Sắt có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng

Nguyên tử của nguyên tố sắt có

Cho Fe [Z = 26]. Cấu hình electron đúng của ion Fe2+ là

Tính chất vật lí nào sau đây của sắt khác với các đơn chất kim loại khác ?

Phương trình hóa học nào sau đây viết không đúng ?

Quặng sắt manhetit có thành phần chính là

Dãy bao gồm các ion sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là

Có thể đựng axit nào sau đây trong bình sắt ?

Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch

Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo muối sắt [II]

Khi để trong không khí nhôm khó bị ăn mòn hơn sắt là do

Trường hợp không xảy ra phản ứng hoá học là:

Trong các kim loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là:

Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

Câu hỏi: Cách xác định số e lớp ngoài cùng

Lời giải 

– Cách viết cấu hình e nguyên tử các nguyên tố:

Bạn đang xem: Cách xác định số e lớp ngoài cùng

B1: Xác định số electron trong nguyên tử

B2: Phân bố các electron theo trật tự mức năng lượng AO tăng dần

B3: Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp electron trong một lớp.

* Lưu ý: 

– Dạng [n – 1]d4ns2 chuyển thành [n – 1]d5ns1

– [n – 1]d9ns2 chuyển thành [n – 1]d10ns1

Quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử:

   + Số thứ tự lớp electron bằng các chữ số: 1, 2, 3

   + Phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường: s, p, d, f

  + Số electron trong phân lớp được ghi bằng chỉ số ở phía trên bên phải kí hiệu của phân lớp: s2, p6, d10…

– Tuy các electron được sắp xếp lần lượt theo mức năng lượng từ thấp đến cao, tuy nhiên khi Z tăng, trong cấu hình e, các phân lớp có sự chèn mức năng lượng theo dãy như sau

1s     2s     2p    3s    3p    4s     3d      4p       5s      4d       5p       6s     4f      5d      6p      7s

* Lưu ý: các electron được phân bố vào các AO theo phân mức năng lượng tăng dần và có sự chèn mức năng lượng. Tuy nhiên, khi viết cấu hình electron, các phân mức năng lượng cần được sắp xếp lại theo từng lớp.

Cùng THPT Ninh Châu ôn lại kiến thức liên quan nhé!

1. Đặc điểm của electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

– Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp electron ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron.

– Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng và nguyên tử heli không tham gia vào các phản ứng há học [ trừ 1 số điều kiện đặc biệt] ví dụ cấu hình electron của các nguyên tử này rất bền. Đó là các nguyên tố khí hiếm chỉ có một nguyên tử.

– Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhường electron là nguyên tử của các nguyên tố kim loại [trừ H, He, B].

– Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhận electron thường là nguyên tử của nguyên tố phi kim.

– Các nguyên tử có 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim.

=> Như vậy, lớp e ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của một nguyên tố, và khi biết được cấu hình e của nguyên tử có thể dự đoán được loại nguyên tố.

Cấu hình e lớp ngoài cùng

ns1, ns2, ns2np1

ns2np2

ns2np3, ns2np4, và ns2np5

ns2np6

[He : 1s2]

Số electron thuộc lớp ngoài cùng

1,2,3

4

5,6 hoặc 7

8 [2 ở He]

Loại nguyên tố

Kim loại

[trừ H, He, B]

Có thể là kim loại hoặc phi kim

Thường là phi kim

Khí hiếm

Tính chất cơ bản của nguyên tố

Tính kim loại

Có thể là tính kim loại hay tính phi kim

Thường có tính phi kim

Tương đối trơ về mặt hóa học

* Các ví dụ về xác định số e trong nguyên tử:

Ví dụ 1: Nguyên tử Fe có Z= 26.

   + Có 26e

   + Các e được phân bố như sau: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6. Có sự chèn mức năng lượng 4s < 3d

   + Sắp xếp lại các phân lớp theo từng lớp, ta được cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d64s2 .

Hoặc viết gọn: [Ar] 3d6 4s2 [ [Ar] là cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố argon, là khí hiếm gần nhất đứng trước Fe ] có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 2 e.

Ví dụ 2: Cho biết sắt có số hiệu nguyên tử là Z = 26

a. Cấu hình electron của ion Fe2+ là :

1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6

2. Bài tập vận dụng

Bài 1. Cho biết cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố sau :

a. 1s2 2s2 2p6 3s1

b. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

c.1s22s22p2

d. 1s22s22p63s23p63d64s2

e. 1s22s2 

f. 1s22s22p1 

g. 1s1

h. 1s2

1. Hãy cho biết những nguyên tố nào là kim loại, phi kim ?

2. Nguyên tố nào trong các nguyên tố trên thuộc họ s, p hay d ?

3. Nguyên tố nào có thể nhận 1 electron trong các phản ứng hóa học ?

Giải: 

1. Những nguyên tố kim loại là: [a], [d], [e], [f], [h]

Những nguyên tố phi kim là: [b], [c], [g]

2. Nguyên tố thuộc họ s là: [a], [e], [g], [h]

Nguyên tố thuộc họ p là: [b], [c]

Nguyên tố thuộc họ d là: [f]

3. Nguyên tố có thể nhận 1 electron trong các phản ứng hóa học là: [b]

[Vì b có 7e lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận 1 e để đạt được cấu hình bền]

Bài 2. Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt bằng 3, 6, 9, 18?

Giải: 

Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 3, 6, 9, 18 lần lượt là 1, 4, 7, 8. Do các nguyên tử có cấu hình electron như sau:

 Z = 3: 1s22s1 ;

 Z = 6 : 1s22s22p2;

 Z = 9: 1s22s22p5 ;

 Z = 18: 1s22s22p63s23p6.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 10,Hóa Học 10

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử sắt là

A. 3.

B. 2

Đáp án chính xác

C. 1

D. 4

Xem lời giải

Video liên quan

Chủ Đề