỏ.

Nguồn: docbaongaymoi

Video liên quan

Chủ Đề