Sao thế chiến thứ nhất bản đồ thế giới chia lại như thế nào

Giải bài tập 2 trang 73 SGK Lịch sử 8

Đề bài

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 72, 73 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Chiến phí lên tới 85 tỉ đô la.

- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 - Xem ngay

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một giai đoạn lịch sử quan trọng mà bất cứ học sinh nào cũng được tìm hiểu và giảng dạy trong trương trình phổ thông trung học. Đây là một chuỗi các sự kiện lịch sử khá dài và có nhiều chi tiết cũng như các dấu mốc khó nhớ. Do đó, để giúp cho việc hình dung đơn giản, sinh động và dễ dàng đi sâu vào trí nhớ, chúng ta nên tìm hiểu thông qua bản đồ chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Bản đồ chiến tranh thế giời lần thứ 1

Tìm hiểu về lịch sử chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra từ năm 1914 và kết thúc vào năm 1918. Nguyên nhân xuất phát từ sự phát triển không đồng đều của các nước tư bản chủ nghĩa cùng cuộc chạy đua trong việc xâm chiếm thuộc địa. Chính việc mâu thuẫn trong vấn đề thuộc địa đã dẫn đến việc hình thành nên 2 khối quân sự đối đầu nhau đó là liên minh Đức – Áo – Hung và Anh – Pháp – Nga. Hai khối đều gia sức tập trung cho quân sự, chạy đua vũ trang nhằm tranh dành địa vị bá chủ thế giới. Trên bản đồ chiến tranh thế giới lần thứ nhất lúc này ta sẽ thấy 2 màu sắc đối lập được ký hiệu cho 2 khối liên minh. Hầu hết các nước đều bị kéo vào cuộc chiến và chỉ có một số ít nước thuộc khối trung lập không tham gia chiến sự. Đến ngày 28-6-1914, thái tử Áo – hung bị ám sát tại Séc bi đã châm ngòi cho cuộc chiến chính thức bắt đầu, Đức, Áo – Hung lấy cớ đó để gây chiến.

Diễn biến của chiến tranh thế giới lần 1 chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 1914 – 1916, giai đoạn 2 từ năm 1917 – 1918 với nhiều nội dung và các dấu mốc lịch sử. Sau nhiều cuộc giao tranh quyết liệt, cuối cùng phần thắng thuộc về Mỹ và sự đầu hàng của Đức, Áo – Hung. Kết cục của chiến tranh đó là 10 triệu người chết, 20 triệu  người bị thương cùng hàng ngàn làng mạc bị phá huỷ, tiêu tốn hàng chục tỷ đô la.

Bản đồ chiến tranh thế giới lần thứ nhất cung cấp điều gì?

Nếu trong chiến tranh, tấm bản đồ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về mặt quân sự cũng như chiến lược thì hiện nay, bản đồ chiến tranh vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử. Mỗi giai đoạn và các cuộc chiến đều được thể hiện trên bản đồ chiến tranh thế giới lần thứ nhất với các ký hiệu rõ ràng, rất dễ dàng theo dõi. Ngoài ra, qua tấm bản đồ, chúng ta có thể thấy được sức ảnh hưởng cũng như sức mạnh quân đội của các quốc gia cũng như các liên minh đồng thời thể hiện được sự phân chia các thế lực và vùng lãnh thổ sau khi chiến tranh kết thúc.

Sau chiến tranh thế giới, bản đồ thế giới đã được phân chia lại. Chúng ta có thể so sánh bản đồ chiến tranh thế giới lần thứ nhất trước và sau có sự khác biệt rất rõ ràng trong việc sở hữu thuộc địa.

Để có được những tấm bản đồ hữu ích cho việc học tập và giảng dạy, các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi và đặt hàng để được giao hàng nhanh chóng, trong vòng một khoảng thời gian ngắn nhất. Việc học tập và tìm hiểu qua bản đồ giúp các em yêu thích bộ môn lịch sử hơn và có được những giờ học thú vị, bổ ích.

Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914 – 1918] là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới bởi quy mô và tác động của nó. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho các quốc gia tham chiến cũng như toàn thế giới. Vậy hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?

Chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những nội dung liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp, cụ thể như sau:

– Nguyên nhân sâu xa:

+ Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

– Nguyên nhân trực tiếp:

+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh [Đức, Áo Hung, I-ta-li-a] và khối Hiệp ước [Anh, Pháp, Nga].

+ Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

Diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất

– Giai đoạn thứ nhất [1914 -1916]

+ Ngày 28 – 7 – 1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi, là nước được khối Hiệp ước ủng hộ.

+ Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga.

+ Ngày 3-8, tuyên chiến với Pháp.

+ Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức.

Chiến tranh đế quốc bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.

Giai đoạn này, chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu, sau đó lôi kéo nhiều nước ở các châu lục khác cùng tham gia.Nhiều loại vũ khí hiện đại được đưa vào sử dụng. Hàng chục triệu nhân dân lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp thông trị.

Trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh, tình trạng khốn cùng của nhân dân lao động ngày một thêm trầm trọng, đói rét, bệnh tật và những tai họa do chiến tranh gây ra càng nhiều. Trong khi đó, bọn trùm công nghiệp chiến tranh đã giàu lên nhờ buôn bán vũ khí. Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến trở nên vô cùng gay gắt. Chỉ hơn hai năm chiến tranh, đã có gần 6 triệu người chết và 10 triệu người bị thương. Phong trào công nhân, phong trào quần chúng phản đối chiến tranh phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1916, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.

– Giai đoạn thứ hai [1917 – 1918]

+ Tháng 2/1917, Cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước [4 – 1917], vì thế phe Liên minh liên tiếp bị thất bại. 

+ Cuối năm 1917, Phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.

+ Ngày 11/11/1918, Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe Đức, Áo – Hung.

Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914 – 1918] đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.

Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỷ đô la. Các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mỹ. Riêng nước Mỹ được hưởng lợi từ chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga và thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.

Tương quan lực lượng giữa các cường quốc đã thay đổi rõ rệt, các nước tư bản ở châu Âu đều bị suy yếu, trong đó có hai nước tư bản lâu đời là Anh và Pháp. Đế quốc Đức và Áo-Hungary bại trận.

Hệ thống Hiệp ước Versailles và sau đó là Hệ thống Hiệp ước Washington ra đời với mục đích tổ chức lại thế giới thời hậu chiến sao cho phù hợp với tương quan lực lượng mới, song thực chất là các đế quốc phân chia lại thuộc địa, cũng như xác lập lại sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

Tuy nhiên, cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã không hóa giải được những mâu thuẫn gốc rễ, mà còn làm cho những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939.

Trên đây là nội dung bài viết về Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề