Sáng tạo nghệ thuật chân chính là gì

Mỗi sáng tạo nghệ thuật chân chính tuyệt nhiên không phải là sự minh họa đơn giản cho tư tưởng này hoặc tư tưởng khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [23.67 KB, 3 trang ]

Mỗi sáng tạo nghệ thuật chân chính tuyệt nhiên không phải là sự minh họa đơn
giản cho tư tưởng này hoặc tư tưởng khác, cho dù ấy là tư tưởng rất hay.
[Khrapchenkô – Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học]. Hãy
trình bày ý kiến của anh [chị] về vấn đề trên.
BÀI LÀM

Huygô đã từng nói: “Cái tầm thường là cái chết của văn chương nghệ thuật”. Thật
vậy, thiên chức của mỗi người nghệ sĩ là sáng tác, và sứ mệnh cao cả của họ là
sáng tạo. Sáng tạo không ngừng, ấy chính là bổn phận của mỗi nhà văn, nhà thơ
trong quá trình làm nên tác phẩm. Mỗi người nghệ sĩ lớn luôn là một nhà tư tưởng
lớn, ai đó đã từng nói như vậy. Đề cao cá tính sáng tạo trong mỗi người nghệ sĩ,
đồng thời cũng là đề cập đến vấn đề tư tưởng trong văn chương nghệ thuật,
Khrapchenkô khẳng định: Mỗi sáng tạo nghệ thuật chân chính tuyệt nhiên không
phải là sự minh họa đơn giản cho tư tưởng này hoặc tư tưởng khác, cho dù ấy là tư
tưởng rất hay.

Văn chương đồng nghĩa với sự sáng tạo. Mỗi “sáng tạo nghệ thuật chân chính”
luôn phải toát ra ở nội dung tư tưởng, một thái độ suy nghĩ của người viết ẩn sâu
trong đó, và một tình cảm, tấm lòng mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm đến bạn đọc.
“Mỗi sáng tạo nghệ thuật chân chính tuyệt nhiên không phải là sự minh họa đơn
giản cho tư tưởng này hoặc tư tưởng khác, cho dù ấy là tư tưởng rất hay”. Bởi mỗi
tác phẩm được xem là thành công, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc cũng như trụ
vững với thời gian không bao giờ đồ chiếu y nguyên hiện thực cuộc sống, cũng
không bao giờ là lời lên gân cho những tư tưởng trong tác phẩm. Rõ ràng, để thể
hiện suy nghĩ, thái độ, cũng như tư tưởng trong sáng tác của mình, người nghệ sĩ
phải sáng tạo ra những hình tượng độc đáo, và qua hình tượng ấy để nói lên quan
niệm suy nghĩ, thái độ bản thân. Mỗi một “sự minh hoạ giản đơn” sẽ không bao
giờ làm nên sức sống của tác phẩm, sẽ bị đào thải cùng với thời gian, đúng như nhà
văn Nam Cao đã từng nói: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay
làm nên một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết
đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.


Người nghệ sĩ trong quá trình lao động nghệ thuật luôn luôn phải tìm tòi sáng tạo,


có khi là dùng nhân vật hình tượng để gửi gắm tâm tư tình cảm của mình, có khi
phát biểu tư tưởng ấy bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, chính điều
đó sẽ góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. [Các bạn đang đọc Chuyên đề
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn – bài số 3]

Mỗi nhà văn lớn luôn là một nhà tư tưởng lớn, và Nam Cao là một trong số
những nhà văn đấy. Suốt cuộc đời cầm bút của mình, nhà văn bậc thầy của chủ
nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam đã gửi gắm biết bao suy nghĩ, tư tưởng
của mình vào trang viết thông qua rất nhiều hình tượng nghệ thuật. Đó chính là
một Chí Phèo đau đớn, phẫn uất “Ai cho tao lương thiện”, đó là một Lang Rận đã
phải tìm đến cái chết, chết trong tủi hổ, nhục nhã, đó là hình ảnh bà cụ trong Một
bữa no đang cạo sột soạt những thìa cơm cuối cùng để rồi chết sau một bữa được
ăn no bụng. Và còn rất nhiều, rất nhiều hình tượng khác nữa.[Các bạn đang đọc
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn – bài số 3]

Ngần ấy nhân vật với biết bao cảnh đời, số phận đã nói lên suy nghĩ, tư tưởng
của nhà văn thời ấy. Đó là niềm tin về dòng máu người chưa thể cạn trong huyết
quản của người nông dân, đó là sự bênh vực cho những kẻ thấp cổ bé họng đang
phải tồn tại giữa mảnh đất “quần ngư tranh thực”, và đó là một tiếng thở dài xót xa
vì những cảnh đời bất hạnh, về những con người đã đánh đổi cả nhân hình lẫn nhân
tính chỉ vì miếng cơm manh áo. Tình thương yêu và thông cảm, xót xa đã bao trùm
lên hầu như các sáng tác của Nam Cao và Đôi mắt chính là một tác phẩm tiêu biểu.
Tư tưởng, vấn đề, cách nhìn, cách đánh giá và chỗ dừng của nhà văn trong cuộc
đời đã được nhà văn thể hiện một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt thông qua hai hình
tượng, hai văn sĩ của hai nhân vật Hoàng và Độ. Một truyện ngắn mang đầy yếu tố
tư tưởng, được Nam Cao xây dựng không hề khô khan và cứng nhắc. Làm sao có
thể nói tác phẩm chỉ là “một sự minh hoạ giản đơn” cho vấn đề mà người viết


muốn nói tới. Hoàng là một nhân vật độc đáo, cá tính trong truyện ngắn của Nam
Cao. Từ những câu chuyện, lời nói, hành động, nhà văn thông qua đó đã thể hiện
được những tư tưởng và quan điểm sâu sắc, độc đáo. Hoàng thấy người nông dân
gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, Hoàng nhận ra sự nhiêu khê, nhặng xị trong họ, Hoàng
nói về anh thanh niên vác bó tre đọc thuộc lòng bài “ba giai đoạn” với tất cả sự


nhạo báng, hả hê. Hoàng xa lánh tất cả. Anh thu mình vào ốc đảo cá nhân và nhìn
người nông dân bằng cái nhìn một phía. Thế nhưng, đằng sau mỗi câu chuyện, mỗi
lời nói, Nam Cao lại bộc lộ một tư tưởng, quan niệm riêng. Thấp thoáng nhà văn
qua hình ảnh nhân vật Độ – “anh tuyên truyền viên nhãi nhép”. Nam Cao qua tác
phẩm đã nói lên quan điểm lập trường của mình nói riêng, của lớp văn nghệ sĩ nói
chung trong thời đại mới, Nam Cao khẳng định người nghệ sĩ phải biết hoà mình
vào cuộc sống chung và có lòng tin ở những phẩm chất cao đẹp của con người. Đôi
mắt đã thể hiện tư tưởng của nhà văn một cách sâu sắc nhất, bằng một lối viết
riêng, rất sáng tạo, và Đôi mắt có thể xem là một trong những sáng tạo nghệ thuật
chân chính của Nam Cao.

Mỗi người nghệ sĩ luôn là một cá thể với những suy nghĩ, cách nhìn tâm hồn
khác nhau. Mỗi người nghệ sĩ luôn tìm đến cho mình một phong cách riêng biệt,
những tư tưởng mới mẻ, và từ đó chuyển tải vào trang viết một cách linh hoạt nhất,
ấn tượng nhất. Đề cao cá tính sáng tạo của mỗi người nghệ sĩ, câu nói của
Khrachenkô một lần nữa khẳng định vai trò của quá trình lao động nghệ thuật
không ngừng: “Mỗi sáng tạo nghệ thuật chân chính tuyệt nhiên không phải là sự
minh họa đơn giản cho tư tưởng này hoặc tư tưởng khác, cho dù ấy là tư tưởng rất
hay”. [Các bạn đang đọc Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn – bài số 3]




Nghệ thuật là do Thần truyền cho con người

Nền văn minh nhân loại đã sáng tác ra vô vàn cuốn sách về cái đẹp chân chính. Những người tin vào Thần biết rằng, mọi thứ đẹp nhất đều đến từ Thiên quốc. Nghệ thuật cao thâm đều gắng sức mô phỏng và triển hiện vẻ đẹp nơi Thiên quốc tại cõi người. Có những từ vựng nghệ thuật bắt nguồn từ chính từ ngữ của Thần liên quan trực tiếp diễn biến mà ra.

Nếu như người nghệ sỹ ở một lĩnh vực nào đó có thể đắc được khải thị hoặc sự gia trì của Thần thì có thể trở thành người tài năng xuất chúng trong lĩnh vực đó.

Các bậc thầy nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng luôn giữ vững sự thành kính và niềm tin đối với Thần, dốc lòng dốc sức sáng tác những tác phẩm ca tụng Thần. Chính niệm và việc làm của họ có được sự khẳng định và gia trì của Thần. Các nghệ sỹ vào trung kỳ của thời Phục Hưng gồm có Da Vinci, Michelangelo, Raphael, đã nắm vững các kỹ pháp một cách thần kỳ, vượt rất xa thế hệ trước cũng như những người cùng thời. Các tác phẩm hội họa, điêu khắc, kiến trúc của họ đã trở thành các tác phẩm kinh điển, bất hủ của nghệ thuật nhân loại.

Những tác phẩm này đã kiến lập nên khuôn thước đỉnh cao cho nhân loại suốt mấy trăm năm qua. Thưởng thức và tham chiếu những tác phẩm này không những có thể giúp những nghệ sỹ thế hệ sau học tập kỹ pháp nghệ thuật thuần chính, mà còn giúp dân chúng phổ thông thể nghiệm một cách chân thực sự quan tâm và chiếu cố của Thần đối với con người. Nếu những tác phẩm nghệ thuật ấy, thủ pháp và tinh thần truyền qua các nghệ sỹ được bảo tồn đầy đủ thì xã hội nhân loại có thể duy trì mối liên hệ với Thần. Như vậy, cho dù vào lúc toàn xã hội nhân loại trượt dốc thì vẫn còn hy vọng quay trở về con đường truyền thống và được cứu độ.

Bộ ba bậc thầy vĩ đại của thời kỳ Phục Hưng: Michelangel, Raphael, Leonardo da Vinci [ảnh: Wikipedia].

Âm nhạc cũng đồng dạng như vậy. Một nhà hát Opera ở Đức có câu như: “Bach đã cho chúng ta ngôn ngữ của Thượng đế, Mozart đã cho chúng ta tiếng cười của Thượng đế, Beethoven đã cho chúng ta ngọn lửa của Thượng đế, còn Thượng đế đã ban cho chúng ta âm nhạc, để chúng ta có thể cầu nguyện mà không cần dùng ngôn ngữ.” Johann Sebastian Bach cả đời coi việc kính ngưỡng, ca ngợi và cung phụng Thần là nguyên tắc sáng tạo tối cao. Trong tất cả những bản nhạc quan trọng của Bach, đều có thể nhìn thấy ba chữ cái SDG – từ viết tắt của câu tiếng La-tinh “Soli Deo Gloria”, nghĩa là “Vinh quang thuộc về Thượng đế”.

Đó là cảnh giới cao nhất của nghệ sỹ, cũng chính là sau khi nhận được khải thị của Thần, họ đem sự vật ở thế giới thiên quốc biểu hiện ra trong không gian vật chất của chúng ta. Trong lịch sử nhân loại, những bức hội họa và điêu khắc vĩ đại nhất, những bản nhạc kiệt xuất nhất trong âm nhạc cổ điển, đều là do những người tin vào Thần sáng tác ra, và trở thành đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

Nghệ thuật bao hàm ba nguyên tố quan trọng nhất, đó là mô phỏng, sáng tạo và truyền tải. Mọi sáng tác nghệ thuật đều mang một “chủ đề” nào đó, tức là thông điệp mà tác giả muốn biểu đạt, cho dù loại hình nghệ thuật đó là thi ca, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, tiểu thuyết, hý kịch, vũ đạo hay điện ảnh. Người nghệ sỹ truyền “chủ đề” này sang tâm của người đọc, người nghe hoặc người xem. Quá trình này chính là “truyền tải” – tức là để cho người đọc người xem tiếp thu tư tưởng của tác giả, cũng là mục đích sáng tác nghệ thuật.

Để đạt được mục đích truyền tải, nghệ sỹ cần có năng lực mô phỏng và biểu đạt cao siêu, mà đối tượng mô phỏng lại có thể là thế giới của Thần, nhân gian hoặc thế giới ma quỷ. Trên cơ sở “mô phỏng”, nghệ sỹ lại thêm vào sự “sáng tạo”, tinh lọc ra nguyên tố tinh tế, sâu sắc hơn của đối tượng mô phỏng, nâng cao sức biểu đạt hay năng lực truyền tải của người nghệ sỹ. Nếu như người nghệ sỹ có sự thành kính, chính tín vào Thần và có đạo đức cao thượng thì sẽ được Thần ban cho linh cảm sáng tác. Tác phẩm mà anh ta sáng tác ra là có Thần tính, thuần chính, thiện lương – đối với bản thân người đó, khán giả và xã hội đều có lợi ích.

Ngược lại, khi người nghệ sỹ mất đi đạo đức, phóng túng ma tính của bản thân, thì những nhân tố bất hảo sẽ có thể thừa cơ tác động, lợi dụng người đó để miêu tả những hiện tượng xấu xí, dơ bẩn, thậm chí là những biểu hiện thế giới của linh thể tầng thấp, ma quỷ. Loại tác phẩm này, đối với người sáng tác và xã hội, đều có hại.

Hiểu được điểm này, chúng ta không khó lý giải giá trị của nghệ thuật truyền thống chính thống. Văn hóa nghệ thuật thần truyền Đông Tây phương là đường thông đạo kết nối văn minh nhân loại với Thần. Điều được truyền tải là những thông điệp về cái đẹp, cái thiện, quang minh và hy vọng. Còn các loại nghệ thuật biến dị mà ma quỷ thao túng con người sáng tác ra lại là khiến cho con người rời xa Thần và tiến gần hơn đến ma quỷ.

Nhà văn chân chính nào cũng có một thế giới riêng. Cái thế giới ấy là những hình tượng sáng tạo ra do nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhà văn, và phản ánh nên cái thực tế của thời đại

Bài Kiểm Tra

Bài Kiểm Tra

Thứ ba - 10/11/2020 21:36

  • In ra

Nghị luận văn học: Nhà văn chân chính nào cũng có một thế giới riêng. Cái thế giới ấy là những hình tượng sáng tạo ra do nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhà văn, và phản ánh nên cái thực tế của thời đại. [Nguyễn Tuân]. Anh/chị làm sáng tỏ ý kiến trên.

Lãng khách cất bước ra đi trên con đường mịt mù gió bụi... Đôi chân chàng phiêu du như làn gió, đôi tay chàng ôm trọn hồn nước mây và đôi mắt chàng rực rỡ tựa như muôn vì tinh tú quyện hòa. Cùng là “một trang tài tử”, “một khách đa tình”, Nguyễn Tuân tựa như một lãng khách dừng bước chân phiêu bạt trên con đường văn chương Việt Nam. Ghé lại nghỉ ngơi, rồi yêu, rồi gắn bó lúc nào không hay, chàng tài tử Nguyễn Tuân giờ đã trở thành người quen của quán trọ văn chương, đã gửi gắm mộng văn chương của mình ở chốn nước non lặng lẽ này: Nhà văn chân chính nào cũng có một thế giới riêng. Cái thế giới ấy là những hình tượng sáng tạo ra do nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhà văn, và phản ánh nên cái thực tế của thời dại.

Có rất nhiều định nghĩa về người nghệ sĩ. Nói như Sê-khôp, nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy hay, say sưa và mãnh liệt hơn nữa, Enxa Triobo đã cất cao lời ngợi ca nhà văn là người cho máu. Họ nhìn nhà văn từ khía cạnh tư tưởng và đề cao giá trị tâm hồn của người nghệ sĩ. Còn đối với Nguyễn Tuân: Nhà văn chân chính nào cũng có một thế giới riêng. Cái thế giới ấy là những hình tượng sáng tạo ra do nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhà văn, và phản ánh nên cái thực tế của thời đại. Ông đã đặt nhà văn trong mối liên hệ giữa hình tượng và cuộc sống, hình tượng và cái nhìn, nhân sinh quan của người cầm bút, để từ đó khái quát lên giá trị và tầm quan trọng của hình tượng trong văn chương và trong quá trình đánh giá một nhà văn. Nhà văn chân chính nào cũng có một thế giới riêng, cái thế giới được tạo lập bằng những hình tượng có khả năng bao quát cao nhất cuộc sống đang chảy trôi, có khả năng truyền tải được cho người đọc những nhân sinh quan, vũ trụ quan mà người viết đã nhọc công tìm tòi, khám phá và chắt lọc từ những quy luật vận động của con người cũng như xã hội. Và thế giới rộng lớn nhất của mỗi nhà văn chính là những tác phẩm, những trang viết. Nó là kết quả của một quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ, là phương thức ngắn nhất để chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực xã hội thông qua hệ thống hình tượng mà nhà văn bao quát được. Đúng như quan niệm của Nguyễn Tuân, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, tài năng, tâm hồn của mỗi nhà văn đều được thể hiện thông qua thế giới hình tượng của tác phẩm, nó chính là tấm gương phản chiếu quan niệm sống của người viết và hiện thực xã hội đang diễn ra. Nhà văn chân chính phải là người có cái tài thể hiện cá tính sáng tạo của mình thông qua hình tượng trong tác phẩm.

Nhắc đến khái niệm người nghệ sĩ, không thể thiếu vắng được cái “tôi” riêng biệt. Như Viên Mai đã nói làm người không cần có cái tôi nhưng làm thơ thì phải có cái tôi. Cái “tôi” nghệ sĩ được thể hiện qua tất cả mọi phương diện của tác phẩm: từ ngôn ngữ nghệ thuật đến nội dung tư tưởng. Một Huy Cận với cái “tôi” buồn tê tái cõi lòng, một Xuân Diệu với hồn thơ khát khao giao cảm với đời mãnh liệt và cháy bỏng, tất cả đã tạo nên được một thế giới riêng trong tác phẩm của họ. Thế giới riêng của mỗi nhà văn là sự kết tinh của một cá tính sáng tạo độc đáo, của những xúc cảm và rung động thẩm mĩ của họ với những vẻ đẹp của cuộc sống. Con người ai cũng cần có một góc riêng tư để bay bổng thăng hoa cùng với những buồn vui cuộc sống, những thăng trầm biến động của cuộc đời. Nhà văn cũng là con người, những người được ưu ái ban cho một trái tim nhạy cảm biết khóc cười trước bộn bề cuộc sống. Và họ đem những rung lộng ấy vào trong tác phẩm cũng như chúng ta trút những nỗi niềm ở chốn riêng của mình vậy. Nhưng tác phẩm văn chương không chỉ là một thế giới bộn bề để trút những xúc cảm cá nhân, nó là kết quả của một quá trình sáng tạo và chắt lọc những tinh hoa cuộc sống, những xúc cảm thẩm mĩ của người viết văn. Đó chính là nét riêng trong thế giới của mỗi nhà văn.

Thượng đế tạo nên cuộc sống từ cây cỏ, chim muông, từ đất đai rừng núi cho đến con người. Còn nhà văn tạo lập ra thế giới riêng của mình bằng những hình tượng văn học. Nó là bức tranh cuộc sông vừa cụ thể, cảm tính, vừa khái quát và có ý nghĩa thẩm mĩ lớn lao. Nói như Macxim Gorki, nghệ sĩ là người biết khai thác cái đẹp, cái ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong ấn tượng đó cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng. Đó chính là sự khái quát ngắn gọn nhất cho quá trình hình thành những hình tượng văn học trong các tác phẩm. Chỉ có ở văn học nghệ thuật mới tồn tại một phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực một cách đầy đủ và thống nhất đến thế. Giữa cuộc sống tưởng chừng như bình yên của làng Vũ Đại, ta thấy nổi lên một đợt sóng thần dữ dội. Hình tượng nhân vật Chí Phèo đã cuốn phăng đi vẻ ngấm ngầm yên ả nhưng bên trong đang hỗn độn, mục ruỗng của một làng xã nông thôn Việt Nam thuở bấy giờ. Nó có giá trị phản ánh cuộc sống vô cùng sắc bén và chân thực. Văn học nghệ thuật luôn là công cụ đặc biệt để hiểu biết, khám phá và sáng tạo của nhà văn, và hình tượng văn học chính là lưỡi dao sắc bén để người viết xoáy sâu, đâm thẳng vào những ung nhọt của xã hội để mà phê phán, mà cải tạo.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, bản chất của nghệ thuật là sáng tạo thông qua quy luật của cái đẹp, vì thế hình tượng văn học đòi hỏi bản chất mĩ cảm, tính thẩm mĩ rất cao. Nó phải là bề sâu, là dòng nước mát lành ngọt ngào mà nhà văn khơi nguồn tìm kiếm. Hình tượng chiếc lá cuối cùng ngoài ô cửa sổ đã cứu sống cuộc đời của một con người trong câu chuyện cảm động về tình người của nhà văn Ô Hen-ri là biểu tượng đẹp nhất cho khát vọng nghệ thuật dâng trào, cho ước vọng sống cao đẹp của những người nghệ sĩ. Mỗi sáng tạo của nhà văn để tìm ra một hình tượng vừa có tính thẩm mĩ, vừa có giá trị phản ánh sâu sắc hiện thực đều là một sự dung công thần kì của con tim và khối óc người viết. Trước một bông hoa ta ngẩn ngơ say đắm, trước một đôi má hồng ta dào dạt thương yêu, gặp những giọt lệ buồn ta quặn thắt con tim. Chính những phút yêu thương hờn giận ấy qua ngòi bút sáng tạo của nhà văn đã trở thành một thế giới rất riêng trong tác phẩm - thế giới của hình tượng.

Đúng như lời nhận định của Nguyễn Tuân, thế giới hình tượng sáng tạo do nhân sinh quan và vũ trụ quan, của nhà văn, và phản ánh nên cái thực tế của thời đại. Giá trị của hình tượng chính là sự kết hợp giữa nhân sinh quan của người viết và cái thực tể của thời đại. Nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, được nhìn dưới lăng kính xúc cảm của nhà văn. Vì vậy mà thông qua các hình tượng nhân vật trong tác phẩm, bao giờ người đọc cũng nhận ra “đôi mắt”, nhìn thấy được phong cách độc đáo của nhà văn gửi gắm trong những đứa con tinh thần của mình. Một Hồ Chí Minh trí tuệ, cổ điển và hiện đại với hình tượng “trăng” soi tỏ những áng thơ hay, một Nam Cao lạnh lùng nhưng giàu tình thương với hình tượng người nông dân tha hóa và người trí thức sống mòn đã ăn vào gốc rễ tác phẩm, tất cả đều là những tuyệt bút, phản ánh được thực tế của thời đại thông qua cái nhìn chủ quan của nhà văn. Có tình nhưng vẫn không hề mất ý, có chất cảm quan nhưng vẫn không làm lu mờ hiện thực đời sống khách quan - đó chính là cơ sở để tạo hình tượng của nhà văn.

Điểm đến Hồ Chí Minh, Nam Cao... ta không thể không nhắc đến Nguyễn Tuân - người đi lượm lặt những cánh hoa tàn của thời quá khứ. Ông là một trong những nhà văn có khái niệm sớm nhất về hình tượng văn học trong tác phẩm của mình. Có người coi trọng cái chân, có người coi trọng cái thiện nhưng Nguyễn Tuân lại tôn thờ cái mĩ. Ông luôn nhìn cuộc đời và con người dưới góc độ thẩm mĩ, tiếp nhận cuộc sống từ nhiều góc độ vãn hóa, nghệ thuật. Chính vì vậy mà trong sáng tác của Nguyễn Tuân, đâu đâu ta cũng thấy được những chân dung và hình tượng con người tuyệt đẹp. Bản chất của cái đẹp trong văn chương Nguyễn Tuân là cái đẹp không khuynh hướng, không gắn với nội dung xã hội, cái đẹp độc đáo mà chỉ có ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân mới xây dựng nên được. Có lẽ vì vậy mà thông qua hệ thống hình tượng văn học trong tác phẩm, Nguyễn Tuân đã thể hiện được quan điểm nghệ thuật tích cực, đã làm nổi bật nhân sinh quan và vũ trụ quan vô cùng tích cực và tiến bộ về con người. Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã gửi gắm nhân sinh quan về cái đẹp vào trong hình ảnh của người tử tù Huấn Cao. Nét đẹp của nhân vật được nhà văn xây dựng và tạo nên từ các góc nhìn khác nhau, tạo nên vẻ hoàn mĩ, vẻ rạng rỡ của tâm hồn và phẩm cách nhân vật. Huấn Cao đến được với ngươi đọc thông qua lời nhận xét của viên quản ngục, vừa là một tên đứng đần bọn phản nghịch nhưng lại là người có tài viết chữ rất nhanh và đẹp.

Nguyễn Tuân gửi đôi mắt nhìn, gửi nhân sinh quan tôn thờ cái đẹp của mình vào trong hình tượng người quản ngục. Người yêu hoa lúc nào cũng thấy hoa thơm dù bị gai nhọn làm ứa máu, người trọng tài bao giờ cũng tôn sùng kẻ có tài vượt qua mọi định kiến xã hội. Huấn Cao xuất hiện trong sáng tác Nguyễn Tuân với vẻ đẹp rực rỡ và tài hoa, với vị thế của một người nghệ sĩ đầy tài năng chân chính. Trong con mắt của viên quản ngục, kẻ đại diện cho xã hội phong kiến đương thời, Huấn Cao không chỉ là một kẻ tử tù mà còn là một nghệ sĩ tài hoa, là người đại diện cho cái đẹp, cho nghệ thuật. Nguyễn Tuân không cho Huấn Cao được sống nhưng lại nuôi dưỡng hình tượng người tử tù bất tử cùng thời gian, là ngôi sao chính vị kết tinh muôn vàn ánh sáng rực rỡ của cuộc đời này. Ta thấy được trong hình tượng nhân vật Huấn Cao khát khao hướng tới đỉnh cao của cái đẹp, sự hòa nhập và tôn thờ của nhà văn đối với thứ tôn giáo của đẹp. Từ hành động đến lời nói, ta đều thấy toát lên được những nét đẹp tâm hồn như viên ngọc sáng đang tỏa rạng trong con người ông. Trước khi là một người nghệ sĩ, Huấn Cao là kẻ tử tù sắp bị xử chém, nhưng ông vẫn không hề mất đi thần thái của một người anh hùng. Trước những đòn roi, luật lệ của tù ngục, ông vẫn thản nhiên, ngang tàng và ngạo nghễ. Hình ảnh người tử tù rỗ gông giống như “người thợ nề vác thang”, hình ảnh của một ông Huấn thản nhiên nhận rượu thịt của viên quan ngục khiến ta không khỏi trầm trồ. Cuộc sống của Huấn Cao đã vượt lên cái gọi là vật chất, thông thường. Sự sống hay lái chết cũng chỉ là một khoảnh khắc giữa cuộc đời phong trần gió bụi và oai sùng của Huấn Cao mà thôi. Ta chợt nhớ đến một thanh gươm công lí Từ Hải, một tấm lòng trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Tiên xưa kia.

Hình tượng của Huấn Cao cũng sánh ngang với các bậc trượng phu khí phách ngút trời, với những người anh hùng uy danh gầm vang sông núi xa xưa. Nhưng Nguyễn Tuân không chỉ chú trọng xây dựng nhân vật ở nét đẹp thần thái, phong cách mà còn khơi sâu nét đẹp tâm hồn, chất nghệ sĩ tài hoa uyên bác trong hình tượng nhân vật của mình. Ta không thể nào quên được một cảnh xưa nay chưa từng có, hình ảnh người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván và thầy thơ lại gầy gò, run run bưng chậu mực. Huấn Cao đẹp rạng rỡ trong giây phút thăng hoa và sáng tạo nghệ thuật. Đây đích thực là lúc cái đẹp được lên ngôi, được tôn thờ như một báu vật vô giá. Hình tượng người nghệ sĩ Huấn Cao chính là đại diện cho tinh hoa nghệ thuật, cho thiên lương cao cả. Bằng những nét chữ vuông vức tựa như tấm lòng mình, người nghệ sĩ Huấn Cao muốn gửi gắm thiên lương vào trong con người quản ngục. Dầu cho Huấn Cao chết đi nhưng thiện lương của ông sẽ còn mãi mãi bất tử cùng thời gian. Hình tượng, con người Huấn Cao sẽ sống vẹn nguyên trong con người quản ngục, và cái đẹp sẽ từ đó vĩnh hằng tỏa sáng giữa cuộc đời. Nhân vật Huấn Cao đã ôm trọn tất cả những khát khao hoài bão, những mong ước hướng tới một nét đẹp tuyệt mĩ của Nguyễn Tuân. Nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhà văn không chỉ dừng lại ở tầm ảnh hưởng của tác phẩm mà sẽ còn bay xa hơn nữa. Cái đẹp mà nhà văn đang khai phá và kiếm tìm sẽ chẳng bao giờ biến mất mà sáng ngời mãi trong hình tượng nhân vật Huấn Cao.

Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao từ nguyên mẫu của danh sĩ Cao Bá Quát, một người văn chương vô tiền Hán, sống thanh cao và suốt cuộc đời chỉ cúi đầu trước hoa mai. Nhưng đồng thời, ông cũng là một người lãnh đạo phong trào nông dân nổi tiếng, phản đối chính sách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến. Qua đó, Nguyễn Tuân không chỉ hướng nhân vật Huấn Cao đến cái đẹp tuyệt mĩ mà còn đưa nhân vật tới gần cuộc đời hơn. Văn chương là gì nếu không phải là tiếng kêu thống khổ của những kiếp lầm than, là những mảnh kính biến hình rọi chiếu mọi mặt của cuộc sống. Hình tượng Huấn Cao - một kẻ đứng đầu bọn phản nghịch và một nghệ sĩ tài hoa với thiên lương cao cả - đặt ra cho ta nhiều ngẫm ngợi. Có phải tại ông trời chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa đống cặn bã hay chính xã hội đã dồn con người ta vào bước đường cùng, không còn chốn nào để nương náu cái thiên lương trong sáng và cao đẹp của mình? Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao càng đẹp đẽ, càng trong sáng bao nhiêu thì tiếng nói phê phán xã hội càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Một xã hội khiến cho những con người chỉ biết nhàn tản cùng nghệ thuật cũng phải vùng lên đấu tranh để tìm ra lối thoát cho mình, một xã hội cạn tàu ráo máng, lạnh lùng giết chết những con người lương thiện thì sao có thể tốt đẹp được. Cái chết của Huấn Cao chính là sự tố cáo xã hội gay gắt nhất mà Nguyễn Tuân đã đặt cho tác phẩm của mình. Cái chết của những con người tài hoa cũng là sự dự báo cho tương lai chết dần chết mòn của xã hội. Dù là truyện ngắn lãng mạn nhưng nhà văn vẫn không quên thông qua hình tượng nhân vật để phản ánh và lật tẩy bộ mặt đen tối của xã hội. Từ đó, giá trị nhân đạo và tấm lòng nhà văn cũng sáng lên cùng nhịp đập của tác phẩm, đưa hình tượng nhân vật trở nên gần gũi với cuộc đời và con người hơn.

Quan niệm văn chương của Nguyễn Tuân: Nhà văn chân chính nào củng có một thế giới riêng. Cái thế giới ấy là những hình tượng sáng tạo ra do nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhà văn, và phản ảnh nên cái thực tế của thời đại là quan niệm muôn đời. Nó đặt ra vai trò của người viết văn cũng như những chức năng cơ bản của văn chương. Mỗi nhà văn cần phải có ý thức xây dựng cho mình một thế giới hình tượng riêng. Nhân sinh quan, vũ trụ quan của người viết là cái gốc của hình tượng, vì vậy mà mỗi nhà văn phải có trách nhiệm rèn luyện nhân sinh quan sống tích cực để sáng tạo nên được những hình tượng có giá trị nhân văn cao cả, vừa phản ánh được hiện thực nhưng vẫn không làm mất đi giá trị nhân đạo của tác phẩm. Mỗi sáng tạo văn chương đều có ảnh hưởng rất lớn tới người đọc. Hành tượng văn học chính là phương tiện để giáo dục, nâng cao nhận thức của người đọc về cuộc sống và con người thông qua tác phẩm. Như Macxim Gorki đã nhận xét, văn học là nhân học, chức năng giáo dục của văn chương, đem đến cho người đọc những quan niệm sống cao đẹp phải được đặt lên hàng đầu, đồng thời cũng phải nâng cao nhận thức của người đọc về thực tế xã hội. Khi tiếp nhận mỗi tác phẩm văn học, cũng là ta đã hấp thu những tinh hoa, vốn sống mà người viết mất cả đời tìm tòi, khám phá. Chính vì vậy, người đọc văn cũng cần đọc sâu, hiểu thấu những ý đồ mà người nghệ sĩ gửi gắm trong hình tượng văn học, qua đó khái quát lên được phong cách độc đáo của nhà văn cũng như trau dồi thêm vốn sống cho mình. Có như vậy con đường nối giữa tác phẩm và độc giả mới ngắn hơn bước nữa.

Văn chương muôn đời vẫn luôn là mảnh đất bí ẩn cần được khai thác. Chắt chiu hàng ngàn hạt bụi quý giữa cuộc sống bề bộn ngoài kia để đúc lên “bông hồng vàng” văn chương, nhà văn đã thực sự đem đến hạnh phúc và vẻ đẹp cho cuộc sống này.

Trần Văn Thế
Trường Quốc Học Huế
Bài đạt giải Nhất kì thi Học sinh giỏi cấp Thành phố Huế, năm 2018

“Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo”. Bằng việc phân tích một tác phẩm đã học, anh/chị hãy bình luận nhận định trên.

Đăng bởi · 04/10/2020


Bàn về ý kiến: “Mọi cách tân nghệ thuật chân chính đều bắt đầu từ ý thức khẳng định cái tôi của nhà văn” [HS Nguyễn Ngọc Yến Nhi, Lớp 11A3 năm học 2018-2019]

Đọc bài viết

Văn học là lĩnh vực của sự sáng tạo, cái cảm quan cá nhân của người sáng tác về một hiện tượng đời sống, sự vật và con người cụ thể. Đối với mỗi một tác phẩm, người sáng tác không chỉ phải phản ánh cuộc sống mà còn phải phản ánh lòng mình, tâm mình, thể hiện rõ cái tôi cá nhân của mình. Bàn về cái tôi trong những tác phẩm văn học, có nhận xét cho rằng: “Mọi cách tân nghệ thuật chân chính đều bắt đầu từ ý thức khẳng định cái tôi của nhà văn”

Chính đặc trưng nghệ thuật của văn học đã yêu cầu người sáng tác phải gửi gắm “cái tôi cá nhân” vào hồn thiêng của tác phẩm, biến tác phẩm trở thành một sản phẩm nghệ thuật đúng nghĩa nhất. Để từ đó tác phẩm mang dấu ấn đặc trưng riêng của nhà văn, trở thành một dạng “vân chữ” riêng của chính những nghệ sĩ đầy tài hoa.

Những tác phẩm văn học là cả một quá trình lao động sáng tạo cần mẫn, là những tâm tư, tình cảm, ý nghĩ, triết lý nhân sinh sâu sắc của nhà văn. Vậy “cách tân nghệ thuật chân chính” là gì trong những tác phẩm văn học ấy? Cách tân nghệ thuật chính là một xu hướng sáng tạo với khát khao tạo ra cái hoàn toàn mới. Đó là những đột phá táo bạo, những bứt phá dũng mãnh, vượt khỏi rào cản của thói quen thẩm mỹ cũ, gieo những hạt giống mỹ cảm mới, khai sinh một hệ giá trị mới. Cuộc sống có nhiều biến đổi quan trọng từ đó thôi thúc văn nghệ sĩ phải có lối tư duy, cách tân làm sao cho phù hợp với hiện thực. Đổi mới văn học là đổi mới quan niệm: quan niệm về con người, về đời sống và quan niệm về bản thân văn học nghệ thuật. Nhưng sự “cách tân nghệ thuật chân chính” chỉ được khẳng định, được công nhận khi nó bắt nguồn từ “cái tôi” của nhà văn. “Cái tôi” chính là phong cách sáng tác, những quan điểm về nghệ thuật, con người của nhà văn- những người sáng tạo nên tác phẩm. Cốt lõi của sáng tạo nghệ thuật là hướng đến sản sinh ra “cái tôi”. “Cái tôi” là tiền đề của sự cách tân, là thước đo sự sáng tạo của nhà văn

Văn học Việt Nam không ngừng đổi mới. Cùng với sự chuyển biến của tình hình xã hội, văn học thời kì từ đầu thế kỉ XX, đặc biệt từ những năm 30 phát triển hết sức nhanh chóng. Chỉ trong vòng hơn một thập niên, các khuynh hướng, chủ nghĩa, trường phái văn học đều phát triển với một tốc độ hết sức mau lẹ. Điều đó thể hiện qua sự phát triển về số lượng tác giả, tác phẩm, các trường phái nghệ thuật mới được hình thành như Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Ở nước ta, một năm có thể kể như ba mươi năm của người”. Tốc độ cách tân mau lẹ ấy xuất phát từ nhiều nguyên do, nhưng không thể không nhắc đến sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân ở bộ phận thanh niên trí thức sau hàng trăm năm bị kìm hãm. Chính “cái tôi” cá nhân này là một trong những động lực tạo nên sự phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng và những thành tựu rực rỡ của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX theo hướng hiện đại hóa.

Những tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 11 đều thể hiện hết sức mạnh mẽ sự “cách tân nghệ thuật” thông qua “cái tôi” của nhà văn, đặc biệt là qua các tác phẩm truyện ngắn, mà tiêu biểu là “Chí Phèo”của Nam Cao và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Nam Cao và Nguyễn Tuân là hai nhà văn nổi tiếng của văn học hiện đại Việt Nam từ những năm 30 của thế kỉ XX. Thế nhưng với hai quan điểm và bút pháp nghệ thuật trái ngược nhau, Nam Cao với “quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh” được thể hiện đầy mạnh mẽ qua bút pháp hiện thực, thì Nguyễn Tuân với quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” được thể hiện uyển chuyển qua bút pháp lãng mạn đã giúp ta có cái nhìn rõ hơn về tốc độ phát triển của văn học, về những “cái tôi” rất riêng trong hai con người tài hoa này.

Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn có ý thức rất lớn về quan điểm nghệ thuật của mình. Ông phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công, coi đó là “ánh trăng lừa dối”, đồng thời yêu cầu nghệ thuật phải gắn với cuộc sống, nhìn thẳng vào những “tiếng thét đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Nam Cao là nhà văn của cái buồn, cái khổ, của những người bị đày đọa lăng nhục, bị bóc lột trắng trợn, và hiện thân của tất cả những tủi hờn ấy chính là Chí Phèo- nhân vật trong tác phầm cùng tên của ông. Có nhiều nhận xét cho rằng “Chí Phèo là nhân vật thành công nhất trong sự nghiệp viết văn của Nam Cao”. Bởi ở Chí Phèo ta thấy được bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của một con người, bi kịch bị tha hóa trong xã hội thực dân thối nát, lạm quyền, coi sinh mạng con người như cỏ rác. Từ một anh nông dân hiền lành, chân chất, có những mong muốn giản dị về một cuộc sống hạnh phúc bên người vợ hiền, đã phải trải qua chế độ nhà tù ghê tởm, man rợ của thực dân phong kiến, và biến thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Đó là nỗi đau, nỗi thống khổ của một con người bị tàn phá về thể xác, bị hủy diệt về tâm hồn, bị cự tuyệt quyền làm người. Chính chế độ thực dân phong kiến lúc bấy giờ là thủ phạm đã làm thay đổi bản chất vốn có của người nông dân lương thiện, đã tiêu diệt và bóp nát cái bản tính vốn có của một con người. Sức mạnh tố cáo, giá trị hiện thực mới mẻ độc đáo của tác phẩm là ở chỗ đã nói lên nỗi đau đớn, xót xa nhất của con người trong chế độ cũ và đã miêu tả sâu sắc cái nỗi đau đó bằng hình tượng nhân vật đầy ấn tượng, mang tính điển hình. Đáng sợ là thế, nhưng ở Chí Phèo ta vẫn thấy trong sâu thẳm của con quỷ ấy, là tấm lòng muốn làm người lương thiện, là bản chất hiền lành, là một con người xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Không giống như Ngô Tất Tố, hay Nguyễn Công Hoan, ở Nam Cao ta thấy được góc khuất của những số phận con người, ta thấy được bản chất tốt đẹp của một con quỷ dữ, ta thấy được “cái tôi” hiện rõ trong nhân vật của ông. Nam Cao đã thâm nhập vào đời sống tinh thần bên trong của Chí Phèo, từ đó nhà văn đặt ra vấn đề cá nhân một cách trực diện và quyết liệt, khát vọng được sống được hưởng hạnh phúc.

Đối với Nguyễn Tuân,phong cách nghệ thuật của ông được tóm gọn bằng một chữ “ngông”. “Ngông” là phản ứng tiêu cực nhưng kiêu ngạo đối với xã hội. Thái độ “ngông” của Nguyễn Tuân có màu sắc riêng: vừa kế thừa truyền thống của những nhà nho tài hoa như: Tản Đà, Tú Xương,…vừa tiếp nhận ảnh hưởng tư tưởng cá nhân của chủ nghĩa văn hóa phương Tây. Đặc biệt, những quan điểm về con người, về bậc anh hào tài hoa đều được thể hiện rất rõ qua nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục. Huấn Cao được xây dựng từ nguyên mẫu có thực trong cuộc sống: đó là nhà thơ Cao Bá Quát nổi tiếng viết chữ đẹp, lại là con người kiên cường, không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực. Từ nguyên mẫu hình tượng đó, bằng phương pháp điển hình hóa nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên một nhân vật tuyệt đẹp và vô cùng tỏa sáng. Huấn Cao là nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp, người anh hùng hiên ngang, khí phách và hơn hết là một con người có cái tâm trong sáng, cao đẹp. Từ đó, Nguyễn Tuân đã ngợi ca cái đẹp, cái thiện và thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người: đó là sự thống nhất giữa tài hoa- khí phách- thiên lương. Còn viên quản ngục lại là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗ loạn xô bồ”. Đó là một con người biết xám hối, tự trăn trở, dày vò, quyết tâm thay đổi để hoàn thiện, là con người biết thường thức văn hóa, say mê trân trọng cái đẹp, khao khát thường thức tuyệt đỉnh thi pháp. Qua đó nhân vật này đã góp phần thể hiện quan niệm nghệ thuật tiến bộ của Nguyễn Tuấn: Cái đẹp có thể sản sinh ở bất cứ nơi nào cho dù đó là nơi cái ác ngự trị nhưng nó không thể sống cùng cái ác và sự dơ bẩn. Đặc biệt, cái đẹp và nhân cách có thế cảm hóa con người.

Văn học không chỉ phản ánh thế giới khác quan mà còn biểu hiện toàn bộ thế giới chủ quan của nhà văn. Là nơi mà những sáng tạo, cái tôi cá nhân của nhà văn được thăng hoa.Thế nhưng, cái tôi ấy phải gắn liền với thực tại, với thời đại, cái tôi phải truyền cảm hứng, những triết lý quan niệm đúng đăn về con người về nghệ thuật. Không chỉ ở nhà văn, độc giả đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi sự thành hay bại của một tác phẩm “Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả” [M. Gorki]. Văn học chỉ được sống trong lòng đồng cảm của bạn đọc. Tác phẩm phải đứa đựng sự rung động chân thực thì mới có thể lay động độc giả. Cho nên tác phẩm văn học bao giờ cũng là nhịp cầu nối liền trái tim người nghệ sĩ với tâm hồn độc giả. Và độc giả, cũng phải cố gắng tìm tòi, học hỏi những phong cách sáng tác, những quan điểm về nghệ thuật của các nhà văn để có thể hiểu rõ hơn những điều được gửi gắm trong tác phẩm, những suy nghĩ về cuộc đời con người của tác giả.

Đánh giá trên đã thể hiện một quan điểm hoàn toàn đúng đắn trong quá trình sáng tạo, cách tân của người nghệ sĩ. Cái tôi luôn là một đặc trưng, một gia vị không thể thiếu trong quá trình lao động sáng tác, để gửi đến cuộc sống những tình cảm, suy nghĩ chân thành nhất của nhà văn. Rồi từ đó văn học sẽ có thêm nhiều cái tôi đa dạng và phong phú, tạo ra những sắc màu riêng để hoàn thiện bức tranh văn học Việt Nam.

1. Chứng minh: Sự sáng tạo của người nghệ sĩ là sức sống của thơ ca

Sáng tạo là kết quả của quá trình dấn thân, nhập cuộc, tích lũy, hun đúc, một tiến trình cọ xát dữ dội. Sáng tạo không có nghĩa là bịa đặt. Sáng tạo nghệ thuật giống như sáng tạo cuộc sống, cần có yếu tố thẩm mỹ, tính chân thực cao, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của người đọc. Chính nỗ lực sáng tạo của người nghệ sĩ là sức sống của thơ ca.

Bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo, một sự lao động miệt mài không ngừng nghỉ. Văn chương sẽ ra sao nếu tác phẩm này là bản sao của tác phẩm kia? Nếu mỗi người nghệ sĩ đều bằng lòng với những điều có sẵn? Câu chữ mòn sáo, lời văn đơn điệu, quen nhàm? Ấy là cái chết của nghệ thuật, cái chết của người nghệ sĩ trong mỗi nhà văn. Bởi“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”[Nam Cao].

Nếu không có sự góc nhìn khác, suy nghĩ khác, không sáng tạo trong cách xây dựng cốt truyện, cuộc đời, số phận, tính cách nhạn vật, thì các nhân vật như lão Hạc, Chí Phèo, Bá Kiến,… trong tác phẩm của Nam Cao cũng sẽ bị thời gian phủ lấp, bởi nó na ná các nhân vật khác, không để lại ấn tượng gì. Nếu không có tấm lòng nhân đạo cao cả, có cái nhìn thấu suốt cuộc đời và nếu thiếu bản lĩnh văn chương thì có lẽ Nguyễn Du đã để cho nhân vật Thúy Kiều dẫm vào vết xe đổ của các “yêu cơ” từng có trước đó rồi.

Khi tìm đến yêu cầu sáng tạo đối với nghệ thuật, đã có người băn khoăn tự hỏi: Văn học cùng bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, vậy tại sao không có sự gặp gỡ, trùng lặp? Thật vậy, cuộc đời là lạch ngầm nơi dòng sông văn chương bắt nước. Thế nhưng hiện thực ấy được chảy qua bầu cảm xúc mãnh liệt của mỗi nhà thơ, nhà văn. Mỗi người nghệ sĩ là một tiểu vũ trụ, tác phẩm văn học là sự phản ánh tiểu vũ trụ ấy. Vì vậy, không có những tác phẩm“song sinh”dù tâm hồn anh cùng đồng diệu, tri kỷ với tâm hồn tôi.

Mặt khác, người đọc tìm đến với văn học nói chung, thơ ca nói riêng để đắm mình trong vẻ đẹp của sự sáng tạo. Có ai yêu những áng thơ mòn cũ, quen nhàm; có ai nhớ những vần điệu nhạt nhẽo, sáo rỗng. Không đi theo con đường sáng tạo, nhà thơ sẽ chỉ còn lại một mình giữa sự thờ ơ, quên lãng của người đọc. Như thế, cuộc đời cầm bút của người nghệ sĩ trở nên vô nghĩa. Bởi“điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói riêng của mình”.Yêu cầu về sáng tạo ấy gợi nhắc trong lòng người đọc nỗi nhớ khôn nguôi về những nhà thơ đã dành trọn cuộc đời mình cho văn chương, nghệ thuật.

Đặc trưng trong giọng văn của Nam Cao là lạnh lùng, sắc bén nhưng chứa đựng tình cảm lớn lao. Thanh Tịnh lại chọn một giọng kể nhẹ nhàng, đằm thắm, êm êm như làn sương, ngọn gió len lỏi vào lòng người đọc. Vũ trọng Phụng lại có cái giọng châm biếm sâu cay vô cùng đặc trưng. Mỗi nhà văn một giọng điệu, một cách kể, không thể nhầm lẫn được.

Nếu nhà văn, nhà thơ chỉ biết hát chung khúc hát, không có giọng điệu riêng, ấn tượng riêng. Chính vì vậy, những tác phẩm ấy nhanh chóng ra đi trong cảm nhận của người đọc như một làn gió mỏng manh thoáng qua. Như vậy, mỗi người nghệ sĩ trong quá trình cầm bút cần phải tạo được tiếng nói riêng, âm sắc riêng. Nó đòi hỏi anh phải miệt mài trên con đường sáng tạo, không ngừng nghỉ, không lùi bước. Một âm vang tha thiết, đặc sắc giữa cõi văn chương, ấy là sức sống của anh, là ấn tượng của anh trong lòng người đọc muôn đời.

Văn học là một trong những hình thái nghệ thuật phản ánh đời sống. Nếu các nhà khoa học lấy mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu là nhằm đạt tới chân lý khách quan biểu thị qua những định lý, định luật mang tính khuôn mẫu, là nguyên tắc chung… thì các nhà văn lại phải tìm trong hiện thực cuộc sống bộn bề những vấn đề cá biệt mang tính bản chất và phản ánh vào trong tác phẩm thông qua những hình thức nghệ thuật riêng với quan điểm của riêng mình.

Văn chương không thể được tạo ra theo hình thức sản xuất có tính dây chuyền, không phải là sản xuất hàng loạt. Tác phẩm văn học khi được viết ra bằng ngôn từ nghệ thuật nhất thiết phải thể hiện được cách nhìn về hiện thực riêng, những tìm tòi về nghệ thuật riêng của người nghệ sĩ. Hình ảnh cuộc sống trong tác phẩm là hình ảnh của hiện thực đã đi qua một tâm hồn, một cá thể và dấu ân cá thể in vào trong đó “càng độc đáo càng hay”. Xuân Diệu đã nói:“chỉ có những tâm hồn đồng diệu chứ không thể có những con người là phiên bản của nhau. Bởi vậy, sáng tác văn học, một thứ sản xuất “đặc biệt và cá thể” nhất quyết không thể tạo ra những tác phẩm giống nhau như khuôn đúc”.

Giọng nói riêng của nhà văn có thể hiểu là một tâm tư tình cảm riêng, một thái độ sống, cách nhìn, cách đánh giá về hiện thực cuộc sống riêng được biểu hiện trong tác phẩm bằng hình thức nghệ thuật phù hợp. Nam Cao từng nói rất thấm thía một điều:“Văn chương không cần đến…. sáng tạo những gì chưa có”.

Cuộc sống phong phú muôn màu muôn vẻ luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, chứa nhiều điều bí mật, kỳ diệu cần được khám phá. Bề dày lịch sử văn học thế giới đã dược tạo dựng hàng loạt những khám phá riêng ấy. Song điều đó không có nghĩa người nghệ sĩ được phép lùi bước trong sáng tạo. Viên Mai cho ràng: “Làm thơ quý nhất là lật đổ cái án cũ mới hay”. Điều Viên Mai cho rằng “quý nhất” ấy thực chất cần thiết với văn học nói chung, nào phải chỉ riêng, thơ ca. Chỉ có điều: với tư cách là loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng phương thức trữ tình, yêu cầu “lật đổ cái án cũ” với thơ ca được đề cao hơn hết thảy.

Người nghệ sĩ phải có một con mắt tinh sắc, một tâm hồn nhạy cảm và một tài năng đã đến độ chín để gửi vào trong tác phẩm giọng nói riềng của mình. Anh có thể học tập, tiếp thu tinh hoa trong tác phẩm của các nhà văn lớp trước nhưng phải trên cơ sở sự sáng tạo. Nói như M.Gorki: “các anh hãy học tập tất cả những nhà văn có phong cách diêu luyện, nhưng các anh hãy tìm lấy nốt nhạc lời ca cho riêng mình”.

Người nghệ sĩ không được phép lười biếng hay bắt chước mà phải luôn trong tâm thế tìm tòi, sáng tạo. Tất nhiên điều đó không có nghĩa nhà văn được phép tìm tòi theo hướng cực đoan, viết những điều không ai hiểu được.

Để thơ trở thành thơ, để nghệ thuật trở thành nghệ thuật, người làm thơ phải luôn ý thức: sáng tạo cái độc đáo. Không ai đòi hỏi khuôn mẫu cho nghệ thuật, cũng không ai dạy nhà thơ phải phản ánh thế này, xúc động thế kia. Đấy là công việc của nhà làm thơ. “Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể”. Bởi vì mỗi tâm hồn là một “vương quốc riêng”, mỗi bài thơ là một đứa con tinh thần riêng của người nghệ sĩ, thật khó tim thấy sự trùng lặp trong sáng tạo. Bởi vì “tầm thường là cái chết của nghệ thuật”, sự lặp lại tẻ nhạt là cái chết của thơ ca. Độc đáo luôn là yêu cầu muôn dời của văn chương nghệ thuật.

Video liên quan

Chủ Đề