Signed date of b/l là gì

VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN [B/L - BILL OF LADING] LẬP THEO THƯ TÍN DỤNG [L/C - LETTER OF CREDIT] -----------------------------------------------------

1/ L/C

Ad xin trích một phần nhỏ trong L/C như sau: - Trường 44E: [Port of loading / Airport of departure]: HAI PHONG, VIETNAM - Trường 44F: [Port of discharge / Airport destination]: VELENCIA, SPAIN - Trường 44B: [Final destination]: ALBACETE, SPAIN - Trường 45A: [Description of goods] 29,950 PCS GARMENTS AS PER PROFORMA INVOICE 1918 DD. 2014JUL16 FOB HAIPHONG, VIETNAM - Trường 46A: [Documents Required] có quy định về B/L như sau: “CLEAN ON BOARD OCEAN BILL OF LADING, FULL SET AND 03 N/N COPIES MADE OUT TO ORDER OF DEUTSCHE BANK SAE, NOTIFY APPLICANT, MARKED FREIGHT PAYABLE AT DESTINATION”

2/ Cách lập B/L theo L/C mẫu ở trên:

Mẫu B/L xem ảnh đính kèm. Vì vấn đề bảo mật thông tin về tài liệu được cung cấp nên Ad xin phép xóa thông tin người mua và người bán trên B/L này nhé. + Mục Shipper: Bạn copy y nguyên ở trường 59 [Beneficiary] trong L/C + Mục Consignee: Bạn đọc yêu cầu về B/L ở trường 46A trong L/C nhé. “MADE OUT TO ORDER OF DEUTSCHE BANK SAE” – nghĩa là: phát hành theo lệnh của DEUTSCHE BANK SAE. Như vậy ở mục Consignee trên B/L bạn phải thể hiện là: TO ORDER OF DEUTSCHE BANK SAE. Trong trường hợp này DEUTSCHE BANK SAE phải có trách nhiệm ký hậu vận đơn [Endorse] cho nhà nhập khẩu thì nhà nhập khẩu mới có thể mang B/L này đi lấy hàng được. + Mục Notify Party: Bạn lại đọc tiếp yêu cầu về B/L ở trường 46A trong L/C nhé “NOTIFY APPLICANT”. Như vậy ở mục này bạn copy y nguyên trường 50 [Applicant] trong L/C + Mục Port of loading: Copy y nguyên thông tin ở trường 44E “HAI PHONG, VIETNAM” + Mục Port of discharge: Copy y nguyên thông tin ở trường 44F “VALENCIA, SPAIN” + Mục Final destination: Copy y nguyên thông tin ở trường 44B “ALBACETE, SPAIN” + Mục Description of goods: Lấy thông tin ở trường 45A Tuy nhiên, theo UCP 600 thì mô tả hàng hóa ở các chứng từ [trừ Invoice] có thể mô tả chung chung, miễn là không mâu thuẫn với L/C là được. Trong ví dụ này, bạn có thể copy y nguyên mô tả hàng hóa ở trường 45A là: “29,950 PCS GARMENTS AS PER PROFORMA INVOICE 1918 DD. 2014JUL16 FOB HAIPHONG, VIETNAM” vào B/L hoặc có thể ngắn gọn mô tả chung chung là “GARMENTS” thôi cũng Ok nhé

3/ Một số lưu ý:


Những điểm lưu ý sau đây không có sách nào, trường nào dạy các bạn đâu nhé, Ad tự đúc kết từ công việc thực tế mới có được. Mỗi lưu ý như là một bông hoa Ad xin gửi tặng đến các bạn. Các bạn tham khảo, biết đâu có lúc cần dùng đến nhé

Các bạn xem mẫu B/L của Ad và chú ý ở những vùng Ad khoanh và đánh số bằng tay từ 1 đến 5 nhé.

Chú ý 1: On board notation Trên form B/L này không có mục nào thể hiện ngày on board. Vì thế, khi check B/L nháp từ hãng tàu, các bạn lưu ý điểm này nhé. Nếu chưa thấy thể hiện ngày on board trên B/L thì bạn yêu cầu hãng tàu thêm vào phần thân B/L giúp bạn nhé. Mẫu bill này, Ad đã yêu cầu thêm ON BOARD DATE: 23 OCT 2014 [Xem vùng khoanh tròn số 1] ====> Lưu ý: có 4 cách thể hiện on board notation như sau: Cách 1: On Board Date:........ Cách 2: Clean On Board Date:............ Cách 3: Shipped On Board Date:......... Cách 4: Laden On Board Date:.......... Cả 4 cách trên đều có nghĩa tương tự nhau và đều thỏa mãn L/C ngay cả khi L/C yêu cầu "CLEAN" ON BOARD OCEAN BILL OF LADING.

Chú ý 2: Freight [cước biển] Vấn đề này, các bạn học và làm trong ngành XNK thì đều biết khi nào là Freight collect, khi nào là Freight Prepaid rồi. Tuy nhiên, đôi khi có những hãng tàu khi phát hành B/L vẫn quên không thể hiện trên B/L. Khi check các bạn hết sức chú ý điểm này nhé [xem vùng khoanh tròn số 2]

Chú ý 3: Chỉ rõ Carrier Theo UCP 600, B/L phải chỉ rõ Carrier là ai. Thông trường form B/L của hãng vận tải sẽ có câu thể hiện ở mục chữ ký và đóng dấu: SIGNED AS AGENTS FOR AND ON BEHALF OF [A] AS CARRIER Khi đó. A sẽ là Carrier, còn B [tên trên con dấu đóng trên B/L] sẽ là Agent. Như vậy đã rất rõ ràng ai là Carrier, ai là Agent rồi. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều hãng vận tải lại không thể hiện rõ ràng được như vậy. Trong ví dụ B/L Ad đăng ở mục số [27] của B/L có ghi: SIGNED AND ISSUED AS AGENTS FOR AND ON BEHALF OF CLOUD OCEAN LINE LTD. BY: Ký đóng dấu có tên: SONG GIANG COMPANY LTD ……..AS AGENT Thực tế, dễ dàng có thể phân biệt được Agent là: Song Giang và Carrier là Cloud Ocean. Nhưng các bạn luôn luôn lưu ý rằng, khi ngân hàng kiểm tra chứng từ thì chỉ kiểm tra về bề mặt chứng từ mà thôi. Như vậy về câu chữ trên B/L này thì chỉ có thể hiểu rõ SONG GIANG là Agent, mà chưa thấy rõ được Carrier là ai. Để chỉ rõ ràng Carrier là ai khi thêm chữ “AS CARRIER” vào mục số [27]. Khi đó, mục số [27] phải là SIGNED AND ISSUED AS AGENTS FOR AND ON BEHALF OF CLOUD OCEAN LINE LTD AS CARRIER. BY: Tuy nhiên, form B/L của hãng tàu là form cố định, họ không thể thêm AS CARRIER vào mục [27] được. ====> Ad xin phép đưa ra cách này: Yêu cầu hãng vận tải thêm dòng này vào thân B/L [bất kể chỗ nào mà hãng tàu có thể thêm được nhé] câu: CARRIER NAME: CLOUD OCEAN LINE LTD hoặc CLOUD OCEAN LINE LTD AS CARRIER [xem vùng khoanh tròn số 3]

Chú ý 4: Number of origin B/L Một bộ B/L gốc được phát hành thường sẽ có 3 bản gốc. Vì thế, trên B/L cũng sẽ phải thể hiện số lượng bản gốc là 03. Nếu bỏ qua thông tin này B/L sẽ bị bắt lỗi. Vì theo L/C quy định là FULL SET, nhưng trên B/L lại ko thể hiện phát hành bao nhiêu bản gốc thì cho dù bạn có xuất trình bao nhiêu bản gốc đi chăng nữa thì ngân hàng vẫn không thể có căn cứ nào cho rằng đã đủ bộ vân đơn [Full set] hay chưa.

CHÚC CÁC BẠN TÌM THẤY NIỀM VUI TRONG HỌC TẬP CŨNG NHƯ LÀM CÔNG VIỆC XUẤT NHẬP KHẨU ------------------------------- Nguồn: NTT - 25.03.2015


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS THÀNH ĐẠT
Website: //tdgroup.edu.vn/ Hotline: 0945.338.168 [Mai Thành]

ĐC liên hệ: 02, D3, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

Mình cũng gặp vấn đề về việc BL ko thể hiện rõ tên Carrier, bảo với đầu nước ngoài trước khi làm BL thì xin đại lý hãng tàu đánh thêm vài chữ As Carrier vào [HBL dễ sửa hơn MBL] thế mà họ cũng ko đồng ý, còn bảo thế thì phải thay đổi cả hệ thống nọ kia... cuối cùng thì ngân hàng vẫn bắt lỗi ko thể hiện Carrier. Ko biết có phương án nào tốt hơn ko, vì ngân hàng họ rất nguyên tắc, chỉ kiểm tra chứng từ thôi nên cứ sai khác là phết ngay

QUERY

Phan biet Bill of Lading date voi Issuing date of B/L voi Shipment date.
Em khong ro lam ve Bill of lading date la ngay gi. Co phai la ngay ma ben chuyen cho nhan hang khong a?

ANSWER

Hi,

Nếu một vận đơn có in sẵn cụm từ “Đã xếp hàng lên tàu” [shipped on board] được xuất trình thì ngày phát hành vận đơn [issuance date] sẽ được xem là ngày giao hàng [date of shipment] trừ khi vận đơn có một ghi chú riêng hàng đã xếp lên tàu và có ghi ngày [a separate dated on board notation], trong trường hợp đó ngày của ghi chú xếp hàng lên tàu sẽ được xem là ngày giao hàng [date of shipment] cho dù ngày xếp hàng lên tàu [on board date] xảy ra trước hoặc sau ngày phát hành vận đơn [issuance date of the bill of lading].

Ngày vận đơn [bill of lading date] được hiểu là ngày xếp hàng lên tàu. Tuy nhiên, trong trường hợp ngày phát hành vận đơn được xem là ngày giao hàng [như theo giải thích ở trên] thì ngày vận đơn cũng có thể là ngày phát hành vận đơn

Ngày vận đơn được căn cứ để kiểm tra việc giao hàng có được thực hiện trong thời gian theo quy định của L/C hay không.

Ngày vận đơn cũng được dùng để tính ngày đáo hạn của hối phiếu trả chậm, trong trường hợp hối phiếu được yêu cầu trả chậm xxx ngày sau ngày vận đơn. Để có thông tin thêm về cách tính ngày hối phiếu trả xx ngày sau ngày vận đơn, xin bạn tham khảo ISBP đoạn 43 như sau [xin lỗi không có thời gian nên chỉ có thể trích nguyên văn]:

QUOTE

The tenor must be in accordance with the terms of the credit. a. If a draft is drawn at a tenor other than sight, or other than a certain period after sight, it must be possible to establish the maturity date from the data in the draft itself. b. As an example of where it is possible to establish a maturity date from the data in the draft, if a credit calls for drafts at a tenor 60 days after the bill of lading date, where the date of the bill of lading is 12 July 2007, the tenor could be indicated on the draft in one of the following ways: i. "60 days after bill of lading date 12 July 2007", or ii. "60 days after 12 July 2007", or iii. "60 days after bill of lading date" and elsewhere on the face of the draft state "bill of lading date 12 July 2007", or iv. "60 days date" on a draft dated the same day as the date of the bill of lading, or v. "10 September 2007", i.e., 60 days after the bill of lading date. c. If the tenor refers to xxx days after the bill of lading date, the on board date is deemed to be the bill of lading date even if the on board date is prior to or later than the date of issuance of the bill of lading. d. UCP 600 article 3 provides guidance that where the words "from" and "after" are used to determine maturity dates, the calculation of the maturity commences the day following the date of the document, shipment or other event, i.e., 10 days after or from March 1 is March 11. e. If a bill of lading showing more than one on board notation is presented under a credit which requires drafts to be drawn, for example, at 60 days after or from bill of lading date, and the goods according to both or all on board notations were shipped from ports within a permitted geographical area or region, the earliest of these on board dates will be used for calculation of the maturity date. Example: the credit requires shipment from European port, and the bill of lading evidences on board vessel "A" from Dublin August 16 and on board vessel "B" from Rotterdam August 18. The draft should reflect 60 days from the earliest on board date in a European port, i.e., August 16.

f. If a credit requires drafts to be drawn, for example, at 60 days after or from bill of lading date, and more than one set of bills of lading is presented under one draft, the date of the last bill of lading will be used for the calculation of the maturity date.

Video liên quan

Chủ Đề