Sau bao lâu thì không được kê khai hóa đơn năm 2024

Theo ông Phan Hoàng Tân tham khảo Văn bản số 1586/TCT-CS ngày 4/5/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc khai thuế GTGT theo hóa đơn điện tử của người bán, đối với trường hợp hóa đơn điện tử có ngày lập khác ngày ký thì "Người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ".

Công ty ông Tân nhận được hóa đơn điện tử có ngày lập hóa đơn là 30/4/2023 nhưng ngày ký hóa đơn điện tử là 1/5/2023. Vậy, công ty ông kê khai thuế GTGT của hóa đơn này vào kỳ thuế tháng 4/2023 hay kỳ thuế tháng 5/2023?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

… 7. Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này...".

Tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung của hóa đơn.

Căn cứ theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn số 1586/TCT-CS ngày 4/5/2023.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty của ông Tân là người mua nhận được hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn phát sinh sau thời điểm lập hóa đơn thì hóa đơn điện tử đã lập vẫn được xác định là hóa đơn hợp lệ, người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn bảo đảm đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề nghị ông căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đúng quy định.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị ông cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Theo nội dung quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, thời hạn kê khai hóa đơn đầu vào không còn giới hạn 6 tháng như trước theo Thông tư số 06/2012/TT-BTC, ban hành ngày 01/11/2012.

Cụ thể ttheo quy định tại Khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT- BTC, khi đề cập tới các nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT, Bộ Tài chính đã quy định:

- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào thì thực hiện kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

- Trường hợp doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế [CQT], cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế [NNT].

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, thời hạn kê khai hóa đơn GTGT đầu vào không còn bị giới hạn. Người nộp thuế của tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện kê khai, điều chỉnh kê khai hóa đơn giá trị gia tăng [GTGT] đầu vào vào bất cứ thời điểm nào.

Tuy nhiên, đơn vị cần lưu ý rằng, đối với các sai sót trong việc kê khai hóa đơn GTGT đầu vào, người nộp thuế của doanh nghiệp cần tiến hành kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi có quyết định thanh tra, kiểm tra của CQT và cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ: Tháng 5/2020, Công ty ABC phát hiện hóa đơn đầu và phát sinh tháng 12/2019 chưa kê khai

\=> Công ty sẽ kê khai vào “Mục I - Hàng hóa, dịch vụ mua vờ trong kỳ” trên tờ khai 01/GTGT của kỳ tính thuế tháng 04/2020 nếu còn trong thời hạn kê khai thuế hoặc tháng 05/2020 nhưng phải trước khi CQT và cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế.

Mọi trường hợp kê khai, điều chỉnh bổ sung hóa đơn GTGT đầu vào sau thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thì đều không được khấu trừ hay hoàn thuế.

2. Hóa đơn đầu vào không chịu thuế có phải kê khai không?

Đối với các loại hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào thuộc đối tượng không chịu thuế thì đơn vị không cần phải thực hiện kê khai trên bảng kê hóa đơn, chứng từ [theo như nội dung được quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 119/2014/TT-BTC]. Tuy nhiên, bên bán sẽ phải thực hiện kê khai đối với những hàng hóa, dịch vụ này vào hàng số 1 trên bảng kê bán ra số PL 01-1/GTGT.

Bên bán phải kê khai hóa đơn đầu vào không chịu thuế

3. Cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai sót, kê khai thiếu

Bên cạnh việc kê khai đúng thời hạn kê khai hóa đơn đầu vào thì việc cần thiết mà một kế toán cần nắm chắc là cách xử lý hóa đơn đầu vào khi kê khai sót, kê khai thiếu. Khi xử lý hóa đơn đầu vào kê khai sót, các đơn vị kinh doanh căn cứ vào nội dung các quy định pháp luật sau để tiến hành xử lý hóa đơn đầu vào:

- Điều 8, Thông tư số 219/2013/TT-BTC về thời điểm xác định thuế GTGT;

- Điểm a, Khoản 5, Điều 12, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013 có quy định: các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra.

- Khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT-BTC thời gian và cách thức kê khai hóa đơn đầu vào.

Doanh nghiệp xử lý hóa đơn kê khai sót theo quy định pháp luật hiện hành

Căn cứ vào các nội dung trong quy định pháp luật nêu trên, Tổng cục Thuế đã hướng dẫn việc kê khai, khấu trừ bổ sung thuế GTGT đối với các hóa đơn đầu vào kê khai sót, kê khai thiếu được xử lý như sau:

- Doanh nghiệp khi phát hiện hóa đơn bị bỏ sót chưa kê khai của kỳ nào phải tiến hành kê khai, khấu trừ bổ sung vào kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót.

- Việc kê khai, khấu trừ hóa đơn bị bỏ sót chỉ được thực hiện trước khi CQT và cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở NNT.

Ngoài ra, đối với việc kê khai hóa đơn nói chung, hóa đơn đầu vào nói riêng, NNT cũng nên lưu ý một số nội dung được quy định tại Khoản 14, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT-BTC:

- Các đơn vị kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi chuyển sang nộp thuế phương pháp khấu trừ thì sẽ chỉ được khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh từ kỳ đầu tiên kê khai áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT.

- Các đơn vị kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi chuyển sang phương pháp trực tiếp thì được tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Tuy nhiên, nếu chưa khấu trừ hết vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN] thì trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn.

4. Hóa đơn đầu vào đã kê khai thuế có hủy được không?

Căn cứ theo Điều 9, Thông tư số 32/2011/TT-BTC quy định về việc hủy hóa đơn điện tử sau khi đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa hoặc đã lập gửi cho người mua chưa kê khai thuế. Nếu phát hiện bị sai chỉ được hủy khi có sự đồng ý của người bán và người mua.

Việc hủy hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia thỏa thuận. Hóa đơn đã hủy phải được lưu trữ để phục vụ cho việc tra cứu cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Còn trường hợp hóa đơn đầu vào đã kê khai thuế nhưng xảy ra sai sót thì không được phép hủy bỏ. Nếu làm trái quy định sẽ bị xử phạt theo hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP

5. Hóa đơn đầu vào xuất sai thời điểm xử lý thế nào?

Hóa đơn đầu vào sai thời điểm sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của việc kê khai và khấu trừ thuế VAT. Vì thế khi hóa đơn đầu vào xuất sai thời điểm, doanh nghiệp cần xử lý ngay để tránh những rủi ro sau này.

Kế toán cần xử lý như sau:

+ Kết hợp với bên bán lập biên bản hoặc thỏa thuận văn bản ghi rõ sai sót.

+ Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, kê khai điều chỉnh doanh số mua bán, thuế đầu ra, đầu vào.

+ Kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra thuế.

Cần chủ động phối hopjwj với bên bán để lập hóa đơn điều chỉnh được thuận lợi và trùng khớp về thời gian.

Như vậy, bài viết trên đây EFY Việt Nam đã hướng dẫn bạn và doanh nghiệp nắm rõ thời hạn kê khai hóa đơn đầu vào và cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai sót.

Chủ Đề