So sánh nhà bê tông và tiền chế năm 2024

Từ xưa đến nay, việc xây nhà được coi là một việc vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người, bởi đó là thành quả lao động, tiết kiệm, dành dụm trong nhiều năm mới có được. Một số chủ đầu tư đang băn khoăn giữa hai loại hình xây dựng: Nhà ở thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép. Để giúp các chủ đầu tư có thể đưa ra quyết đinh đúng đắn và phù hợp với nhu cầu mong muốn của mình, nhà khung thép Dais xin phép được cung cấp một số thông tin liên quan đến nhà ở thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép để quý chủ đầu tư tham khảo.

Thép Dais sẽ giúp quý khách hiểu hơn về 2 loại hình xây dựng này, để quý chủ đầu tư có thể lựa chọn cho mình loại hình xây dựng phù hợp với công trình của mình và gia đình mình.

So sánh nhà bê tông và tiền chế năm 2024
Mẫu nhà ở thép tiền chế

Xem thêm:Sự Phát Triển Của Nhà Thép tiền Chế

Nhà Khung Thép 2021, Những Điều Bạn Cần Biết

Nội Dung Tóm Tắt Bài Viết

So sánh nhà bê tông và tiền chế năm 2024
Nhà ở tiền chế là gì?

Nhà ở thép tiền chế ( nhà ở khung thép, nhà ở khung thép tiền chế): kiểu nhà được xây dựng với khung và vật liệu bằng thép, việc lắp đặt được tiến hành dựa theo bản vẽ kiến trúc kỹ thuật. Khi thi công nhà khung thép gồm 3 giai đoạn chính : Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình.

2. Nhà bê tông cốt thép là gì ?

So sánh nhà bê tông và tiền chế năm 2024
Nhà bê tông cốt thép

Nhà bê tông cốt thép ( nhà bê tông truyền thống) là nhà được xây dựng dựa trên vật liệu chính là bê tông cốt thép.

Đây là loại vật liệu xây dựng phức hợp do hỗn hợp các loại vật liệu xây dựng và các chất phụ gia tạo nên bê tông tươi, bê tông thương phẩm kết hợp với cốt thép cùng tác dụng chịu lực với nhau tạo nên sản phẩm bê tông cốt thép. Trong đó, bê tông là vật liệu được tạo ra từ xi măng, cát sỏi được trộn với nước theo một tỷ lệ nhất định. Nếu chỉ có bê tông, thì loại vật liệu này có khả năng chịu nén khá nhưng khả năng chịu kéo lại rất kém. Vì vậy bê tông cốt thép là sự kết hợp hoàn hảo giữa bê tông và cốt thép – một loại vật liệu chịu kéo hoặc chịu nén đều tốt.

3. So sánh nhà ở thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép

3.1. Tiến độ thi công nhà ở thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép

So sánh nhà bê tông và tiền chế năm 2024
Thời gian thi công nhà khung thép nhanh hơn nhà bê tông cốt thép

  • Nhà bê tông truyền thống:

+ Tiến độ xây dựng nhà bê tông truyền thống phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

+ Nhà bê tông truyền thống khi đổ cột, đổ trần đều cần thời gian đợi khô mới có thể thi công tiếp những hạng mục khác, có rất nhiều công đoạn phụ. Vì vậy, thời gian xây nhà khá lâu.

  • Nhà ở thép tiền chế:

+ Tất cả các cấu kiện, linh kiện của nhà ở kung thép được sản xuất hàng loạt tại nhà máy sau đó được đưa đến địa điểm để lắp dựng.

+ Một số công đoạn thi công được tiến hành đồng thời nên việc tiến hành lắp giáp nhanh hơn so với việc phải tiến hành lần lượt từng bước như nhà bê tông cốt thép.

+ Nhà khung thép có thể thi công 1 mạch từ móng đến mái, không cấn ngắt quãng, trong khi nhà bê tông truyền thống cần thời gian chờ. Đối với quy trình thi công móng của 2 loại nhà này thì khá giống nhau. Nhưng nhà ở khung thép tiền chế được thi công bằng cách lắp ghép từ những vật tư có sẵn. Vì vậy, sau khi thi công có thể đưa vào sử dụng luôn.

+ Làm nhà khung thép hạn chế được các công đoạn phụ: Giảm được các công đoạn như ghép cột, dỡ cột, ghép cốt pha hay thậm chí là chát nhà. Nếu sử dụng tường nhẹ, gia chủ sẽ không cần vào áo như tường gạch.

+ Cách xây nhà ở khung thép cũng linh hoạt hơn nhà bê tông

+ Nhà khung thép được lắp ráp trong mọi điều kiện, hạn chế việc ảnh hưởng bởi thời tiết

+ Xây nhà ở khung thép tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với làm nhà bê tông cốt thép.

3.2. Chi phí xây dựng nhà ở thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép

So sánh nhà bê tông và tiền chế năm 2024
Nhà ở khung thép tiết kiệm chi phí nhân công hơn nhà bê tông truyền thống

  • Nhà bê tông cốt thép

+ Giá thành của vật tư tạo thành bê tông tương đối rẻ.

+ Thời gian thi công lâu nên chi phí dành cho công nhân cũng nhiều.

  • Nhà khung thép:

+ Gia thành vật tư đắt

+ Thời gian thi công nhanh gấp đôi nhà bê tông truyền thống nên sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nhân công.

Ngoài ra các công trình nhà khung thép có thể tiết kiệm được nhiều phụ phí như:

+ Phí thuê bãi tập kết vật liệu( vì nhà lắp ghép không sử dụng nhiều vật liệu rời)

+ Phí nước nôi, ăn uống, trà, thuốc của thợ thi công( do thời gian thi công nhanh )

+ Phí, thời gian dọn dẹp thi công ( do nhà khung thép sử dụng ít vật liệu rời nện hạn chế ô nhiễm, bụi bẩn)

Chính vì vậy, nhà khung thép giúp tiết kiệm nhiều phí hơn cho những công trình lớn.

3.3. Khả năng chịu lực của nhà ở thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép

So sánh nhà bê tông và tiền chế năm 2024
Khả năng chịu lực của nhà thép tiền chế tốt hơn

  • Nhà bê tông cốt thép:

+ Dễ dàng tính toán về thiết kế tải trọng công trình

+ Kết cấu bê tông cốt thép cố khả năng chịu lực tốt

+ Khả năng vượt nhịp thông dụng khoản 7m dài

Tùy nhiên, do yếu tố thi công trực tiếp tại công trình nên khó kiểm soát chính xác chất lượng sản phẩm theo yêu cầu đặt ra.

  • Nhà ở thép tiền chế:

+ Dễ dàng tính toán và thiết kế tải trọng với tiết diện nhỏ hơn rất nhiều so với nhà bê tông cốt thép.

+ Khả năng chịu lực kéo, nén, uốn, của thép cao hơn nhiều lần bê tông cốt thép.

+ Khả năng vượt nhịp linh động từ 9-13m

+ Độ chính xác cao, dễ dàng kiểm soát chất lượng do sản xuất các cấu kiện tại nhà máy bằng hệ thống máy móc hiện đại.

3.4. Khả năng kết hợp vật liệu cuả nhà ở thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép

So sánh nhà bê tông và tiền chế năm 2024
Khả năng kết hợp vật liệu của nhà ở tiền chế đa dạng hơn nhà bê tông cốt thép

  • Nhà bê tông cốt thép:

+ Là sự kết hợp của các loại vật liệu truyền thống như xi măng, bê tông cốt thép, gạch, cát, đá,..

  • Nhà ở thép tiền chế:

+ Ngoài vật liệu truyền thống, nhà thép tiền chế có khả năng kết hợp với các loại vật liệu siêu nhẹ và vật liệu mới thân thiện với môi trường.

3.5. Kiến trúc nhà ở thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép

  • Nhà bê tông cốt thép:
  • So sánh nhà bê tông và tiền chế năm 2024
    Biệt thự kiến trúc tân cổ

+ Phong cách kiến trúc chính là ưu điểm, điều mà nhà bê tông tự tin nhất khi đặt lên bàn cân so sánh với nhà khung thép. Bê tông giúp cho kiến trúc sư thiết kế cũng như thợ thi công ngay tại công trường có thể sáng tạo nên nhiều hình thù hoa văn khác nhau để trang trí cho ngôi nhà. Điều này cực kỳ cần thiết cho những mẫu nhà xây dựng theo phong cách kiến trúc tân cổ điển hay cổ điển, đây cũng là đặc trưng riêng mà chỉ có nhà bê tông mới có được. Những khối hoa văn uốn lượn hoa mĩ, phức tạp được nhân công ghép cốt pha, đổ bê tông ngay tại chỗ nên hình thù cũng đa dạng, muôn màu muôn vẻ chứ không hề khuôn mẫu là phải như này, không được như kia. Chính vì thế, nhà bê tông phù hợp với mọi phong cách kiến trúc, gia chủ có thích kiến trúc đơn giản mang đến vẻ đẹp tinh tế hiện đại hay kiến trúc kiểu pháp lộng lẫy, sang trọng thì ngôi nhà cũng thể hiện được trọn vẹn điều đó.

  • Nhà ở thép tiền chế:
  • So sánh nhà bê tông và tiền chế năm 2024
    Kiến trúc độc đáo của nhà ở thép tiền chế

+ Được sản xuất tại nhà máy theo tiết kế đã được duyệt sẵn, khó có thể tạo hình phức tạo như dạng hoa văn, phào chỉ.Nên nhà khung thép thiên về phong cách hiện đại.

3.6. Tuổi thọ của nhà ở thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép

  • Nhà bê tông cốt thép:
  • So sánh nhà bê tông và tiền chế năm 2024
    Nhà ở bê tông cốt thép

Nhà bê tông cốt thép đã có mặt ở Việt Nam từ lâu đời nên cũng dễ dàng tính được độ tuổi trung bình của nó. Theo tính toán của kiến trúc, tuổi thọ sẽ rơi vào từ 30 đến 40 năm kể từ khi ngôi nhà hoàn thiện, sau thời gian đó ngôi nhà sẽ bắt đầu xuống cấp. Đó là với những vật liệu thông thường, nếu ngôi nhà được đầu tư hơn về cả chất lượng vật tư và kỹ thuật xây dựng thì tuổi thọ có thể kéo dài lên đến 100 năm. Tuy nhiên, cũng phải đối mặt với hiện thực rằng dù có đến 100 tuổi thì ngôi nhà cũng phải tu sửa nhiều vì theo thời gian, nhất là với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam với mùa mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường thì ngôi nhà chắc chắn sẽ bị ấm mốc, những bức tường bê tông sẽ bị loang lổ do nước mưa ngấm.

  • Nhà ở thép tiền chế:
  • So sánh nhà bê tông và tiền chế năm 2024
    Nhà hát lớn Hà Nội

Nhà ở khung thép chưa phát triển như nhà bê tông truyền thống. Nhưng trước đó có rất nhiều công trình lớn tại nước ta được xây dựng bằng thép từ thời kỳ Pháp thuộc đến nay vẫn sừng sững, nổi tiếng nhất phải kể đến Nhà hát lớn. Công trình được xây dựng từ thế kỷ 20 nhưng đến nay là một trong những công trình có kiến trúc đẹp, trường tồn với thời gian. Như vậy, dù chưa biết nhà ở khung thép là gì thì chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc đồ sộ như vậy đã đủ thấy được thép có tuổi thọ bền lâu như thế nào. Nếu nhà bê tông chỉ sử dụng từ 30-40 năm thì nhà khung thép có tuổi đời chắc chắn là hơn trăm năm. Như vậy, chẳng phải xây một ngôi nhà tiền chế bằng thép sẽ lợi hơn nhiều so với nhà bê tông hay sao, không chỉ sử dụng một đời người mà còn có thể trải qua thời gian, nó sẽ tồn tại cũng với gia đình như một người bạn già trăm tuổi.

3.7. Công tác nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng của nhà ở thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép

So sánh nhà bê tông và tiền chế năm 2024
Nhà ở thép tiền chế dễ dàng cơi nới hơn nhà bê tông cốt thép

  • Nhà bê tông cốt thép:

Mất thời gian đục đẽo, khoan cấy, đổ bù khi cần nâng cấp, cơi nới .

  • Nhà khung thép :

Dễ dàng linh hoạt và nhanh chóng trong việc cơi nới, mở rộng không gian do các cấu kiện cũ đã được khoan lỗ, dễ dàng bắt bulong.

Công tác bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng thuận lợi .

3.8. Giá trị thanh lý và tái sử dụng của nhà ở thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép

  • Nhà bê tông cốt thép:

+ Giá trị thành lý thấp

+ Không có giá trị tái sử dụng

  • Nhà ở thép tiền chế:
  • So sánh nhà bê tông và tiền chế năm 2024
    Nha khung thép có thể tái sử dụng

+ Giá trị thanh lý cao, dễ sử dụng lại nếu muốn đổi địa điểm thì chỉ cần tháo dỡ và lắp lại.

4. Vậy nên xây nhà ở thép tiền chế hay nhà bê tông cốt thép ?

Nhà khung thép đã chứng tỏ được những ưu điểm ưu việt của mình so với loại hình nhà bê tông cốt thép truyền thống. Ngoài ra nhà thép tiền chế còn có khả năng chống thấm tốt nhờ hệ thống mái mối đứng, cùng thành phần thoát nước và các diềm mái.