Sáo đá giá bao nhiêu

Mô tả: 20cm. Mút các lông đuôi trắng. Chim trống có đám lông trắng trên cánh nhìn rất rõ, còn ở chim mái vệt trắng nhỏ và mờ hơn.

Phân bố: Các vùng trong cả nước.

Hiện trạng: Loài di cư, gặp ở các vùng địa hình thấp.

Sinh cảnh sống: Các khu vực trống trải hoặc có cây bụi, và ở cả vùng thành thị. Hiếm khi gặp kiếm ăn trên mặt đất.

Chim Sáo là loài chim được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam. Ngoài nuôi làm cảnh, loài chim này còn biết giữ nhà do bản tính hung dữ và bảo vệ lãnh thổ cao của chúng.

Chim Sáo tên Tiếng Anh (in English) là Common myna.

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

Mục Lục

Những loại Chim Sáo ở Việt Nam

Chim sáo đen (sáo trâu)

Danh pháp khoa học: Acridotheres cristatellus Chúng thường được thấy đi theo những bầy trâu để ăn ruồi muỗi ở nông thôn.

Sáo đen có đặc điểm dễ nhận biết với 1 màu lông đen tuyền, mỏ và chân màu cam, mắt màu đỏ, trên đầu có 1 túm lông như cái mào.

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

Chim sáo đá

Danh pháp khoa học : Spodiopsar sericeus loài này thường được thấy nhiều ở những cánh rừng miền Bắc.

Đặc điểm nhận biết loài này có bộ lông màu xám trắng ở cổ, ngực, lưng, cánh có màu đen, 2 đùi có màu trắng, đầu và cổ ngắn. Chân và mỏ có màu xám đen.

Chim Sáo nghệ (Sáo nấu, Sáo mỏ vàng)

Danh pháp khoa học: Acridotheres tristis. Loài này có môi trường sống rộng và thích nghi tốt với môi trường đô thị ở thành phố chúng thường tập trung ở những khu đất hoang, công viên.

Đặc điểm nhận biết là lông màu hạt dẻ, trên đầu cánh, đuôi màu đen, dưới cánh vó vệt trắng thấy rõ khi bay. Chân và mỏ màu vàng nghệ, mắt màu đen. Đầu thuôn và không có túm lông mào như sáo đen.

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

Chim Sáo bông (Chim sáo sậu, sáo cổ đen, cà cưỡng)

Danh pháp khoa học: Gracupica nigricollis. Loài này lớn nhất trong các loài sáo từng biết.

Đặc điểm nhận biết là bộ lông màu đen và trắng, với một lông cổ màu đen. Mỏ màu đen, chân màu xám đen. Môi trường sống của nó bao gồm đồng cỏ, rừng khô và các khu định cư của con người.

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

Chim Sáo xanh

Danh pháp khoa học Aplonis panayensis loài này thường sống trong rừng ít khi con người bắt gặp.

Đặc điểm nhận biết toàn thân màu đen bóng mượt. Riêng phần lưng, bụng và cổ lông có màu ánh xanh rêu. Chân và mỏ màu đen, mắt màu đỏ rực.

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

Nên nuôi Sáo nâu hay Sáo đen

Sáo ở Việt Nam phổ biến nhất là 2 loài phổ biến nhất là Sáo Nâu và Sáo Đen. Mỗi loài đều có 1 đặc điểm riêng mà người nuôi có thể lựa chọ nuôi loài nuôi thích hợp:

Cả 2 loài đều là loài chim dạn rất dễ thuần. Riêng loài Sáo đen có thể nuôi giữ nhà vì nó rất hung dữ, mỗi khi có người lạ thì nó kêu báo động rất lớn.

Màu lông: Sáo nâu có màu lông hạt dẻ rất mượt, chân mỏ màu vàng nghệ rất sáng, sáo đen có màu đen tuyền.

Giọng hót, tập nói: giọng hót thì cả 2 loài này đều giống nhau. Loài Sáo đen được cho là tập nói nhanh hơn Sáo nâu, biểu cảm của sáo đen lúc xù lông đầu để hót cũng thú vị hơn.

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

Mùa Chim sáo non vào tháng mấy ?

Trong tự nhiên mùa sinh sản của Sáo thường từ tháng 3-7 hằng năm. 1 lứa từ 3 – 5 con, trung bình 4 con 1 lứa. Cả chim bố mẹ đều làm nhiệm vụ đi kiếm thức ăn cho chim con đến khi chúng tự biết đi kiếm ăn.

Sáo thường quay lại làm tổ và đẻ lại tổ củ từ năm trước nếu không bị phá.

Chim Sáo sống ở đâu ?

Ở Việt Nam chim Sáo sống ở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, từ đồng lúa đến rừng sâu.Đây là một loài dễ thích nghi, chúng có thể sinh sống và làm tổ ở trên những tòa nhà trong thành phố. 

Trên thế giới loài này được coi là loài xâm lấn và gây hại. Trước đây chúng chỉ sống ở Nam Trung Quốc, Nam Á, Đông Nam Á nhưng số lượng loài này ngày càng mở rộng qua các nước khác.

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

Tuổi thọ chim sáo nâu sống được bao nhiêu năm ?

Chim Sáo có tuổi thọ khá cao trong các loài chim. Trong tự nhiên chúng có tuổi thọ từ 18-22 năm. Trong điều kiện nuôi nhốt trung bình mỗi con có thể sống từ 10 – 12 năm tuổi.

Chim Sáo ăn những gì ?

Sáo là loài ăn tạp nhưng chúng thích nhất ăn côn trùng , nhện , động vật giáp xác , bò sát , động vật có vú nhỏ, hạt, ngũ cốc và trái cây. Ở Thành phố chúng bới rác kiếm thức ăn thải bỏ của con người.

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

 Chúng thường kiếm ăn trên mặt đất giữa cỏ để tìm côn trùng, và đặc biệt là châu chấu. Chim Sáo được xem là những thợ săn châu chấu giỏi.  Thực đơn của nó rất đa dạng từ nhiều loại côn trùng, đến các hạt, trái cây rơi rụng từ mặt đất.

Chim Sáo con ăn gì ?

Thức ăn cho Sáo con ăn thường là cám chim hòa nước sôi để nguội co sền sệt rồi bón, ngoài ra bạn cũng cần điểm thêm dế, cào cào non ngày 2-3 bữa. Bởi những chất tươi sẽ giúp cho chim phát triển nhanh và khỏe

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

Phân biệt Chim sáo trống mái

Đối với Sáo đen:

Đầu to mà hơi bẹt là chim trống, đầu nhỏ mà tròn là chim mái.  Mỏ chim trống thường mỏ dài mà thô, ngược lại chim mái ngắn nhỏ và gọn hơn. Sáo Đen trống mỏ màu trắng ngà, chân ngả màu đỏ. Chim mái mỏ và chân có màu xám.

Đối với chim non chưa thay lông, ta có thể phân biệt dễ dàng qua màu lông của chúng. Chim Sáo Đen trống có lông màu đen bóng, chim mái màu xám tro, hoặc đen nhạt. Sau khi thay lông chim mái mặc dù đã có màu lông đen, nhưng bộ bóng mượt vẫn kém hơn chim trống.

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

Đối với Sạo Sậu ( Cưởng)

Để phân biệt chim trống mái ở chim trưởng thành, bạn có thể dựa vào lớp da vàng ở mắt và lông trắng ở cánh: chim trống có lớp da vàng ở mắt kéo dài và to hơn chim mái còn có nhiều sợi lông trắng ở cánh, trong khi chim mái chỗ lông này có màu xám đen nhiều hơn.

Đối với Sáo Nâu

Chim trống đầu, chân to phần lông trên đầu đen và rậm hơn, mắt con trống cũng nhìn dữ tợn hơn, dáng đứng ngẩng cao và oai vệ hơn con mái. Chim mái đầu thuôn, chân mảnh khảnh, lông dưới bụng nhạt hơn, phần vệt trắng trên cánh cũng ít hơn con trống.

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

Tập chim sáo hót chào khách

Khi sáo biết tự mổ thức ăn, người nuôi nên đưa chúng đến những nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với người khác. Bịt kín lồng chim để giảm tối thiểu những tiếng khác ngoài tiếng bạn muốn dạy chúng.

Có thể dùng thức ăn mà sáo nhà bạn yêu thích để nhử chúng nói chuyện. Khi đút cho chúng ăn bạn nên kiên nhẫn lặp đi lặp lại những câu bạn muốn sáo nói. Coi miếng thức ăn kia như phần thưởng dành cho chúng.

Có thể bạn quan tâm:

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

[3] Chim Yến Phụng Giá Bao Nhiêu, Ăn Gì, Mua Ở Đâu

Đọc Thêm »

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

[1] Chim Bồ Nông Việt Nam

Đọc Thêm »

Thông tin liên quan đến chim Sáo

Chim sáo đá, nâu, đen giá bao nhiêu tiền ?

Sáo được nuôi sinh sản và bán rất phổ biến ở những cửa hàng chim. Hiện tại năm 2022 trên các diễn đàn đăng bán Sáo nâu non giá từ 200.000 – 300.000 vnđ/ 1 con

Chim sáo nghệ , sáo đen, cưỡng chưa chưa biết nói giá dao động từ 500.000- 1triệu / 1 con

Chim  sáo nghệ , sáo đen, cưỡng biết nói, hót hay giá giao động từ 1 – 3 triệu đồng/ 1 con.

Chim sáo đá thường ít được nuôi do ít hót, không nói được con non từ 100.000 – 150.000 vnđ/ 1 con.

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

Chim sáo vào nhà, kêu trước nhà, làm tổ trong nhà có điềm gì ?

Chim sáo là loài chim thường gắn liền với đồng quê thanh bình của Việt Nam. Mặt khác, đây còn loài chim hiền lành và còn được xem như “người bạn thân” với con người. Vì vậy khi thấy chim sáo bay vào nhà thì bạn cũng không cần quá lo lắng vì nó không gắn với điềm báo xấu.

Trong quan niệm dân gian, khi có chim bay lượn vào nhà, làm tổ hay kêu hót được tin là điềm báo tốt, sẽ mang lại thuận lợi, may mắn và phước lành cho gia chủ cùng các thành viên trong gia đình.

Chim vào nhà làm tổ hoặc chim sâu bay vào nhà hót Có câu tục ngữ “Đất lành chim đậu” đây là điềm báo tốt mang lại điều may mắn, tốt lành cho chủ nhà

Chim bay vào nhà rồi bay ra: Gia đình sắp có người khách, 1 người mang lại sự tốt lành đến nhà

Chim Sáo kêu như thế nào ?

Chim sáo có ý nghĩa, lợi ích gì ?

Chúng là một loài chim rất có lợi cho nông dân, vì nó ăn côn trùng mà không ăn các hạt ngũ cốc trên đồng ruộng. Ngoài ra chúng còn được nuôi làm cảnh, làm thú vui giải trí của con người.

Trong tự nhiên chúng là 1 mắc xích trong cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên trong những năm gần đây, vì chúng là loài thích nghi và cạnh tranh rất tốt nên ở 1 số nước xếp loài này là loài xâm lăng nguy hại.

Chim sáo bay vào nhà đánh con gì ?

Nếu thấy chim bay vào nhà và chết luôn ở đó thì đây là gợi ý của số 49, 53

Nếu chim bay vào nhà rồi bay ra thì là số 54, 29

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

Chim sáo thường làm tổ ở đâu ?

Sáo thường tận dụng những bọng cây, tổ sóc, tổ chim gõ kiến để làm tổ. Ở nông thôn chúng ta thường thấy sáo rất thích làm tổ trên cây dừa, ở đô thị chúng tận dụng các ngách dưới mái nhà, máng xối nước để làm tổ.

Chim sáo có biết nói không ?

Điểm đặc biệt chính khiến người chơi chim cảnh ưa thích ở loài chim này là khả năng có thể bắt chước tiếng người. Thậm chí là những âm thanh xung quanh nơi chúng sống. Mỗi loài sáo khác nhau thì chúng có thể tập nói nhanh hay chậm khác nhau. Sáo đen và Cưỡng ( Sáo Sậu) được cho là nhanh biết nói hơn sáo nâu.

Chim sáo có cần lột lưỡi không ?

Để chim sáo có thể dễ dàng trong việc phát âm hơn, bạn cũng có thể lột lưỡi sáo. Khi mở mỏ của sáo bạn sẽ nhìn thấy một miếng sừng nhọn, hãy nhẹ nhàng bóc lớp sừng này ra. Việc làm này giúp lưỡi của sáo mềm hơn.

Hoặc là cho Sáo ăn ớt, chính độ cay của ớt sẽ làm lớp da lưỡi từ từ bong tróc ra. Chú ý bạn cần kiểm soát lượng ớt cho chim ăn chứ nếu không sẽ phản tác dụng làm cho lưỡi bị bỏng rát nếu ăn quá nhiều ớt.

Sáo đá giá bao nhiêu
Sáo đá giá bao nhiêu

Mối quan hệ giữa chim sáo và châu rừng, chim mỏ đỏ và linh dương

Mối quan hệ giữa chim sáo và trâu rừng; chim mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ hợp tác.

Chim sáo và trâu rừng: chim ăn con ve, bét dưới lớp lông của trâu, khi có thú dữ chim bay lên báo động cho trâu. Như vậy cả hai loài đều có lợi, chim có nguồn thức ăn còn trâu rừng được vệ sinh lại có báo động khi có thú dữ. Tuy nhiên mối quan hệ này không bắt buộc tức là nếu không có Sáo thì Trâu vẫn tồn tại được và ngược lại.