Số phận kỳ la và dịch giả kỳ tại của cuốn sách nổi tiếng Hành trình về phương Đông phần 2

Có thể nói là HTVPD là một trong những cuốn sách viết về tâm linh huyền bí hay nhất mọi thời đại, đã thay đổi nhận thức của rất nhiều người, trong đó có tôi. Một cuốn sách đáng đọc, dù bạn là một người nguyên cứu về tôn giáo [Phật, Hồi, Hindu, Thiên Chúa...] hoặc đơn giản là một người thích đọc tiểu thuyết tâm linh huyền bí, nó logic, lôi cuốn và hấp dẫn không kém những tác phẩm tiểu thuyết lừng danh khác....

---- “Rất khó để học giả bình thường viết được một quyển sách đầy tính triết lý nếu không phải là một hành giả đã tiến xa trên con đường thiền định”, một đọc giả nhận xét về Nguyên Phong. ----- Poven Leace, một trong hai dịch giả quyển sách của Nguyên Phong, nói rằng rất nhiều bạn bè người Việt đã giới thiệu với ông cuốn HTVPĐ và nhận xét “nó đã làm thay đổi nhận thức” của họ. Poven Leace đã tìm đọc và nói rằng nó làm tác động mạnh mẽ đến tinh thần và trí tuệ của ông.

“Hành trình về phương Đông” [HTVPĐ], quyển sách có đề tài tâm linh huyền bí, viết về cuộc hành trình hội ngộ kỳ lạ giữa những học giả Anh với các vị thầy tâm linh ở Ấn Độ do Baird T Spalding chấp bút. Nó nổi tiếng ở Việt Nambởi đã đánh thức sự giác ngộ của không ít người và được xem là quyển sách có đề đài tài tâm linh hay nhất hiện nay. Nhưng mới đây, theo thông tin từ trang web bairdtspalding.org, ông Baird T Spalding chưa từng viết quyển sách nào có nội dung như vậy và họ nói HTVPĐ chính là cuốn tiểu thuyết của Nguyên Phong.


Những nghi vấn của trang bairdtspalding.org

Quyển HTVPĐ được Nguyên Phong chuyển ngữ vào khoảng những năm 1970, xuất bản năm 1984, sau khi ông tìm được sáu quyển hồi ký ghi lại cuộc hành trình đến Ấn Độ của các giáo sư trường Đại họcOxford. Tập sách được xuất bản vào năm 1924 bởi Adyar, một nhà in ở Ấn Độ và lưu trữ tại thư việnSan Diego.

Trang bairdtspalding.org khẳng định, Spalding chưa từng viết quyển sách nào có tên là “Hành trình về phương Đông” và quyển sách đầu tiên của tác giả người Mỹ chỉ được xuất bản tại quê nhà vào năm 1924. Có nhiều dữ kiện từ quyển sách cho thấy nó không trùng khớp với tiểu sử của Spalding và rõ ràng đây là một sản phẩm hư cấu của dịch giả Nguyên Phong.

Trang mạng này nói rằng, trước năm 1894 Spalding chưa đến Ấn Độ và họ không tìm thấy tài liệu nào để chứng tỏ Spalding từng viết quyển HTVPĐ. Spalding viết tất cả bốn tập sách, quyển đầu tiên xuất bản ởSan Franciscovào năm 1924, sau đó xuất bản thêm ba tập trước khi ông qua đời vào năm 1952, hai quyển cuối cùng được nhà xuất bản tuyển chọn từ các bài báo ông viết trước đây.

Cuốn HTVPĐ miêu tả Spalding sinh ra tại nước Anh vào năm 1857 và khởi hành chuyến viếng thăm Ấn Độ từ Anh là không có thật. Spalding không phải là giáo sư hay tiến sĩ và hồ sơ tại các trường Cornell, Stanford vàBerkeleykhông có tên ông đăng ký học. Nếu như có một chuyến đi do các trường đại học tài trợ thì hồ sơ của nó chắc vẫn còn tồn tại nhưng bairdtspalding.org thông báo đã không tìm được manh mối nào cho thấy có một sự kiện như thế diễn ra.

Paul Brunton, học giả nghiên cứu thần học, được đề cập như là một người đồng hành cùng Spalding trong chuyến đi đến phương Đông đã bác bỏ sự gán ghép này trong bài viết của mình. Brunton được sinh ra vào năm 1898, còn thời điểm Spalding đi Ấn Độ là vào năm 1894.

Một nhân vật khác cũng xuất hiện trong quyển HTVPĐ là Walter Evans-Wentz, vị giáo sư chuyên ngành Phật giáo của trường Đại học Stanford. Ông này sinh vào năm 1878 ở New Jersey, có chuyến đi Ấn Độ đầu tiên vào năm 1910 và bairdtspalding.org nói họ không tìm thấy thông tin về chuyến đi như cuốn HTVPĐ miêu tả.

Nếu bạn đọc đã từng xem qua quyển “Phương Đông huyền bí” của Paul Brunton thì sẽ thấy có nhiều chi tiết giống như cuốn HTVPĐ. Và có lẽ Nguyên Phong đã lấy cảm hứng từ tập sách này cùng với bốn tập “Life and Teaching of the Masters of theFar East” của Spalding, để phóng tác ra cuốn HTVPĐ đầy hấp dẫn.

HTVPĐ được dịch sang tiếng Anh

Dù có quan điểm xem cuốn HTVPĐ không phải do Spalding viết ra, trang bairdtspalding.org cũng thừa nhận quyển sách của Nguyên Phong phóng tác là rất hấp dẫn và đáng đọc. Cho đến hiện nay đã có hai phiên bản tiếng Anh của cuốn HTVPĐ và nó được độc giả phương Tây đón nhận rất nồng nhiệt.

Poven Leace, một trong hai dịch giả quyển sách của Nguyên Phong, nói rằng rất nhiều bạn bè người Việt đã giới thiệu với ông cuốn HTVPĐ và nhận xét “nó đã làm thay đổi nhận thức” của họ. Poven Leace đã tìm đọc và nói rằng nó làm tác động mạnh mẽ đến tinh thần và trí tuệ của ông.

Sự hấp dẫn của cuốn HTVPĐ đã thúc đẩy Poven Leace có ý định giới thiệu cuốn sách này cho các nghiên cứu sinh người Mỹ do ông giảng dạy, tìm kiếm nguyên bản tiếng Anh và bỏ công liên hệ với dịch giả. Nhưng đến giờ này Poven Leace vẫn không tìm thấy bản gốc và cũng không thể liên lạc được với Nguyên Phong.

Poven Leace cho biết trong tập HTVPĐ được xuấn bản bởi nhà tin ABC ở California, có vài dòng ngắn về tiểu sử tác giả tiết lộ Nguyên Phong chính là bút danh của Vu Van Du.

Một cuốn sách đáng để đọc

Trong phần phản hồi trên trang bairdtspalding.org, nhiều độc giả Việt Namvà nước ngoài cho biết dù cuốn HTVPĐ có nguồn gốc từ đâu thì đây là một cuốn sách rất đáng đọc. Một quyển sách hay hiếm hoi có chủ đề về tâm linh của một tác giả [dịch giả] người Việt đã vượt ra khỏi giới hạn ngôn ngữ của nó, đi xa hơn mục đích mà tác giả mong đợi.

“Rất khó để học giả bình thường viết được một quyển sách đầy tính triết lý nếu không phải là một hành giả đã tiến xa trên con đường thiền định”, một đọc giả nhận xét về Nguyên Phong.

HTVPĐ cũng là quyển sách đã đánh thức và dẫn dắt người viết đi vào con đường tâm linh như hôm nay. Với những gì đã xảy ra, ĐBN nghĩ rằng HTVPĐ không phải là một tác phẩm có quá nhiều chi tiết hư cấu.

Tổng hợp từ Internet


Nguồn: //dobatnhi.com/2011/09/05/su-that-ve-quyen-hanh-trinh-ve-phuong-dong/

Hành trình về phương Đông” kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, diện kiến nhiều pháp thuật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo…của nhiều pháp sư, đạo sĩ…họ được tiếp xúc với những vị chân tu thông thái sống ẩn dật ở thị trấn hay trên rặng Tuyết Sơn. Nhờ thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thiền định, thuật chiêm tinh, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, những kiến thức về nhân duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết…

Cuốn sách này là một phần trong bộ hồi ký nổi tiếng của giáo sư Blair T. Spalding [1857 – 1953]. Nguyên tác “Life and Teaching of the Masters of the Far East” [xuất bản năm 1935] có tất cả sáu quyển, ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư. Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn gồm các nhà khoa học hàng đầu của Hoàng gia Anh đi từ Anh quốc sang Ấn Độ, các cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở châu Á và ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ba quyển sau là những ghi nhận riêng của giáo sư Spalding về các cuộc hành trình, sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, cùng bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn Độ sống đời ẩn sĩ.

Hồi ký của giáo sư Spalding là một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dữ kiện được đoàn ghi nhận đầy đủ một cách khoa học, và cho đến nay vẫn còn nhiều độc giả hâm mộ, nhiệt liệt tán thưởng các quyển hồi ký này.

Xuất bản lần đầu tiên tại NXB Adyar Ấn Độ năm 1924, Hành Trình Về Phương Đông đã gây ra một dư luận tranh cãi không chỉ ở nước Anh mà ở cả châu Âu và Mỹ. Sau đó, vì tự ái và sĩ diện, chính phủ Anh cấm phát hành cuốn sách này ở Anh Quốc, rồi chiến tranh thế giới lần thứ II xảy ra, cuốn sách đã không được tái bản ở bất kỳ NXB nào khác trên thế giới. Mãi đến năm 2009, NXB Booksurge Hoa Kỳ đã tìm mọi cách liên lạc với dịch giả Nguyên Phong để xin phép chuyển ngữ cuốn sách tiếng Việt này.

Hành trình về phương Đông mở ra một chân trời mới để Đông Tây gặp nhau, để khoa học Minh Triết hội ngộ, để Hiện đại Cổ xưa giao duyên, để Đất Trời là một. Thế giới, vì vậy đã trở nên hài hòa hơn, rộng mở, diệu kỳ hơn và, do đó, nhân văn hơn.

Nguyên Phong là dịch giả nổi tiếng với thể loại sách tâm linh và văn hóa phương Đông. Riêng với quyển “Hành trình về phương Đông”, có lẽ quyển sách này đã “tự tìm” đến ông khi ông vào thư viện của trường, ngang khu sách tôn giáo thì thấy một quyển sách rơi trên lối đi. Ông nhặt lên, không nhìn xem đó là quyển gì. Đi một vòng quay lại, lại thấy cuốn sách kia rơi trên lối đi, ông nhặt lên và có nhìn xem tên quyển sách trước khi xếp nó vào giá. Đến khi mọi người đã vãn, ông đi lại khu sách cũ, lại thấy quyển sách kia nằm giữa ngay lối đi. Và cuối cùng ông mượn về, đọc một mạch, đọc lại rồi đọc lại. Sau đó, dịch quyển sách ấy ra tiếng Việt với tên: “Hành trình về phương Đông” như bạn đọc thấy hiện nay.

Mời các bạn đọc những chương đầu của tác phẩm “Life and Teaching of the Masters of the Far East”,được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề “Hành Trình Về Phương Đông”. Quyển sách được thiết kế rất đẹp, hình thức trang trọng. Phần nội dung có hiệu chỉnh, sửa một số từ mà người dịch dùng rất khác biệt với cách hiểu của đa số đọc giả ngày nay.

Nguyên Phong [Vũ Văn Du] du học ở Mỹ từ năm 1968, tốt nghiệp cao học Sinh vật học, Điện toán. Ông từng là Kỹ sư trưởng của Tập đoàn Boeing của Mỹ, Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học Đại học Carnegie Mellon. Ông được mọi người biết tới là Giáo sư John Vu – Nhà khoa học uy tín về công nghệ thông tin. , CMMI và từng giảng dạy ở nhiều trường đại học trên thế giới.

Nguyên Phong là bút danh của bộ sách văn hóa tâm linh được dịch, viết phóng tác từ trải nghiệm, tiềm thức và quá trình nghiên cứu, khám phá các giá trị tinh thần Đông phương. Ông đã viết phóng tác tác phẩm bất hủ Hành trình về Phương Đông năm 24 tuổi [1974].

*** Các tác phẩm khác của Nguyên Phong được bạn đọc nhiều thế hệ yêu thích: Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Hoa trôi trên sóng nước, Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng, Trở về từ xứ tuyết, Trở về từ cõi sáng, Minh triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết, Dấu chân trên cát, Đường mây trong cõi mộng, Đường mây trên đất hoa

*** Và bộ sách dành cho sinh viên, thầy cô: Khởi hành, Kết nối, Bước ra thế giới, Kiến tạo thế hệ Việt Nam ưu việt, GS John Vu và lời  khuyên dành cho thầy cô, GS John Vu và lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ.

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Dưới đây là tổng hợp Review sách Hành Trình Về Phương Đông của dịch giả Nguyên Phong. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cuốn sách mà không cần mất thời gian tìm kiếm.

Hãy truy cập Những Cuốn Sách Hay thường xuyên hoặc lưu lại để tiện theo dõi & cập nhật thông tin mới nhất nhé.

“Hành trình về Phương Đông” là một cuốn sách thực sự hay và lôi cuốn người đọc. Nếu như quan tâm đến tâm linh mà không thích những thứ không rõ ràng thì cuốn sách này rất hợp để đọc. Một điều kỳ diệu mà mình không ngờ đến từ cuốn sách này là những thứ thuộc tâm linh mà mọi người hay nhầm tưởng dẫn đến mê tín dị đoan thì trong cuốn sách này sẽ giải thích một cách vô cùng khoa học, logic. Trước khi đọc cuốn sách này thì mình không bao giờ nghĩ những vấn đề tâm linh lại có thể được giải thích bằng khoa học được. Đây là một cuốn sách đáng đọc.

Về nội dung thì vẫn là vô cùng xuất sắc như mọi người đã biết. “Hành trình về Phương Đông” đích thị là một quyển sách dành cả cho người duy vật và duy tâm. Người duy vật sau khi đọc sẽ có một cái nhìn khái quát, khách quan và rõ hơn về tâm linh. Và với những người duy tâm như mình thì đây thật sự là một quyển sách xuất sắc vì nó không chỉ đơn giản là một quyển sách nói về những triết lý tôn giáo mà còn nói về cách tu dưỡng bản thân đúng đắn Gia đình mình theo đạo Phật. Thú thật thì trước đây mình có hơi buồn vì tại sao gia đình mình không theo đạo Kitô, mình cảm thấy lịch sử của đạo Phật thật sự rất tuyệt vời nhưng đạo Phật lại ngày càng lụi bại bởi những vị nhà tu không đáng mặt là Phật tử và cả những người đi chùa mà chỉ biết tới bản thân. Nhưng sau khi đọc quyển sách này, nó đã thay đổi mình hoàn toàn, cho mình một cái nhìn tích cực hơn về đạo Phật, cho mình một niềm tin rằng xung quanh mình vẫn còn những bậc chân tu thực thụ vẫn luôn hằng ngày nâng cao năng lượng tần số của Trái Đất. Cảm ơn bác Nguyên Phong vì đã luôn mang lại những sản phẩm văn học có giá trị thực thụ.

“Hành trình về phương Đông” là quyển sách kể lại quá trình trải nghiệm của một đoàn các nhà khoa học hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ để tìm hiểu về các giá trị siêu nhiên, tâm linh đặc trưng của người phương Đông.

Thông qua lời tự thuật của giáo sư Spalding, ông và phái đoàn mất 2 năm trời chỉ thấy những cảnh lừa đảo, mê tín dị đoan. Nhưng sau đó, họ được tiếp xúc với các vị chân tu sống ẩn dật ở thị trấn, hay rặng Tuyết Sơn.

Thông qua gặp gỡ, trò chuyện, các vị này giúp họ trải nghiệm, chứng kiến và hiểu sâu hơn về khoa học cổ xưa, bí truyền của Ấn Độ như: Yoga, thiền định, thuật chiêm tinh, những kiến thức về luật nhân quả, cõi sống và cõi chết.

Điểm giá trị của quyển sách là các giá trị thực mà kiến thức của đoàn học được thông qua cách giải thích GIÁ TRỊ TÂM LINH bằng NGÔN NGỮ KHOA HỌC từ vị chân tu. Từ đó, nó lý giải tại sao con người chịu tác động của các giá trị này thông qua các ví dụ về các BIẾN CỐ LỊCH SỬ CỦA THẾ GIỚI

Do đó, quyển sách này không phải cổ súy cho yếu tố dị đoan, mà là một LÝ GIẢI KHOA HỌC về yếu tố TÂM LINH

1. Thuật chiêm tinh: Trời đất, Vũ trụ có quy luật của riêng nó, và con người chịu tác động của luật vũ trụ [ như cách mà con người bị Luật hấp dẫn tác động ], thông qua các tia vũ trụ và tinh tú trên trời.

Con người sinh ra vào một ngày giờ nhất định, chịu tác động của tinh tú và nghiệp quả cá nhân người đó. Tia vũ trụ đươc các tinh tú phản chiếu xuống làm mạch máu di chuyển, làm tế bào thay đổi, do đó ảnh hưởng đến cuộc đời con người.

Khi ta phát tâm làm việc hợp với ý Trời[ luật Vũ Trụ] thì một tinh tú ảnh hưởng tới ta bỗng chói sáng và các sóng điện mạnh mẽ đẩy ngược tia vũ trụ sang hướng khác. Do đó, con người có thể cải thiện số mệnh của mình bằng cách thay đổi tác động của tia vũ trụ lên chùm sao [ tinh tú] của mình bằng cách làm các việc tốt lành.

2. Các vị chân tu cũng đề cập đến QUY LUẬT chuyển biến của thế giới loài người vào giai đoạn 25 năm cuối của chu kỳ 100 năm. Điều này giải thích tại sao cứ vào 25 năm cuối của mỗi thời đại, đều có những BIẾN CỐ trên khắp thế giới dẫn đến sự phát triển của nhân loại.

Hành trình về Phương Đông là một cuốn sách đặc biệt. Hiện nay không ai còn lưu giữ bản gốc tiếng Anh của cuốn sách này. Dịch giả Nguyên Phong dĩ nhiên đã phóng tác câu chuyện này, thậm chí có người còn cho rằng ông chính là tác giả của nó.

Nguyên Phong là bút danh của giáo sư John Vũ. Ông là một nhà khoa học nổi tiếng tại Mỹ, đứng trong danh sách 10 người sáng tạo nhất thế giới. Các tác phẩm dịch thuật về Phật giáo của ông đã được đọc và thâu âm, phổ biến rộng rãi tại hải ngoại, giúp nhiều người tiếp cận bước vào con đường học đạo an lạc.

Hành trình về Phương Đông là trải nghiệm của một đoàn khoa học thuộc Hiệp hội Khoa học Hoàng gia Anh được cử sang Ấn Độ để nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhân của con người. Cùng một cách thức như vậy, các nhà khoa học thuộc Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đã tìm kiếm được hang động lớn nhất thế giới là hang Sơn Đòong ở Quảng Bình, Việt Nam năm 2009. Tính nghiêm túc về mặt khoa học của đoàn thám hiểm này là không cần nghi ngờ.

Trong cuộc hành trình của mình, các nhà khoa học đã tận mắt chứng kiến, trải nghiệm các hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thiền định, thuật chiêm tin, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết …

Điều gì đã ám ảnh các nhà khoa học trong hành trình gian nan xa xôi này đến mức đã có 3 nhà khoa học quyết định ở lại sau chuyến đi để tiếp tục nghiên cứu rồi chính bản thân họ trở thành tu sĩ?

“Hành trình về phương Đông” đã cho mình một trải nghiệm hoàn toàn khác so với các tác phẩm trước đây mình từng đọc về tâm linh.

Trước hết, quyển sách này cuốn hút người đọc ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bìa sách được phối màu đẹp mắt pha chút huyền bí giữa các gam đỏ – vàng – cam – đen – trắng đậm nhạt đầy tinh tế khiến mình không khỏi tò mò lật tiếp các trang bên trong.

Xuyên suốt mười chương sách là “hành trình” khai mở tâm thức của đoàn nghiên cứu hàng đầu nước Anh về những trải nghiệm “khoa học” cổ xưa cũng như những kiến thức huyền bí ẩn bên trong cái nôi văn hóa phương Đông. Khác xa với lối suy nghĩ thông thường về các nước phương Đông nói chung, và Ấn Độ nói riêng, “phương Đông có những chân lý quan trọng đáng để cho người phương Tây nghiên cứu, học hỏi. Đã đến lúc người phương Tây phải quay về phương Đông để trở về với quê hương tinh thần”.

Thông qua các cuộc trò chuyện, các luận giải hợp tình hợp lý, các dẫn chứng lịch sử – xã hội, các đoạn hội thoại chân thành và cởi mở giữa các bậc chân sư và đoàn thám hiểm, mình hiểu thêm tất cả đều có nhân duyên, có vô số sức mạnh vô hình ẩn tàng trong vũ trụ và “tư tưởng có một sức mạnh thần giao vượt khỏi thời gian và không gian” dưới hình thái quy định bởi Luật Nhân – Quả và thuyết Luân Hồi.

Đời sống siêu nhân loại và cõi vô hình được trình bày tại Chương 8 và Chương 9 cũng gợi mở cho mình nhiều góc nhìn thú vị và mới lạ. Bên cạnh nhiều dẫn chứng logic và thuyết phục về sự thường tại của các thể vía, các cõi giới, cảnh giới… xung quanh chúng ta, cũng còn đó vài chi tiết làm mình băn khoăn liệu chăng có yếu tố tà thuật, chiêu trò đâu đây; như hình ảnh bó len và cây kim đan áo hình thành chiếc áo cho một vị giáo sư trong đoàn có vẻ không phải là quá khó với các thầy phù thủy hay ảo thuật gia “lắm chiêu” phương Tây? Nhưng dù sao đi nữa thì “muốn tìm hiểu phải nghiên cứu cặn kẽ chứ không thể kết luận vội vã…”. Và cá nhân mình ủng hộ lý luận của thương gia Lawrence Keymakers trong việc tiếp nhận các kiến thức và tư tưởng mới trong cuộc gặp gỡ với phái đoàn: “Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp ta học hỏi thêm những điều mới lạ… Kiến thức cũng thế, chỉ khi ta khiêm tốn gạt bỏ những thành kiến sẵn có, ta mới tiếp nhận thêm những điều mới lạ”.

Đọc quyển sách “Hành trình về phương Đông” xong cảm thấy lâu nay mình có lỗi dễ sợ.

  • Thứ nhất là đã coi thường nền văn minh châu Á. Cứ tưởng là mấy thanh niên nơi này chỉ biết mê tín dị đoan, tin vào điều không tưởng ấy thế mà “Hành trình về phương Đông” đã khai sáng cho mình có một điểm nhìn mới mẻ và khoa học hơn về những điều huyền bí.
  • Thứ hai, có lẽ phải thay đổi cách nhìn nhận về những đứa bạn dõng dạc tuyên bố đã nhìn thấy ma. Cứ đứa nào nói là nó thấy ma rồi, rồi người nhà nó nhìn thấy ma, rồi thì ma là có thật,…là mình lại đi cười vào cái mẹt thối của nó vì hài quá trời hài luôn. Giờ mới biết, ma là có thiệt, chỉ là thể vía mình tốt nên chưa có cơ hội được nhìn thấy ma thôi.
  • Thứ ba, đọc sách giúp mình có thêm những trang bị vững chắc về người đã khuất. Lâu nay cứ ngỡ người đã ra đi thì mình phải khóc lóc tỉ tê thương xót họ nhưng hóa ra làm như vậy chỉ khiến người thân của mình khó siêu thoát hơn thôi. Nói chung là chỉ nên đau khổ một thời gian nhưng không nên đau khổ mãi mãi.
  • Cuối cùng, mình vẫn chỉ cho sách 4 sao mặc dù những tri thức trong sách là hoàn toàn hữu ích. Bởi vì vẫn đôi chỗ mình đọc thấy nó hơi phi lý vì đã được khoa học thực nghiệm chứng minh. Chẳng hạn, một người không thể nằm trong quan tài 2 tháng mà vẫn bình thường và sống sót được. Hoặc có người vài trăm tuổi thậm chí là vài nghìn tuổi…ôi sao mà kinh khủng thế.

Đấy. Một vài cảm nhận của mình về quyển sách thôi.

Rõ ràng là chúng ta sẽ không thể xây dựng một kim tự tháp như người Ai Cập đã làm hàng ngàn năm trước. Không chỉ một nền văn minh vinh quang như vậy hoàn toàn biến mất mà sự biến mất không rõ ràng của nó cũng chứng thực một quy luật phổ biến là không phải người trước gieo nhân nào thì đời sau sẽ gặt được quả đó. Bất kể khoa học đã tạo ra bước nhảy vọt như thế nào thì việc chứng minh ngày nay cho các công trình đó vẫn không thể nào đem lại sự tin cậy được vì mọi lời giải thích cũng chỉ là suy đoán mà thôi.

Mặc dù đa số người phương Tây đã không công nhận mối quan hệ nhân quả của triết học phương Đông liên quan đến việc tái sinh và nghiệp chướng nhưng vẫn không thể phủ định rằng nhiều bậc thầy từ phương Đông đang hỗ trợ và hướng con người đến với định mệnh của họ. Bằng cách chứng kiến những màn trình diễn kỳ diệu, nhận ra những hiện tượng đáng kinh ngạc và tiếp thu những cuộc trò chuyện say mê được các bậc thầy phương Đông ban tặng, tác giả Spalding đã giải thích một cách hùng hồn và đưa ra kiến thức tâm linh một cách hiệu quả cho thế giới phương Tây trong “Hành trình về phương Đông”. Baird Spalding đã khái quát cuộc hành trình đến phương Đông vào năm 1894 đã mang đến cho thế giới phương Tây một số tư duy đổi mới về mặt khái niệm nhưng vẫn vượt qua mô hình tâm linh và ý nghĩa triết học phương Đông.

“Hành trình về phương Đông” là một cuốn sách có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu. Đây là một cuốn sách tuyệt vời mà bạn có thể đọc lại nhiều lần để nghiền ngẫm. Những bài học được đưa ra hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày nếu bạn biết cách vận dụng khôn ngoan để hiểu ra bản chất của vấn đề và sự việc tồn tại xung quanh mình.

Mình là một người không mê tín dị đoan, thương tin vào khoa học hơn nhưng sau khi đọc xong cuốn “Hành trình về phương Đông” này thì cảm thấy trên thế giới này, cũng còn có rất nhiều thứ mà các nhà khoa học chưa khám phá ra được và nhưng điều giải thích trong cuốn sách khá thuyết phục mình.

Cuốn sách nói về cuộc hành trình của một nhóm nhà khoa học phương Tây đi đến Ấn Độ để tìm hiểu về những hiện tượng siêu nhiên của các vị đạo sĩ diễn ra ở đây. Các nhà khoa học lừng danh thế giới này mang theo những quan niệm của người châu Âu là những điều siêu nhiên là mê tín dị đoan vì đó là những thứ chưa được khoa học chứng minh rõ ràng. Nhưng sau khi tìm gặp được những vị chân sư thật sự, những người này đã được sáng mắt ra và nỗi khát khao tìm hiểu về những thứ siêu nhiên này trong họ bỗng trỗi dạy một cách mạnh mẽ, ho không còn mang trong mình những quan niệm của người châu Âu nữa mà lòng tin của họ ngày một tăng lên. Cũng chính lúc khát khao nỗi dạy ấy, thì họ bị công chúng châu Âu cho là đã bị bùa mê lú lẫn và chính phủ yêu cầu họ rời Ấn Độ về nước ngay, nhưng lúc này lòng tin đã quá lớn và họ vẫn muốn tiếp tục hành trình của chính mình nên họ từ bỏ mọi thứ lại phía sau và tiếp tục công trình nghiên cứu của mình.

“Hành trình về phương Đông” lúc đầu đọc như truyện viễn tưởng vì có những nhà sư có phép thuật rồi biết bay,.. nhưng càng đọc lại càng tin vào những lời dạy của các vị chân sư ấy: Không phải thứ gì ta không nghe, không thấy được thì nó không tồn tại.

Khi đọc tựa đề cuốn sách, nhiều khi ta nghĩ chỉ là những câu chuyện hành trình du lịch, nhưng càng đọc ta sẽ càng cảm thấy choáng ngợp bởi khối lượng thông tin, kiến thức và trí tuệ của nhân loại. “Hành trình về phương Đông” là sự kết nối và hòa hợp, đưa đến cái nhìn minh triết và sâu sắc giữa các tôn giáo. Có thể bạn không tin tất cả những chi tiết được kể trong hành trình này, nhưng chắc chắn có những điều sẽ khiến bạn phải nhìn nhận một cách nghiêm túc.

Một cách nhìn sâu sắc, khoa học về tôn giáo, về thế giới tâm linh. Một cuốn sách rất hay và đầy ý nghĩa. Khi nó trên tay chúng ta hôm nay là cả một hành trình của những người hữu duyên có mong ước kết nối tâm linh của vũ trụ và ước muốn trở về với quê hương của tâm hồn. “Hành trình về phương Đông” hướng người đọc tới việc rèn luyện đạo đức, tu tâm dưỡng tính, hướng thiện, tâm tĩnh hơn và vững vàng hơn, để sống tốt hơn.

Totally, đọc xong cuốn sách “Hành trình về phương Đông”, tâm hồn thanh tịnh hơn và thanh lọc suy nghĩ rất nhiều.

Chap.1: Hành trình tìm hiểu về Ấn Độ, các cuộc gặp gỡ và những hoài nghi về khoa học, tôn giáo.

Chưa thấy gì đặc sắc ở giai đoạn đầu, mấy cái tôn giáo, phong vị, phong hàm rắc rối… nhưng đến khoảng 1/4 part cuối chương, nó trở nên thú vị

Chap.2: Sự liên quan logic giữa khoa học thực tế và khoa học chiêm tinh, Lúc đầu nghe có vẻ phi lí nhưng sau đó nó bị thuyết phục bởi những lí lẽ, dẫn dắt, ví dụ cụ thể đầy thuyết phục, một số nguyên lí và câu nói đầy năng lượng và sức sống.

Chap.3: Chỉ trong yên lặng quyền năng tiềm ẩn mới phát sinh và nẩy nở. Tâm có an thì việc bên ngài mới không vọng động, dục vọng mới chịu yên tĩnh.

Chap. 4: An yên, tĩnh lặng, nơi mà con người nhận ra nhiều thứ trong mình.. chương này đề cập nhiều về đạo Jain, đạo không lệ thuộc, không sát sanh, không động chạm tới bất cứ ai, bất cứ sinh linh nào, tất cả tại ta, tất cả tại tâm

Chap 6: Tất cả tại tâm, tâm hồn có đẹp, thể xác mới khỏe mạnh, trước khi chữa mọi căn bệnh ở thể xác, cần phải thanh lọc tâm hồn

Chap 7: Con người có trí khôn, có óc phân biệt để làm gì, tại sao không sử dụn chúng để chọn một con đường đúng đắn, tươi đẹp. Tùy cảm nghĩ mỗi con người bị giới hạn hay không giới hạn, tự do hay nô lệ. Nếu biết rõ mình và phát triển khả năng của mình một cách đứng đắn, họ có thể làm hầu như mọi chuyện.

Chap 9: Tuỳ theo lối sống, tư tưởng khi ta còn ở cõi trần mà khi chết ta sẽ đến những cảnh giới tương đồng, đây chính là định luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

Có học thì cần phải có hành, học được những điều hay, ý đẹp mà không truyền dạy lại thì như vô nghĩa.

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Các bạn hãy nhìn ly nước đầy trên tay tôi đây, nếu tôi tiếp tục rót thêm thì nước sẽ tràn ra ngoài. trừ khi tôi đổ bớt nước trong ly đi thì tôi mới rót thêm nước vào được. Kiến thức cũng thế, chỉ khi ta khiêm tốn gạt bỏ những thành kiến sẵn có, ta mới tiếp nhận thêm được những điều mới lạ.

Nếu biết thức tỉnh quan sát, ta có thể học hỏi bao điều hay. Tiếc rằng khi đắc thời người ta quên đi quá khứ rất nhanh. Chỉ trong đau khổ, nhục nhã ê chề mới chịu học.

Chúng ta dành nhiều giờ để bàn cãi sôi nổi về người này, người nọ, chê bai ông này, giễu cợt bà kia. Phải chăng chúng ta vẫn làm thế? Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi, tại sao chúng ta lại làm thế không? Lòng ta còn ham tiền bạc, danh vọng, địa vị, sức khỏe và chỉ cầu bình an cho chính mình thôi, nên chẳng bao giờ thỏa mãn.

Tự do tư tưởng không phải chỉ là muốn nghĩ thế nào thì nghĩ, mà còn là giải thoát ta ra khỏi các áp lực bắt ta phải suy nghĩ theo một lề lối nào đó.

Trong nhiều năm ròng rã, chúng ta cố tìm hạnh phúc và nhiều lần tưởng đã đạt được nó để hưởng một cách lâu bền. Nhưng lần nào ta cũng thất vọng. Sau đó, ta lại tiếp tục chạy theo ảo ảnh đó như trước. Nếu biết dừng chân suy nghĩ, ta sẽ thấy chúng ta đuổi theo hạnh phúc nhưng không hề biết đến bản chất thật sự của nó, và không biết phải dùng phương tiện nào để đạt được nó.

Chúng ta càng ham muốn thì càng sợ hãi và càng sợ hãi lại càng đau khổ.

Nguyên nhân chính của bệnh là do sự bận rộn với đời sống hàng ngày, nếp sống càng tiện nghi thì họ lại càng hết sức lao tâm lao lực để đạt đến cái tiện nghi hơn nữa.

Sự hiểu biết về cõi vô hình rất quan trọng, vì khi hiểu rõ những điều xảy ra sau khi chết, ta sẽ không sợ chết nữa. Nếu có chết thì chỉ là cái chết hình hài xác thân chứ không phải là chấm dứt sự sống, và hình hài có chết đi thì sự sống mới tiếp tục tiến hóa ở một thể khác tinh vi hơn.

Không vị thánh nào vỗ ngực xưng danh mà chỉ có những kẻ u mê trong bản ngã mới tha thiết đến danh vọng, địa vị. Khi họ đeo đầy mình những chức tước, thì làm sao họ giải thoát được?

Khi ta phát tâm làm một việc hợp với thiên ý thì một tinh tú ảnh hưởng tới ta bỗng chói sáng và các sóng điện mạnh mẽ đẩy ngược tia vũ trụ sang hướng khác. Do đó, con người có thể cải số mệnh dễ dàng nếu biết làm các việc tốt lành, đẹp đẽ.

Tình thương là một năng lực sáng tạo khiến người thương và kẻ được thương trở nên giàu có.

Thực ra, chiến tranh chỉ là sự biểu lộ trạng thái bên trong chúng ta, là sự phóng đại các động tác hàng ngày của chúng ta. Chiến tranh không chấm dứt nếu các nguyên nhân gây nên cuộc chiến vẫn còn. Nguyên nhân chiến tranh bắt nguồn từ các tham vọng, giận dữ, oán hận… Chỉ khi nào loài người ý thức điều này và thay đổi quan niệm sống thì họ thấy bình an.

Trở ngại lớn nhất của những người luyện tâm rèn chí là sự kiêu ngạo và óc chỉ trích.

Làm gì có việc số mệnh đã định sẵn, nếu thế ta cứ tiêu cực, bất động mặc cho số phận hay run rủi hay sao?

Người nghệ sĩ chân chính sáng tạo vì lòng yêu cái đẹp, chú không vì tên tuổi, tiền bạc, địa vị.

Thay vì tìm một chân lý, hãy tìm sự tuyệt đối ở nơi mình. Bởi, chân lý là để sống, chứ không phải để dạy.

Con người có ba thể chính là thể xác, thể vía, và thể trí tương ứng với ba cõi Hạ giới, Trung giới và Thượng Giới.

Một người không hiểu về triết lý sẽ chỉ là một hạng chiêm tinh tồi hay thầy bói hạ cấp.

Vạn vật trong vũ trụ dù ở cõi vô hình hay hữu hình được đều xếp hạng và phân loại theo quy mô của số 7. Tất cả mọi hình thức sinh hoạt trong dãy hành tinh hiện tại đều thuộc một trong 7 cung. Mỗi cung có 7 phân bộ hay 49 nhóm.

……

Trên đây là các trích dẫn, trích đoạn trong sách Hành Trình Về Phương Đông – Baird T. Spalding – Nguyên Phong dịch. Nếu các bạn thấy hay và hữu ích thì đừng quên mua sách giấy để ủng hộ Tác giả và Nhà xuất bản nhé!

LINK GIẢM GIÁ FAHASA T I K I SHOPEE

Những Cuốn Sách Hay trân trọng giới thiệu!

Video liên quan

Chủ Đề