Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 66

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 3 Chú hải quân trang 66, 67, 68 trong Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc sách Cánh diều chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

Chia sẻ

Câu 1 trang 66 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Nói điều em biết về những người trong mỗi tranh dưới đây

Trả lời:

Những người trong tranh: Hải quân, bộ binh, pháo binh, đặc công – Những chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2 trang 66 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Nghe hoặc hát một bài hát về chú bộ đội

Trả lời:

Bài hát Chú bộ đội của nhạc sỹ Hoàng Hà. Bài hát là tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với chú bộ đội yêu quý của mình bằng tình cảm chân thành nhất. Và niềm tự hào vì chú “Chú bộ đội chúng cháu yêu chú lắm / Súng chắc trong tay chú canh giữ cho hòa bình “.

Vai chú mang súng mũ cài ngôi sao đẹp xinh.Đi trong hàng ngũ chú hành quân trông thật nhanh.Chú bộ đội chúng cháu yêu chú lắm.

Súng chắc trong tay chú canh giữ cho hòa bình.

Canh giữ biên giới giữ trời xanh xanh của ta.Canh nơi biển cả giữ tiền tiêu nơi đảo xaChú bộ đội chúng cháu yêu chú lắm.

Nhớ chú bao nhiêu cháu ca múa cho thật nhiều

Bài đọc 1: Chú hải quân

Vững vàng trên đảo nhỏ

Bồng súng gác biển trời

Áo bạc nhàu nắng gió

Chú mỉm cười rất tươi.

Giữa trập trùng xa khơi

Hải âu vờn quanh chú

Bên đảo đá chơi vơi

Dạt dào ngàn sóng vỗ.

Dù nắng mưa, bão tố

Các chú vẫn hiên ngang

Bao tàu thuyền qua đó

Kéo còi chào ngân vang.

Lá cờ đỏ sao vàng

Phấp phới bay trong gió

Ước mai này như chú

Giữ yên biển quê hương.

Hoài Khánh

Nội dung chính: Ca ngợi chú hải quân luôn vững vàng tay súng bảo vệ Tổ quốc.

Đọc hiểu

Câu 1 trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Những hình ảnh nào nói lên khó khăn, gian khổ của chú hải quân?

Trả lời: Những hình ảnh nói lên khó khăn, gian khổ của chú hải quân là: Áo bạc nhàu nắng gió, đảo đá chơi vơi, nắng mưa, bão tố

Câu 2 trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Tìm những hình ảnh đẹp của chú hải quân đứng gác.

Trả lời:

Bồng súng gác biển trời

Chú mỉm cười rất tươi

Các chú vẫn hiên ngang.

Câu 3 trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Hình ảnh nào trong khổ thơ 4 khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam?

Trả lời:

Hình ảnh Lá cờ đỏ sao vàng/ Phấp phới bay trong gió trong khổ thơ 4 khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam?

Câu 4 trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Hai dòng thơ cuối nói lên ước mong gì của bạn nhỏ?

Trả lời:

Hai dòng thơ cuối nói lên ước mong sau này sẽ trở thành chú hải quân để bảo vệ biển đảo quê hương.

Luyện tập

Câu 1 trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:

a] Trước những khó khăn, gian khổ của chú hải quân.

b] Trước những hình ảnh đẹp của chú hải quân.

Trả lời:

a] Trước những khó khăn, gian khổ của chú hải quân: Ôi, thật ngưỡng mộ tinh thần bảo vệ Tổ quốc của các chú hải quân!

b] Trước những hình ảnh đẹp của chú hải quân: Hình ảnh chú hải quân hiên ngang chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc thật đẹp!

Câu 2 trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Dấu câu nào phù hợp với mỗi ô trống: Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép hay dấu chấm than?

Trả lời:

Ô trống 1: Dấu hai chấm

Ô trống 2: Dấu chấm than

Ô trống 3: Dấu ngoặc kép

Ô trống 4: Dấu ngoặc kép

Với lời giải Tiếng Việt lớp 3 Viết trang 65, 66 trong Bài 15: Ngày như thế nào là đẹp? sách Kết nối tri thức chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

Câu 1 trang 65 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe - viết: Ngày như thế nào là đẹp? [ từ Kiến lau mồ hôi đến thoải mái]

Trả lời:

Ngày như thế nào là đẹp?

* Chú ý cách viết:

- Học sinh nghe cô giáo đọc rồi viết vào vở.

- Chú ý các từ ngữ dễ viết sai như: ngẫm nghĩ, đáng kính, tuyệt đẹp, nghỉ ngơi, thoải mái…

Câu 2 trang 65 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn từ phù hợp với mỗi lời giải nghĩa dưới đây:

- Làm chín thức ăn trong dầu, mỡ đun sôi.

- Làm cho hai vật dính với nhau bằng một chất dính như hồ, keo…

- Loài bọ thân dẹp, râu dài, cánh mỏng màu nâu, có mùi hôi, sống ở nơi tối và ẩm.

Trả lời:

- rán: Làm chín thức ăn trong dầu, mỡ đun sôi.

- gián: Loài bọ thân dẹp, râu dài, cánh mỏng màu nâu, có mùi hôi, sống ở nơi tối và ẩm.

- dán: Làm cho hai vật dính với nhau bằng một chất dính như hồ, keo…

Câu 3 trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 3: Làm bài tập a hoặc b.

a. Chọn r,d hoặc gi thay cho ô vuông.ư

b. Quan sát tranh, tìm từ ngữ chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã

- Gọi tên con vật

- Chỉ hoạt động của con vật

Trả lời:

a. Trong khu rừng già có một cây sồi to, cành lá xum xuê che rợp cả một góc rừng. Cây sồi rất kiêu ngạo về vóc dáng và sức mạnh của mình. Trong rừng có nhiều loài chim nhưng cây sồi chỉ thích kết bạn với các loài chim xinh đẹp và hót hay như họa mi, sơn ca, …

b.

- Gọi tên con vật: con thỏ, con khỉ, sư tử, chim gõ kiến, con hổ, hươu cao cổ, tổ ong.

- Chỉ hoạt động của con vật: nhảy, ngã, ngủ, gõ cây, …

* Vận dụng:

Câu hỏi trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể câu chuyện Ngày như thế nào là đẹp? cho người thân nghe và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.

Trả lời:

- Kể câu chuyện với giọng to, lưu loát, đúng nội dung câu chuyện.

- Ý nghĩa câu chuyện: Mỗi một người khác nhau sẽ có những cảm nhận, những câu chuyện khác nhau về một ngày tuyệt đẹp. Cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến, cảm nhận của người khác về một ngày đẹp.

Trao đổi với bạn về những lợi ích của điện thoại. Giờ ra chơi, điều gì khiến Minh rất vui. Lần đầu tiên An gọi điện cho Minh, hai bạn đã nói chuyện với nhau thế nào. Trong cuộc điện thoại lần hai, các bạn nói chuyện có gì khác lần một. Đóng vai hai bạn trong câu chuyện để nói chuyện điện thoại với nhau bằng giọng phù hợp.

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Khởi động
  • Bài đọc
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4

Bài đọc

A LÔ, TỚ ĐÂY

Giờ ra chơi, An chạy đến bàn tôi hớn hở: “Bố mẹ cho phép tớ gọi điện cho bạn bè đấy. Đi học về tớ sẽ gọi cậu nhé!”. Tôi đập tay nó sung sướng. Đi học về, tôi vội vàng cất cặp và xin phép bố mẹ cho nghe điện thoại. Bố gật gù, còn mẹ thì nháy mắt ra hiệu đồng ý. 

Điện thoại reo, cứ như là trái tim tôi đang cất tiếng hát. Tôi khoái chí cầm máy.

- A lô... Minh hả? – An gào lên trong máy.

- Tớ đây. – Tôi cũng gào lên.

- Hay hơn nói chuyện ở lớp nhỉ. – An cười to.

- Hơn là cái chắc. – Tôi cũng cười to không kém.

- Đến lượt cậu gọi lại cho tớ nhé. – An hét lên rồi tắt máy. Tôi ôm bụng cười. Bố tủm tỉm: “Cả thế giới nghe thấy hai con nói chuyện đấy.”.

Tôi nhấc máy gọi lại cho An.

- A lô. – Tôi rón rén. 

- A lô, bố tớ bảo chúng mình nói cho cả thành phố nghe thấy. – An thì thèo.

- Thế cậu nói nhỏ hơn tớ đấy. Bố tớ bảo tớ nói cho cả thế giới nghe thấy cơ.

An cười rúc rích. Chúng tôi lại thì thào, nhưng vì nói nhỏ quá nên cứ phải nói đi nói lại.

Hóa ra nói chuyện điện thoại cũng mệt thật.  

[Bùi Tuệ Minh]

Từ ngữ: 

- Gật gù: gật nhẹ, chậm và nhiều lần, thể hiện thái độ đồng tình, tán thưởng. 

- Khoái chí: thích thú vì được như ý.

- Là cái chắc: khẳng định điều gì đó đúng.

- Rón rén: cố làm cho thật nhẹ nhàng vì sợ gây tiếng động. 

- Cười rúc rích: cùng cười với nhau khe khẽ và thích thú. 

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề