Sinh mổ bao lâu thì hết thuốc tê

Trong Gây mê Hồi sức, gây tê tuỷ sống là kỹ thuật thường được áp dụng nhiều để vô cảm cho các phẫu thuật từ vùng bụng dưới đến bàn chân của người bệnh. Đây cũng là phương pháp vô cảm hàng đầu được ưu tiên lựa chọn trong phẫu thuật lấy thai ở phụ nữ khỏe mạnh mang thai.

Gây tê tủy sống trong phẫu thuật lấy thai

Phương pháp gây tê tuỷ sống được ưu tiên lựa chọn trong phẫu thuật lấy thai vì kỹ thuật thực hiện không khó, thời gian khởi phát tác dụng giảm đau nhanh, chất lượng tốt, đảm bảo cho phẫu thuật. Hơn thế, khi gây tê tủy sống, thuốc gây tê không làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi và sau mổ còn tác dụng của thuốc tê, nên sản phụ giảm đau trong một thời gian mà không cần phải sử dụng thêm thuốc giảm đau như các trường hợp gây mê toàn thân.

Kỹ thuật giảm đau trong khi mổ gây tê tuỷ sống được thực hiện như thế nào ? 

Khi thực hiện kỹ thuật gây tê tủy sống, bác sĩ dùng cây kim rất nhỏ, đâm qua da và xuyên qua các dây chằng vào ống tủy sống, sau đó bơm thuốc tê qua cây kim này vào trong dịch não tuỷ. Thuốc tê sẽ ức chế có hồi phục dẫn truyền của các rễ thần kinh, các rễ thần kinh này không được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài thần kinh và tiếp xúc trực tiếp với thuốc tê trong dịch não tuỷ. Kết quả là người bệnh sẽ tê và không đau vùng phẫu thuật. Có đến 50% các bà mẹ có hiện tượng đau lưng trong những tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, đau lưng do biến chứng gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tuỷ sống là khá hiếm, đặc biệt là đau xuất hiện sau nhiều năm ổn định mà không có vấn đề nghiêm trọng xảy ra liên quan đến việc gây tê trước đó.

Vị trí gây tê tủy sống cho mổ đẻ hay gây tê ngoài màng cứng để đẻ không đau cũng nằm trong vùng thắt lưng. Do đó, nhiều người nhận định rằng đó là nguyên nhân gây đau lưng mà không được biết đến nguyên nhân liên quan gây đau lưng sau sinh đã tiềm tàng ngay từ khi bắt đầu mang thai.

Hình ảnh Bác sĩ Gây mê đang thực hiện gây tê tủy sống

Giãn dây chằng sinh lý Khi có thai, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, các cơn đau lưng sẽ rõ ràng hơn bao giờ hết, bởi hàm lượng hormon trong cơ thể thay đổi khiến các khớp xương trở nên lỏng lẻo. Thai nhi phát triển, khiến phần xương cột sống phải chịu đựng sức nặng, sức ép của cơ thể, gây ra tình trạng đau lưng. Đau lưng khi mang thai cũng là nguyên nhân làm thoái hóa cột sống sau này. Có hai kiểu đau lưng ở người phụ nữ mang thai. -    Đau lưng ở các đốt xương sống ngang thắt lưng, ở phần lưng dưới. -    Đau vùng chậu, tức là vùng đệm ở mặt sau xương chậu. Cột sống của người phụ nữ mang thai sẽ thay đổi dần theo tiến trình phát triển của thai nhi, các khớp đốt sống nhất là vùng thắt lưng cùng với các dây chằng cột sống giãn theo tư thế khi thai nhi lớn dần lên. Để giữ cho cơ thể khỏi ngả về phía trước, người phụ nữ mang thai phải cố gắng gồng và vươn người về phía sau để giữ cơ thể thăng bằng.

Thiếu canxi

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác như: Acid folic, vitamin A, D, B1.... Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống của người mẹ lúc này không thể đáp ứng nhu cầu canxi, cơ thể phải lấy từ mẹ để bù đắp cho thai nhi và gây ra loãng xương. Sau khi sinh, sức khỏe của sản phụ vẫn ở trạng thái tương đối yếu, chưa kịp phục hồi. Mặt khác, mẹ phải cho con bú thường xuyên, lượng canxi bị thất thoát một lần nữa, tạo cơ hội những cơn đau lưng khởi phát.

Tư thế cho con bú

Nhiều bà mẹ có tâm lý để bé bú thoải mái đã vô tình khiến cơ thể phải gồng, gập người hết cỡ làm căng cơ cổ và lưng, gây ra tình trạng đau lưng, đau mỏi vai gáy. Nguyên nhân này khá phổ biến trong 1-2 tháng đầu sau khi sinh con. Không chỉ vậy, thói quen thường xuyên cúi người về phía trước, mắt chăm chú nhìn con bú cũng là yếu tố dẫn đến chứng đau lưng sau sinh

Làm việc quá sức hoặc nằm im không vận động

Sau khi sinh, có 2 nhóm phụ nữ dễ bị đau lưng hơn cả: Một là nằm yên bất động cả ngày; Hai là làm việc quá sức khi sức khỏe chưa hồi phục. Một số trường hợp chị em làm việc, đi lại nhiều, khiến các dây chằng giãn ra và làm lưng bị đau. Ngoài ra, thói quen nằm đệm quá cứng, thường xuyên đi giày cao gót, stress... cũng dễ bị đau lưng sau sinh.

Như vậy, để phòng ngừa và cải thiện chứng đau lưng sau sinh, chị em nên có chế độ ăn uống khoa học kết hợp với mát xa và luyện tập thể dục nhẹ nhàng để không bị những cơn đau hành hạ.

Hình ảnh Bác sĩ Sản khoa đang thực hiện mổ lấy thai

Tình trạng đau lưng sau gây tê tủy sống khi mổ lấy thai là có, tuy nhiên không đáng kể, thậm chí có sản phụ không có cảm giác đau. Bởi vì kích thước cây kim gây tê tủy sống rất nhỏ [chỉ lớn hơn sợi tóc], khi đâm nhanh qua da thì hầu như người bệnh ít có cảm giác đau do tổn thương mô quá ít.
Sau phẫu thuật, khi hết tác dụng của thuốc tê trong tủy sống, vết kim đâm khi gây tê hầu như không gây đau, nếu có chỉ là cảm giác tức nhẹ [tùy theo cảm giác của mỗi người] và sẽ nhanh chóng lành theo cơ chế phục hồi tự nhiên của cơ thể trong những ngày đầu. Sản phụ không có cảm giác đau tại chỗ đâm kim khi gây tê tủy sống và càng không có triệu chứng đau kéo dài sau mổ.

Hình ảnh mẹ và bé da kề da sau sinh mổ

Để cập nhật chi phí phương pháp giảm đau sau sinh mổ, vui lòng liên hệ: Fanpage Bệnh viện Quốc tế Vinh

--------------------------------

Xem thêm: 

Những điều cần biết về phương pháp gây tê tuỷ sống và gây mê nội khí quản trong sinh mổ

Giảm đau sau sinh mổ tại Hoàn Mỹ Vinh

Gói sinh trọn gói tại Bệnh viện Quốc tế Vinh

Bí quyết giúp mẹ phục hồi sau sinh mổ là cần thiết bởi vì sinh mổ là một ca phẫu thuật lớn và quá trình phục hồi sau sinh cho sản phụ không hề đơn giản chút nào. Nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống tẩm bổ sau phẫu thuật rất quan trọng. Đặc biệt sản phụ sinh mổ cần có nhiều hỗ trợ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Sau khi sinh mổ, mẹ sẽ được đưa về phòng nghỉ ngơi và chuẩn bị cho quá trình hồi sức. Do ảnh hưởng của thuốc mê, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và bị trướng hơi. Tầm một tiếng sau sinh các mẹ sẽ tỉnh táo hoàn toàn.

12 tiếng sau sinh mổ

Thời điểm này, mẹ có thể bắt đầu ăn uống trở lại. Tuy vậy, mẹ vẫn bị đầy hơi do hệ tiêu hóa giờ đây hoạt động có phần chậm lại. Cố gắng đứng dậy và đi dạo quanh phòng sẽ làm giảm hiện tượng này.

24 tiếng sau sinh mổ

  • Các mẹ có thể bắt đầu ăn đồ nhẹ như súp, canh. Bữa cuối cùng của ngày thứ 2 sau sinh, mẹ sẽ được phép ăn nhiều hơn một chút nhưng vẫn là đồ ăn thích hợp cho người sinh mổ.
  • Mẹ nên thực hiện các hoạt động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác, cố gắng xoay người, trở mình, tập ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí  Cách này sẽ giúp mẹ không bị dính ruột, tắtĩnh huyết mạch.
  • Sau khi rút ông thông tiểu, mẹ có thể đi tiểu tiện mặc dù có thể gây đau cho mẹ, hãy yêu cầu y tá giúp mẹ về vấn đề này.
  • Mẹ nên cho trẻ bú sữa sớm để kích thích dạ con co bóp, giúp đẩy sản dịch ra ngoài. Trường hợp gặp khó khăn khi cho con bú, bạn có thể nhờ tới sự giúp đỡ của các y bác sĩ.
  • Mẹ nên đứng dậy và đi lại quanh phòng. Sự di chuyển nhẹ nhàng sẽ giúp ích cho sự phục hồi và ngăn ngừa táo bón hay tránh cục máu đông trong cơ thể. Mẹ nên nhẹ nhàng massage chân và cử động các ngón chân, bàn chân để giúp máu lưu thông tốt.

Phục hổi sau sinh mổ bắt đầu từ ngay sau sinh,  mẹ chưa ăn được mà chủ yếu bù nước và điện giải, cung cấp glucid đảm bảo đủ lượng calo cần thiết cho nuôi dưỡng cơ thể, làm giảm giáng hóa protein. Có thể truyền tĩnh mạch các loại dịch glucoza 5%, glucoza 30%, NaCl 90/oo, KCl 1 hoặc 2 ống.  Nên cho uống một ít [ 50 ml cách nhau 1 giờ ] nước đường nước luộc rau, nước quả. Có thể truyền plasma, máu. Cần xét nghiệm tỷ lệ kali, dự trữ kiềm, NaCl, nitơ máu để chỉ định dùng các loại thuốc phù hợp.

Những ngày tiếp theo nên cho mẹ ăn tăng lên và giảm dần truyền tĩnh mạch. Khẩu phần ăn tăng dần năng lượng và hàm lượng protein. Bắt đầu từ 500 Kcal và 30 gam protein, sau đó cứ 1 – 2 ngày tăng thêm 250 – 500 Kcal cho đến khi đạt 2000 kcal/ ngày. Sữa là lựa chọn tốt nhất vào lúc này, nên ăn dưới dạng sữa pha nước cháo. Ngoài ra, sữa bột đã loại bơ, dùng sữa đậu nành cũng là lựa chọn phù hợp.  Ăn thức ăn mềm hạn chế thức ăn có xơ. Tập trung cho mẹ ăn các loại thức ăn có nhiều vitamin B, C, PP như nước cam, chanh. Chia khẩu phần ăn làm 4 – 6 bữa. 

Giai đoạn hồi phục khi vết mổ đã liền, chế độ ăn uống nên cung cấp đầy đủ calo và protein để tăng nhanh thể trọng và giúp vết thương mau lành. Protein có thể tới 120 – 150g/ ngày và năng lượng có thể tới 2500 kcal – 3000 kcal/ ngày. Khẩu phần này phải được chia thành nhiều bữa trong ngày [5-6 bữa/ ngày hoặc hơn]. Dùng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ để cung cấp chất đạm và các loại hoa quả để tăng vitamin C và vitamin nhóm B.

Tăng cường cho mẹ ăn các món chứa nhiều đạm như sữa, trứng, thịt, cá, sữa chua, phô mai,…các món chứa nhiều vitamin và khoáng chất như trái cây [cam, bưởi, chanh, dâu tây, kiwi…] rau xanh, đậu đỗ, cà rốt, đu đủ, bí đỏ, khoai lang…để tránh táo bón, giúp nhanh lành vết mổ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

Nên uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày để bù lại lượng nước đã mất và giúp bài trừ hết độc tố của thuốc men ra khỏi cơ thể.

Kháng sinh đã được dùng trong ca mổ có thể ảnh hưởng đến các lợi khuẩn trong đường ruột. Vì lý do này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các men vi sinh [men tiêu hóa] hoặc các lợi khuẩn để giúp cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột. Việc này giúp làm mạnh hệ miễn dịch và ngăn ngừa tiêu chảy

Tăng cường cho mẹ ăn các món chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tránh táo bón, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ

Nếu bạn vừa mới sinh mổ, hãy cố gắng hạn chế các thực phẩm gây viêm như thịt đỏ, bánh mì trắng và đồ chiên. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các thực phẩm kháng viêm như cải kale, bông cải xanh, các loại hạt. Các thực phẩm giàu axit amin, như gà và cá hồi cũng giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Ngoài cung cấp chế độ dinh dưỡng phong phú, đủ chất thì việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như giữ cho vết thương luôn khô, sạch sẽ sẽ giúp quá trình hồi phục sức khỏe và sự lành vết thương diễn ra nhanh chóng hơn.

Vết mổ sẽ tê, đau sưng và hơi thâm hơn vùng da xung quanh. Mẹ sẽ được y tá kiểm tra vết mổ thường xuyên để đảm bảo không có biến chứng. Ngoài ra, mẹ sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ, chẳng hạn như dùng tay hoặc gối đặt nhẹ lên vết mổ mỗi khi ho, hắt hơi hay cười. 

Mẹ sẽ được chỉ dẫn cách ho hay hít thở để mở rộng phổi và làm sạch bất kỳ chất lỏng nào đọng lại, đặc biệt khi mẹ sử dụng phương pháp gây mê toàn thân. Nếu chất lỏng còn đọng lại trong phổi có thể dẫn đến viêm phổi.

Khi vệ sinh vết mổ, mẹ không nên chà xát vết thương mà hãy nhẹ nhàng lau khô bằng khăn. Tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào vết mổ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng kháng sinh và các loại dầu, kem bôi vào vết thương trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh mổ.

Sau mổ, việc tự theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng rất quan trọng. Các mẹ mới sinh nên đo nhiệt độ cơ thể mỗi ngày và để ý các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng phù, đau, vết tấy đỏ hay ớn lạnh. Nếu các triệu chứng này xuất hiện, mẹ hãy liên lạc ngay với bác sĩ hoặc phòng cấp cứu.

Mặc dù sinh mổ không đụng chạm đến vùng âm đạo, mẹ mới sinh vẫn có xuất huyết âm đạo sau sinh trong suốt 1 tháng. Mẹ nên dùng băng vệ sinh để thấm hút dịch, 1-2 tiếng/lần để cơ thể sạch sẽ, không có mùi tanh hôi. 

Mẹ hoàn toàn có thể tắm rửa 2 ngày/lần. Không nên tắm bồn hoặc ngâm mình lâu trong nước. Điều này có thể khiến vùng âm đạo dễ bị nhiễm khuẩn do thời điểm này tử cung vẫn chưa co lại hoàn toàn. Tránh để vết thương tiếp xúc với nước. Tránh dùng các loại thụt rửa hoặc nhét vào âm đạo để vệ sinh vì có thể gây nhiễm trùng trừ khi được bác sĩ hướng dẫn và yêu cầu. Các mẹ mới sinh bị ra huyết nhiều, ra dịch hôi hoặc bị sốt cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Việc ngồi dậy vận động sớm theo chỉ dẫn của bác sĩ là rất tốt, dù cho cảm giác lần đầu ngồi dậy đi lại sau khi sinh mổ là cực kỳ đau đớn, nhưng bù lại nó sẽ giúp tiến trình hồi phục của mẹ diễn ra nhanh hơn. Ngay khi bác sĩ cho phép mẹ được tập thể dục, mẹ nên bắt đầu đi bộ ngắn khoảng 30 phút mỗi ngày. Đi bộ có thể giải phóng khí ứ đọng trong ruột, tăng cường hệ tuần hoàn, giảm nguy cơ đông máu, lưu thông đường tiểu và giúp cơ thể hồi phục tốt hơn. Trong một vài trường hợp, mẹ có thể được yêu cầu đi bộ ngay ngày đầu xuất viện.

Đi bộ có thể giải phóng khí ứ đọng trong ruột, tăng cường hệ tuần hoàn, giảm nguy cơ đông máu, lưu thông đường tiểu và giúp cơ thể hồi phục tốt hơn

Việc tập bước lên xuống cầu thang sẽ giúp cho việc hồi phục mau hơn. Khi lên cầu thang, mẹ thử quay lưng lại rồi đi lên từ từ. Việc này sẽ giúp cho các cơ bụng đỡ đau hơn và giúp bạn không cần phải đứng thẳng người.

Giữ cố định vết mổ bằng cách ôm nhẹ một cái gối trên vết mổ. Ôm gối khi cười hay ho sẽ giúp hạn chế các chuyển động cơ bụng, nhờ đó mẹ sẽ đỡ đau hơn. Chèn nhiều gối xung quanh khi ngủ để hạn chế việc lăn qua lăn lại làm vết thương va chạm với vật cứng, chỗ cứng trên giường. Ngoài ra đặt một cái lên bụng để giảm đau lúc ho hay ngáp… Khi cho bé bú, dùng gối kê đỡ, nhờ đó bé sẽ được ở sát bụng và gần vú mẹ hơn.

Sau khi sinh, kích thước tử cung sẽ co và nhỏ dần về vị trí ban đầu. Điều này có thể khiến các chất dịch lỏng tử cung [sản dịch] chảy ra ngoài theo đường âm đạo. Vì vậy, mẹ cần dùng băng vệ sinh để thấm được chúng. Không sử dụng tampon trong thời gian này.

Khi di chuyển sau sinh mổ, hãy lưu ý luôn nhờ chồng hoặc y tá giúp đỡ. Tránh gập người về phía trước. Nên đứng thẳng và đừng nhìn xuống dưới. Bám vào những đồ vật như cái ghế hay thành cửa sổ. Tuyệt đối không cử động mạnh hoặc mang vác vật nặng. Tránh lên xuống cầu thang quá nhiều. 

Nghỉ ngơi rất quan trọng sau sinh mổ. Sẽ không dễ để ngủ nhiều khi bạn có một bé sơ sinh trong nhà nhưng hãy chợp mắt bất cứ khi nào có thể. Cách tốt nhất là bạn cố gắng ngủ khi con ngủ hoặc nhờ người lớn trong nhà giúp đỡ để có thời gian cho một giấc ngủ ngắn.

Ngay khi mẹ hồi tỉnh hoàn toàn và bé khỏe mạnh, mẹ có thể bắt đầu cho con bú. Đối với các mẹ sau sinh mổ, nếu muốn nuôi con bằng sữa mẹ, sản phụ nên tìm kiếm sự trợ giúp vì quá trình sinh mổ sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc cho con bú.

Các mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú sau sinh mổ

Có nhiều tư thế cho con bú sữa mẹ thoải mái, các mẹ có thể áp dụng:

Tư thế nằm: mẹ và bé nằm nghiêng trên giường đối diện nhau. Dùng gối để nâng đỡ phần đầu, cổ và lưng để người mẹ cảm thấy thoải mái, ngoài ra có thể dùng gối hoặc khăn mềm chêm giữa hai đầu gối, hoặc kê chân cao tạo tư thế thư giãn nhất cho người mẹ. Mẹ có thể dùng tay mình hoặc một chiếc gối nhỏ để nâng đỡ lưng bé giúp bé được áp sát vào người mẹ.

Tư thế ngồi hoặc tư thế nằm nửa ngồi: mẹ có thể ngồi trên giường, đặt một chiếc gối lên đùi, sau đó đặt bé lên gối giúp tránh được việc bé cử động chạm đến vết mổ. Cùng với sự trợ giúp của người thân mẹ hoàn toàn có thế cho bé bú sữa mẹ thành công.

Cho con bú mẹ thường xuyên, mỗi 3 tiếng, cả ngày lẫn đêm. Mẹ có thể thường xuyên áp dụng tư thế bú nằm trong ngày đầu tiên, tư thế này sẽ giúp bé được bú mẹ thường xuyên và mẹ đồng thời cũng được nghỉ ngơi nhiều.

Trường hợp không có bé bên cạnh, người mẹ vẫn có thể bắt đầu việc nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách tập vắt sữa bằng tay hay máy hút sữa ngay trong vòng 12 giờ đầu sau sinh. Trong 2 ngày đầu tiên, việc vắt sữa bằng tay mang lại hiệu quả cao hơn vắt sữa bằng máy. Kiên trì vắt sữa mỗi vài giờ sẽ giúp sữa mẹ mau về nhiều, giúp mẹ tránh được tình trạng căng tức vú đồng thời mẹ cung cấp được lượng sữa non cần thiết cho con. Khi việc đau vết mổ gây ảnh hưởng nhiều đến việc cho con bú, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn và sử dụng thuốc giảm đau.

Trong suốt ca mổ, ổ bụng của mẹ sẽ chứa đầy khí và hơi nên chúng ta sẽ cần dùng đến thuốc chống đầy hơi để loại trừ bớt chúng. Nếu gặp khó khăn trong việc đại tiện, mẹ nên nói với bác sĩ, y tá chăm sóc để họ có hướng hỗ trợ phù hợp.

Sản phụ cũng có thể cảm giác buồn nôn trong vòng 48 giờ sau sinh mổ. Hoặc cũng có thể thấy ngứa râm ran toàn thân, đặc biệt khi thuốc mê vẫn còn nằm trong xương sống. Hãy nhờ các y sĩ để kê các đơn thuốc phù hợp giảm bớt sự khó chịu.

Khi thuốc gây mê hết tác dụng, nhiều sản phụ sẽ cảm nhận sự đau đớn nơi vết mổ. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng các liều thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi xuất viện bác sĩ sẽ kê cho bạn 1-2 loại thuốc giảm đau. Bất kể các mẹ có thể chịu đựng được các cơn co thắt, đau nhức, đau đầu… hay không, việc dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ là điều cần thiết. Bởi sau khi sinh, bụng của mẹ sẽ rất đau nhức, khó chịu nên việc dùng thuốc giảm đau sẽ giúp mẹ đỡ mất sức và mệt mỏi hơn. 

Cơn đau sau khi sinh mổ có thể kéo dài trong khoảng 2 tuần. Uống thuốc giảm đau đúng giờ để giảm bớt và kiểm soát các cơn đau dù mẹ cho rằng mình không thực sự cần nó. Bác sĩ sẽ thường kê đơn có thuốc kháng viêm giảm đau như ibuprofen và mẹ có thể cần uống 4 lần/ngày trong 2 tuần. Bạn hãy trao đổi cụ thể tình trạng cơn đau mà mình đang chịu đựng để tìm ra đúng liều thuốc giảm đau cần dùng.

Sau khi sinh xong kể cả sinh thường hay sinh mổ, mẹ đều có những trạng thái cảm xúc khác nhau, và thường là cảm xúc không được tích cực cho lắm. Thay vì bỏ qua những cảm xúc tiêu cực này, mẹ hãy điều khiển để chuyển thành cảm xúc tích cực để tránh bị trầm cảm sau sinh.

Do đó, các mẹ hãy chủ động giải tỏa bằng cách có thể nói chuyện tâm sự với chồng, người thân hoặc bạn bè. Hoặc mẹ cũng có thể lựa chọn cách viết ra cảm xúc của mình. Luôn ành thời gian hàng ngày để gắn kết với em bé. Mẹ có thể đọc sách, nghe nhạc hay xem phim miễn là có thể giúp mẹ cảm thấy tốt hơn, thoải mái hơn.

  • Quan hệ tình dục, cho đến thời điểm an toàn, cơ thể phục hồi hoàn toàn [ít nhất là sau 6 tuần sau khi sinh mổ]
  • Sử dụng tampon hoặc thụt rửa
  • Dùng bể bơi công cộng hoặc bồn tắm nước nóng
  • Nâng vật nặng
  • Liên tục sử dụng cầu tháng
  • Tập thể dục

Nếu sau sinh mổ có các hiện tượng dưới đây thì mẹ nên đi khám ngay lập tức để tránh những rủi ro xảy ra.

  • Sốt cao trên 38 C
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau rát vùng bụng
  • Âm đạo có mùi hôi rất khó chịu
  • Vết mổ đau nhức kéo dài
  • Tử cung co thắt dữ dội
  • Khó đi tiểu
  • Cảm thấy lo lắng, buồn bã,… trầm cảm
  • Có dấu hiệu cho thấy vết mổ bị vỡ: chảy máu, máu rỉ ra từ vết mổ
  • Đau bắp chân dữ dội, kèm theo sưng và tê ở bàn chân
  • Khó thở

    Sốt cao là một trong những biểu hiện cần lưu ý sau sinh mổ

Phục hồi sau sinh mổ là một quá trình cần thời gian và sự kiên nhẫn. Bản thân mỗi bà mẹ cũng nên cẩn trọng về sức khỏe của mình. Ngay cả những bà bầu khỏe mạnh vẫn có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề