Sau khi tập thể dục huyết áp tăng hay giảm

Nghiên cứu đã phát hiện, phản ứng huyết áp khi tập thể dục là dấu hiệu đáng kể của bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong từ trẻ tuổi đến trung niên.

Nhưng có ít nghiên cứu xem xét mối liên hệ của các phản ứng huyết áp đời thường, khi tập thể dục với nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong trong tương lai, theo Futurity.

Trong nghiên cứu mới được xuất bản trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, các nhà nghiên cứu đã đánh giá mối liên quan giữa sự thay đổi và phục hồi huyết áp với các chỉ số về bệnh tiền lâm sàng ở những người tham gia Nghiên cứu tim Framingham, Mỹ (trung bình là 58 tuổi, phụ nữ chiếm 53%).

Họ phát hiện, cách huyết áp thay đổi trong và sau khi tập thể dục cung cấp thông tin quan trọng về việc chúng ta phát triển bệnh thế nào trong tương lai.

Huyết áp cao hơn trong khi tập thể dục và chậm phục hồi sau đó liên quan đến nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim lâm sàng và tiền lâm sàng và tử vong ở người trung niên đến người cao tuổi.

Vanessa Xanthakis, trợ lý giáo sư y học và thống kê sinh học tại Đại học Y Boston (Mỹ), thành viên của Nghiên cứu tim Framingham, khuyên mọi người nên biết chỉ số huyết áp của bản thân, nói chuyện với bác sĩ về những thay đổi trong và sau khi tập thể dục, tuân theo lối sống lành mạnh để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sau này, theo Futurity.

Tin liên quan

Thể dục thể thao là hoạt động rất bổ ích đối với mỗi cá nhân. Nhưng có những ý kiến cho rằng hoạt động này chỉ phù hợp với những người khỏe mạnh. Còn người cao huyết áp có nên tập thể dục? và những lưu ý khi tập luyện đối với người tăng huyết áp.

1. Người bị cao huyết áp có nên tập thể dục?

Người cao huyết áp vẫn nên tập thể dục và chơi thể thao mỗi ngày. Những bài tập thể dục sẽ giúp lưu thông máu, đàn hồi và dẻo dai, tim mạch khỏe mạnh. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cũng giúp ổn định huyết áp, huyết áp lưu thông. Vì vậy không chỉ không nên tập thể dục mà người cao huyết áp cần phải tập luyện đều đặn, thường xuyên hơn người bình thường.

Sau khi tập thể dục huyết áp tăng hay giảm

Người cao huyết áp nên tập thể dục đều đặn (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên tùy vào thể chất của mỗi người mà có những phương pháp tập khác nhau. Đối với người tăng huyết áp cũng có những cách vận động riêng để tránh làm bệnh chuyển biến xấu.

2. Mức độ luyện tập đối với người bệnh cao huyết áp 

Đối với người tăng huyết áp (cao huyết áp), quan trọng nhất là phải tập vừa sức, không ít quá, không nhẹ nhàng quá nhưng cũng không gắng sức quá. Nhưng làm thế nào để biết là đã vừa sức hay chưa? Mức độ vừa sức tùy thuộc vào sự nhận định của mỗi người.

Có người nhận biết vừa sức qua việc đổ mồ hôi trong lúc tập. Theo tiêu chuẩn này thì chỉ cần “mồ hôi ra sâm sấp” được tính là “vừa” rồi. Đối với những người đã tập lâu, họ sẽ nhận biết qua thời gian tập, số lần tập. Ví dụ như có những người chỉ cần tập nửa tiếng là đủ, mỗi động tác tập 2-3 lần là vừa sức.

Nhưng cách tốt nhất là đếm mạch cổ tay. Người bị tăng huyết áp sẽ đếm mạch đập bao nhiêu lần trong một phút để xem đã vừa sức chưa. Tiêu chuẩn vừa sức như sau:

 – Từ 40-49 tuổi: mạch 120 lần/phút

 – Từ 50-59 tuổi: mạch 110 lần/phút

 – Từ 60-69 tuổi: mạch 100 lần/phút

 – Từ 70 tuổi trở lên: mạch 90 lần/phút

Với người trên 60 tuổi nên đếm mạch hai lần: trước và sau khi tập. Sau khi tập  mạch tăng 20 lần/phút so với trước là vừa sức.

3. Những môn thể thao người cao huyết áp nên tập

Đi bộ  – Rất tốt cho người cao huyết áp

Sau khi tập thể dục huyết áp tăng hay giảm

         Người bị cao huyết áp nên đi bộ khoảng 20-30 phút/ngày (Ảnh: Internet)

Đây là bài tập nhẹ nhàng, không cầu kì, đảm bảo an toàn và được nhiều người, đặc biệt người tăng huyết áp lựa chọn. Đi bộ giúp điều hòa oxy cho tim, thúc đẩy sự bơm máu. Đi bộ còn có tác dụng phòng ngừa và điều trị rất tốt đối với các bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch,

Người cao huyết áp nên đi bộ ở những địa điểm có nhiều cây xanh, không khí trong lành và vào những thời điểm mát mẽ. về thời gian thì người cao huyết áp nên đi bộ tùy theo sức khỏe của mình. Nếu cảm thấy cơ thể mệt thì thời gian tập luyện cần rút ngắn lại và tăng dần khi cảm thấy sức khỏe tốt hơn. Nên duy trì đều đặn để có được sức khỏe tốt.

người cao huyết áp cho nên chạy bộ

Sau khi tập thể dục huyết áp tăng hay giảm

Chạy bộ với tốc độ tăng dần tốt cho người bệnh cao huyết áp (Ảnh: Internet)

Giống như đi bộ nhưng với cường độ vận động nhanh hơn. Chạy bộ rất tốt cho người cao huyết áp. Nó giúp lưu thông máu và cung cấp một lượng lớn oxy vào cơ thể. Khi mới bắt đầu tập luyện nên đi bộ nhẹ nhàng khởi động sau đó tăng tốc và khi dừng nghỉ cũng nên giảm tốc độ rồi đi bộ sau đó dừng hẳn. Với người cao huyết áp không nên tăng tốc độ vận động quá cao trong thời gian ngắn. Nên tập luyện từ từ và khi sức khỏe tốt thì nên chạy bộ với thời gian dài hơn.

Nếu trong quá trình tập luyện cơ thể thấy mệt mỏi và chóng mặt thì nên dừng tập. Thời gian chạy bộ thường là vào buổi sáng thì tốt nhất.

Đạp xe đạp

Sau khi tập thể dục huyết áp tăng hay giảm

Đạp xe đạp giúp người bệnh cao huyết áp cải thiện sức khỏe (Ảnh: Internet)

Đạp xe là một phương pháp có nhiều ưu điểm như đi bộ. Tuy nhiên sẽ tốn nhiều thời gian hơn để có thể thiêu tốn một lượng năng lượng so với đi bộ.

Bơi lội

Sau khi tập thể dục huyết áp tăng hay giảm

Bơi lội rất phù hợp với người cao huyết áp (Ảnh: Internet)

Đây cũng là môn thể thao phù hợp với người tăng huyết áp. Trước khi bắt đầu nên khởi động thật kĩ, bơi từ từ trước rồi mới tăng tốc. Không nên bơi khi trời lạnh.

Bóng bàn, cầu lông

Sau khi tập thể dục huyết áp tăng hay giảm

Cầu lông an toàn cho người cao huyết áp (Ảnh: Internet)

Hai môn thể thao này đều an toàn với người tăng huyết áp, vừa rèn luyện nhanh tay, nhanh mắt , tốt cho hệ thần kinh.

Yoga, dưỡng sinh – Môn thể thao dành cho người cao huyết áp

Sau khi tập thể dục huyết áp tăng hay giảm

Yoga và dưỡng sinh là những môn thể thao rất tốt cho người bệnh cao huyết áp (Ảnh: Internet)

Yoga và dưỡng sinh vốn từ lâu đã nổi tiếng là những môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, hệ tim mạch. Với người cao huyết áp, nó cũng rất tốt trong việc điều hòa, ổn định huyết áp.

Người tăng huyết áp nên tránh hoặc hạn chế các môn tập tạ, lặn, leo núi, bóng đá, chạy nhanh, bóng chuyền, quần vợt, bóng rổ…

4. Những chú ý trong quá trình tập thể dục cho người cao huyết áp

Như vậy chúng ta thấy người cao huyết áp có nên tập thể dục? Tất nhiên là có nhưng cũng cần có những lưu ý riêng cho người bệnh khi tập luyện như:

– Nếu thấy mệt, khó thở, đau ngực thì nên dừng lại, nghỉ ngơi, để hôm sau tập tiếp.

– Người tăng huyết áp không nên tham gia thi đấu thể thao vì khi đó phải chịu sức ép về thời gian, gây hại cho hệ tim mạch.

– Trước khi tập nên khởi động kĩ các khớp từ đầu, cổ, tay, hông, đầu gối, cổ chân.

– Khi tập xong không được ngồi nghỉ ngay. Nên chạy chầm chậm trước rồi chuyển sang đi bộ một đoạn rồi mới nghỉ hẳn.

– Mỗi ngày tập khoảng 20-30 phút và tập khoảng 3 lần một tuần.

Phương Phương (Thầy thuốc Việt Nam)

(Visited 11.759 times, 1 visits today)