So sánh viêm khớp dạng thấp và gout năm 2024

Rất khó để phân biệt viêm khớp vảy nến với viêm khớp dạng thấp nếu người bệnh không có phát ban. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt 2 bệnh trên dựa vào các yếu tố sau:

– Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm đối xứng (tổn thương đến các khớp ở cả hai bên cơ thể), trong khi viêm khớp vẩy nến có xu hướng viêm bất đối xứng và gây tổn thương da.

– Ở viêm khớp dạng thấp, tình trạng sưng thường xảy ra tuyến các khớp, trong khi viêm khớp vẩy nến thường sưng ở ngón tay và ngón chân.

Lupus

Bệnh lupus ban đỏ có thể ảnh hưởng đến hệ thống các khớp xương trong cơ thể gây đau khớp xương. Tuy nhiên, bệnh lupus chỉ ảnh hưởng đến các khớp ở một bên, trong khi viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đều cả 2 bên.

Xơ cứng bì

So sánh viêm khớp dạng thấp và gout năm 2024

Viêm khớp dạng thấp và xơ cứng bì thường có triệu chứng tương tự nhau là đau khớp. Tuy nhiên người bị xơ cứng bì thường kèm theo triệu chứng da chuyển màu, lâu dần da ngón tay khô cứng, dày lên.

Viêm mạch

Viêm mạch là tình trạng viêm các mạch máu. Viêm mạch gây ra những thay đổi trong thành của các mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, thu hẹp và sẹo. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm mạch khác nhau tùy thuộc vào mạch máu và hậu quả, hệ thống cơ quan bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, dấu hiệu và triệu chứng chung của viêm mạch bao gồm: Sốt, mệt mỏi, giảm cân, đau cơ và khớp, mất cảm giác ngon miệng.

Bệnh gout

So sánh viêm khớp dạng thấp và gout năm 2024

Do cùng có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm viêm khớp dạng thấp với Bệnh gout. Tuy nhiên, bệnh gout và viêm khớp khác nhau là bệnh gout có biểu hiện đau dữ dội, kéo dài khoảng 3 – 5 ngày. Trong khi đó, bệnh viêm khớp dạng thấp thì cường độ đau nhẹ hơn nhưng bệnh hay tái đi tái lại.

Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là một bệnh tự miễn toàn thân trong đó các tế bào miễn dịch tấn công và phá hủy các tuyến ngoại tiết sản xuất nước mắt và nước bọt, gây khô mắt và khô miệng. Khi mắc hội chứng Sjogren, người bệnh cũng có thể bị đau khớp. Ngoài ra, nhiều người mắc hội chứng Sjogren bị viêm khớp dạng thấp. Để phân biệt 2 bệnh này, người bệnh phải đến bệnh viện và làm các xét nghiệm chuyên biệt.

Đau cơ xơ hóa

Fibromyalgia hay đau cơ xơ hóa là tình trạng đau mạn tính trong cơ bắp, gân và khớp. Triệu chứng thường kèm theo là mất ngủ, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, rối loạn chức năng đường ruột. Đau cơ xơ hóa cũng gây đau xương khớp nhưng nó không gây ra tình trạng viêm ở khớp xương, cơ bắp hay các mô khác.

Do vậy, người bệnh cần đi khám kịp thời khi có các cơn đau để xác định rõ bệnh lý mình đang mắc phải, từ đó bác sỹ có hướng điều trị thích hợp với từng loại bệnh lý.

Tới khoa Cơ – xương – khớp của Bệnh viện Đông Đô bạn hoàn toàn yên tâm bởi được chính đội ngũ tiến sỹ, bác sỹ giàu kinh nghiệm, tận tâm thăm khám. Bên cạnh đó, chúng tôi có đầy đủ thiết bị hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý chính xác như: Máy đo loãng xương thế hệ mới, máy chụp X-quang kỹ thuật số,..cũng như đầy đủ các dịch vụ xét nghiệm liên quan.

Các triệu chứng của gout như sưng, đau, cứng khớp gần giống với các bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, thoái hóa khớp…

Bệnh gout là một loại viêm khớp gây ra các triệu chứng như đau dữ dội, sưng đỏ, nóng xung quanh các khớp bị ảnh hưởng. Gout thường xảy ra ở khớp ngón chân cái nhưng cũng có thể ở các khớp khác. Do đó, gout dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp có triệu chứng tương tự dưới đây.

Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng ống cổ tay xảy ra do áp lực lên dây thần kinh giữa. Khi dây thần kinh giữa bị chèn ép, người bệnh sẽ cảm nhận các triệu chứng như ngứa ran, tê ở ngón tay hoặc bàn tay. Ngón út và ngón đeo nhẫn có thể bị tê như điện giật. Cảm giác này lan dần từ cổ tay lên cánh tay. Một số người mắc hội chứng ống cổ tay còn bị yếu cơ tay, khó khăn khi cầm nắm đồ vật.

Các triệu chứng trên dễ nhầm lẫn với bệnh gout cổ tay. Những người bị gout cổ tay thường cảm thấy gân xung quanh cổ tay bị đau mỗi đợt bùng phát gout. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng tới một hoặc 2 cổ tay, lan tới bàn tay của bệnh nhân.

So sánh viêm khớp dạng thấp và gout năm 2024

Gout cổ tay dễ nhầm lẫn với hội chứng ống cổ tay. Ảnh: Freepik

Thoái hóa khớp: Đây là dạng viêm khớp phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Bệnh có thể làm hỏng bất kỳ khớp nào trên cơ thể nhưng các khớp ở tay, đầu gối, hông và cột sống dễ ảnh hưởng nhất. Giống như gout, các triệu chứng thoái hóa khớp điển hình là đau nhức, cứng khớp. Triệu chứng biểu hiện rõ rệt nhất vào sáng sớm hoặc sau thời gian dài không vận động. Các khớp bị mất tính linh hoạt, sưng tấy do viêm mô mềm xung quanh khớp. Triệu chứng viêm xương khớp phát triển chậm và trầm trọng hơn theo thời gian.

Bệnh giả gout: Bệnh giả gout cũng là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng sưng đau đột ngột ở một hoặc nhiều khớp. Các đợt đau thường kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần. Về cơ chế, bệnh giả gout xảy ra do lắng đọng canxi pyrophosphate. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến đầu gối. Một số trường hợp giả gout có thể ảnh hưởng đến cổ tay và mắt cá chân.

Triệu chứng của bệnh giả gout bao gồm: sưng khớp, nóng và đau dữ dội các khớp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khác với gout, bệnh này không liên quan đến chế độ ăn uống. Bệnh thường phát triển đột ngột, tạo ra các hạt tophi và các vết sưng trắng dưới da. Giả gout chủ yếu được phát hiện qua chụp X-quang. Các phương pháp điều trị thường tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng hơn là loại bỏ bệnh.

Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp (RA) là một tình trạng tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô nối các khớp. Bệnh gây ra các triệu chứng sưng đau, viêm và biến dạng khớp.

Viêm khớp dạng thấp và bệnh gout có nhiều điểm chung, đều gây sưng, đau và cứng khớp. Tuy nhiên, 2 bệnh lý này cũng có nhiều điểm khác nhau để phân biệt. Cụ thể, gout ảnh hưởng chủ yếu đến các khớp, trong khi RA có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả da, mắt và tim. Cơn đau do viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu ở các khớp nhỏ hơn như bàn tay và bàn chân, sao đó lan đến các khớp cổ tay, khuỷu tay, vai, mắt cá chân, đầu gối. Trong khi bệnh gout thường bắt đầu bằng một cơn đau đột ngột, nghiêm trọng...

Với từng loại bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, khi có các triệu chứng đau, sưng nghi ngờ do gout, người bệnh nên sớm đi khám để xác định chính xác nguyên nhân. Việc tự ý chẩn đoán và dùng thuốc không theo chỉ định có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.