So sánh về tình yêu của thế hệ trước và thế hệ trẻ qua bài hát Ông bà anh

Ngày 12.12, ngay sau khi kết thúc giờ làm bài kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn, hàng loạt học sinh Trường THPT Trường Chinh [Q.12, TP.HCM] đã chia sẻ trên mạng xã hội về nội dung đề kiểm tra trích lời bài hát  Ông bà anh của Lê Thiện Hiếu trong chương trình  Sing my song - Bài hát hay nhất làm ngữ liệu.

Ở phần Đọc hiểu đề yêu cầu học sinh trả lời 6 câu hỏi: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? Tình yêu của hai thế hệ trong văn bản có gì khác nhau? Lời bài hát đã bộc lộ tâm sự gì của tác giả? Tình yêu của ông bà ngày xưa được tái hiện qua hình ảnh, kí ức nào? Những câu được gạch chân trong văn bản đã đề cập đến hiện tượng gì ở một số người trong cuộc sống hiện nay? Chỉ ra và phân tích một biện pháp tu từ trong văn bản?

Ở phần Làm văn, đề thi cho rằng bài hát Ông bà anh đang rất được nhiều bạn trẻ yêu thích. Có người cho rằng Đừng ai bận lòng so sánh tình yêu xưa - tình yêu nay làm gì. Dù ngày xưa hay ngày nay thì tình yêu vẫn đẹp như nó vốn thế mà thôi. Hãy viết 1 đoạn văn [khoảng 200 từ] trình bày suy nghĩ của các bạn về câu nói trên.

Một học sinh chia sẻ trên facebook của mình rằng: “Thích tóa, mình vừa làm bài vừa nghêu ngao hát”. Còn một học sinh lớp 10 đọc đề kiểm tra của các anh chị lớp 12 liền thể hiện mong muốn: “Ước gì “Điện máy xanh” cũng vào đề thi”.

Chia sẻ về đề thi, giáo viên Dương Ngọc Yến, Tổ trưởng tổ văn Trường THPT Trường Chinh [Q.12], cho biết: “Đề thi do các thành viên tổ ngữ văn lên ý tưởng và biên soạn. Với mục tiêu vừa kiểm tra kiến thức của học sinh mà vẫn giúp học sinh giảm bớt áp lực nên các thành viên mạnh dạn đưa bài hát đang được học sinh yêu thích, gần gũi”.

Ngoài ra theo cô Ngọc Yến, qua ca từ bài hát thể hiện giá trị nhân văn, giúp học sinh hiểu được tâm tư, tình cảm của thế hệ đi trước có phần đối lập với giới trẻ hiện nay. Từ đó giáo dục học sinh không chạy theo vật chất, thế giới ảo.

Đề thi này không đòi hỏi học sinh học thuộc mà đòi hỏi nắm vững kỹ năng, mạnh dạn thể hiện suy nghĩ.

B.Thanh

Lãnh đạo trường THPT Trường Chinh, TP.HCM đưa bài hát "Ông bà anh" của Lê Thiện Hiếu vào đề thi học kỳ I môn Ngữ văn. Môn thi này diễn ra sáng 12/12.

Đề thi trích dẫn toàn bộ lời bài hát với câu hỏi liên quan phong cách ngôn ngữ của văn bản, tình yêu của hai thế hệ có gì khác nhau, tâm sự tác giả muốn bộc lộ, tình yêu của ông bà ngày xưa được tái hiện qua hình ảnh, ký ức nào?...

Phần làm văn là câu hỏi về kiến thức xã hội: Ông bà anh đang rất được nhiều bạn trẻ yêu thích. Có người cho rằng "Đừng ai bận lòng so sánh tình yêu xưa - tình yêu nay làm gì. Dù ngày xưa hay ngày nay thì tình yêu vẫn đẹp như nó vốn thế mà thôi". Đề yêu cầu học sinh viết đoạn văn suy nghĩ về câu nói trên.

Đề thi học kỳ hỏi về "Ông bà anh". Ảnh: Diễn đàn Học văn - Văn học.

Cô Dương Ngọc Yến - Tổ trưởng bộ môn Văn trường THPT Trường Chinh TP.HCM - xác nhận đó là đề thi đợt kiểm tra học kỳ I sáng nay. 

"Bài hát này rất nổi tiếng trong giới trẻ. Thầy cô thấy học trò hát ca khúc này nhưng nhiều em chưa hiểu hết thông điệp. Nhà trường đưa vào phần đọc hiểu là muốn hướng học sinh đến tình yêu đẹp, ý nghĩa", cô Yến cho biết.

Theo nữ giáo viên, đề thi hoàn toàn phù hợp và có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh lớp 12. Đề không bó buộc các em vào khuôn khổ hay phải học vẹt mà xuất phát từ tình cảm suy nghĩ chân thật. Cách chấm điểm của nhà trường dựa trên sự hiểu biết và suy nghĩ của học trò.

Đề thi Văn được nhiều học trò đánh giá có sự sáng tạo và thú vị. Ảnh: Diễn đàn Học văn - Văn học.

Thầy Trịnh Quỳnh - tác giả bộ sách chiến thuật môn Ngữ văn - bày tỏ thông thường, các đề thi sẽ né tránh chủ đề liên quan tình yêu học trò. Song với đề thi này, giáo viên chủ động định hướng cách sống, tình yêu cho học sinh.

"Cách ra đề nghị luận xã hội kiểu phản đề giúp học sinh suy luận đa chiều. Câu hỏi phần đọc hiểu đúng chuẩn và khai thác hết nội dung của văn bản. Hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh phải sử dụng nhiều chiến thuật để làm bài", nam giáo viên nhận định.

Theo Zing

Ông bà anh được chàng trai chuyển giới Lê Thiện Hiếu thể hiện trong tập đầu tiên của chương trình Sing my song - Bài hát hay nhất, phát sóng cuối tuần qua. 

Chỉ trong vòng ba ngày, video phần biểu diễn của Thiện Hiếu đã có tới hơn 3 triệu lượt xem và 29.000 nghìn lượt yêu thích trên Youtube. Facebook của thí sinh này cũng có lượt theo dõi tăng nhanh chóng, từ 3.000 lên hơn 73.000 lượt.

Câu chuyện chuyển giới của thí sinh đến từ Thái Nguyên giúp anh được chú ý trong chương trình. Tuy nhiên, theo nhạc sĩ Giáng Son, đó không phải yếu tố chính khiến bài hát trở thành "hit".

Tác giả Giấc mơ trưa đánh giá Ông bà anh là một ca khúc tuyệt vời. Chị nhận định: "Lê Thiện Hiếu biết cách chọn chủ đề hấp dẫn, mang hơi thở thời đại. Đó là sự xa cách của con người trong kỷ nguyên công nghệ. Thí sinh này cũng có một điểm nhìn đặc biệt. Hiếu phát hiện ra sự khác biệt thú vị giữa các thế hệ, từ đó, cậu đã phát triển phép so sánh này thành một cấu tứ ý nghĩa, sâu sắc và hợp lý".

Lê Thiện Hiếu chia sẻ, anh sáng tác bài hát vào khoảng thời gian gặp rắc rối trong tình yêu. Cùng lúc đó, Hiếu được nghe bà kể lại câu chuyện tình của ông bà trước kia. Anh nảy ra ý tưởng viết bài hát để mọi người thấy được sự khác biệt giữa tình yêu xưa và nay. 

Lê Thiện Hiếu và bà - người được cho là cảm hứng giúp anh sáng tác ca khúc.

Chàng trai sinh năm 1995 chia sẻ: "Trước kia, khi không có công nghệ, chuyện hẹn hò trong một vài giây cũng là hạnh phúc rồi. Ngày nay, người ta dễ dàng dành cho nhau những lời yêu thương qua điện thoại, qua tin nhắn mà vô tình không trân trọng những giây phút ở bên nhau".

Để truyền tải thông điệp này, Thiện Hiếu đã phác họa lên hai bức tranh đối lập. Ở bức tranh thứ nhất, người nghe được chiêm ngưỡng mối tình thời bao cấp giản dị, mộc mạc qua lời tâm sự của chàng trai dành cho cô gái mình yêu: 

"Ông bà anh yêu nhau thời chưa có tiviÔng bà anh yêu nhau thời chưa có xe hơiÔng thường đưa bà anh đi dạo quanhTrên con ngựa sắt Thống Nhất màu xanh…"Trong mắt Thiện Hiếu, "tình yêu ngày xưa đẹp lắm". Đó là "những dòng thư tay viết vội, những lời ngây ngô đầu môi", là khoảnh khắc con người chỉ cần "chạm tay nhau một giây thôi là nhớ nhau cả đời".Chàng trai 9X mơ ước có một "tình yêu tươi xanh" giống như "ông bà anh". Nó trái ngược hoàn toàn với tình yêu "thời xe máy ô tô", "thời Facebook, Zalo" của giới trẻ ngày nay. Ai cũng mải miết "sống gấp", "sống vội". Có những khi, cả hai gần kề bên nhau nhưng mỗi người đều chìm đắm trong thế giới riêng:"Anh và em yêu nhau ngày tháng trôi mau vìTa chẳng nói chuyện gì với nhauNgồi bên nhau cầm điện thoại thật lâu

Và có nhiều lúc em giận dỗi khi, anh chẳng muốn khoe em với thiên hạ hiếu kỳ…"


Lời ca khúc Ông bà anh vừa dịu dàng, trìu mến, vừa có nét hài hước, hóm hỉnh. Tất cả được cấu thành bởi hệ thống ngôn từ dung dị, tựa như "lời ăn tiếng nói" hàng ngày. Điều này khiến bài hát dễ đi sâu vào lòng người.

Nhiều người cho rằng, sự thành công của Ông bà anh cho thấy người Việt vẫn hướng đến những tình cảm giản dị, ấm áp. Ca khúc ảnh hưởng tích cực khi nhắc nhở người ta sống với những giá trị thật trong thời đại nhiều thứ ảo.

Lê Thiện Hiếu nhận được "cơn mưa" lời khen từ ban giám khảo với phần thể hiện ca khúc "Ông bà anh". 

Bên cạnh thông điệp ý nghĩa, ca từ đẹp, Ông bà anh còn có khả năng "gây nghiện" bởi giai điệu đậm chất reggae vui nhộn. Reggae là thể loại âm nhạc có nguồn gốc từ Jamaica, được phát triển vào cuối những năm 1960, pha trộn nhiều màu sắc âm nhạc khác nhau như R&B, Jazz, Ska.

Reggae khiến người nghe cảm thấy thư thái, tự do, vui vẻ và muốn nhún nhảy theo điệu nhạc. Khi thưởng thức nhạc Reggae, người nghe có thể rũ hết buồn phiền của cuộc sống thường ngày để cùng nhau tận hưởng sự thoải mái, tự do trong từng giai điệu, ca từ. Đó chính là tinh thần mà Lê Thiện Hiếu hướng đến trong ca khúc Ông bà anh.

Nhạc sĩ Đức Trí nhận xét Thiện Hiếu đạt tới đỉnh cao của giải trí, khi biết cách đặt vấn đề và truyền tải cảm xúc đến người nghe. Cùng đó, ngoại hình đẹp, nam tính, sáng sân khấu và câu chuyện về chuyển giới tạo nên công thức hoàn hảo cho thành công của Thiện Hiếu với ca khúc Ông bà anh.

Ngày 12.12, ngay sau khi kết thúc giờ làm bài kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn, hàng loạt học sinh Trường THPT Trường Chinh [Q.12, TP.HCM] đã chia sẻ trên mạng xã hội về nội dung đề kiểm tra trích lời bài hát Ông bà anh của Lê Thiện Hiếu trong chương trình Sing my song - Bài hát hay nhất làm ngữ liệu.

Ở phần Đọc hiểu đề yêu cầu học sinh trả lời 6 câu hỏi: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? Tình yêu của hai thế hệ trong văn bản có gì khác nhau? Lời bài hát đã bộc lộ tâm sự gì của tác giả? Tình yêu của ông bà ngày xưa được tái hiện qua hình ảnh, kí ức nào? Những câu được gạch chân trong văn bản đã đề cập đến hiện tượng gì ở một số người trong cuộc sống hiện nay? Chỉ ra và phân tích một biện pháp tu từ trong văn bản?

Ở phần Làm văn, đề thi cho rằng bài hát Ông bà anh đang rất được nhiều bạn trẻ yêu thích. Có người cho rằng Đừng ai bận lòng so sánh tình yêu xưa - tình yêu nay làm gì. Dù ngày xưa hay ngày nay thì tình yêu vẫn đẹp như nó vốn thế mà thôi. Hãy viết 1 đoạn văn [khoảng 200 từ] trình bày suy nghĩ của các bạn về câu nói trên.

Một học sinh chia sẻ trên facebook của mình rằng: “Thích tóa, mình vừa làm bài vừa nghêu ngao hát”. Còn một học sinh lớp 10 đọc đề kiểm tra của các anh chị lớp 12 liền thể hiện mong muốn: “Ước gì “Điện máy xanh” cũng vào đề thi”.

Đảm bảo độ khó của mỗi đề thi như nhau

Trả lời PV Thanh Niên, PGS-TS Nguyễn Phương Nga [ảnh], Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục [thuộc Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN], với mức độ ứng dụng khoa học đo lường giáo dục hiện đại để làm đề thi trắc nghiệm như hiện nay sẽ có sự tương đồng về độ khó giữa các đề thi.


Chia sẻ về đề thi, giáo viên Dương Ngọc Yến, Tổ trưởng tổ văn Trường THPT Trường Chinh [Q.12], cho biết: “Đề thi do các thành viên tổ ngữ văn lên ý tưởng và biên soạn. Với mục tiêu vừa kiểm tra kiến thức của học sinh mà vẫn giúp học sinh giảm bớt áp lực nên các thành viên mạnh dạn đưa bài hát đang được học sinh yêu thích, gần gũi”.

Ngoài ra theo cô Ngọc Yến, qua ca từ bài hát thể hiện giá trị nhân văn, giúp học sinh hiểu được tâm tư, tình cảm của thế hệ đi trước có phần đối lập với giới trẻ hiện nay. Từ đó giáo dục học sinh không chạy theo vật chất, thế giới ảo.

Đề thi này không đòi hỏi học sinh học thuộc mà đòi hỏi nắm vững kỹ năng, mạnh dạn thể hiện suy nghĩ.

[VIDEO] Thiện Hiếu 'Ông bà anh' hát tặng cô giáo trẻ trường chuyên bị ung thư

Lê Thiện Hiếu dành ra một đêm để sáng tác ca khúc ý nghĩa dành tặng một cô giáo trẻ mắc bệnh ung thư trầm trọng, đang dạy Văn ở trường THPT Thái Bình với mong muốn giúp cô có thêm nghị lực sống.


Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề