Suy nghĩ gì về việc người học tự đặt ra các câu hỏi để khám phá tri thức mới

Bạn biết không, tự học có công dụng tuyệt vời là giải phóng bạn khỏi công việc mà bạn không yêu thích, khỏi lớp học mà bạn không có hứng thú để học, và nó kỹ năng cốt lõi của thế kỷ 21 và những thế kỷ tới đó nhé!

Trong bài viết này, FiClasse sẽ chia sẻ với bạn một số cách hay ho để duy trì tinh thần tự học của mình. Hy vọng sẽ có ích cho bạn!

  1. Hiểu rõ tại sao bạn muốn học

Thật khó để tự học khi mà bạn chẳng hiểu mình học để làm gì và không có động lực để học. 

Bạn phải làm rõ lý do của mình, khiến nó trở nên thật mạnh mẽ để mỗi lần nghĩ đến là trong người bạn lại có một nguồn năng lượng trào dâng, khiến bạn yêu sự học vô cùng, khiến bạn cảm thấy thật háo hức, và bạn hạnh phúc vì cảm giác yêu việc học đó. Lý do này là thứ khiến bạn như muốn wow lên mỗi lần bạn được tiếp cận với một điều mới lạ hoặc học hỏi được điều gì đó hay ho mà bạn chưa hề biết.

Khi lý do muốn học của bạn cứ lớn dần lên, trong người bạn sẽ có sự thay đổi. Bạn sẽ chủ động tìm kiếm tri thức, thay vì chờ đợi một áp lực từ bên ngoài thúc giục bạn. 

Ít nhất 12 năm đèn sách khiến bạn bị ám ảnh bởi học là phải ngồi vào bàn, mở sách, mở vở ra, đọc và cặm cụi viết, phải ghi nhớ, phải học thuộc lòng… Suy nghĩ việc học diễn ra một cách truyền thống này sẽ là rào cản ngăn trở bạn tự học. 

Tự học hoàn toàn khác. Không có sự ép buộc nào cả. Tự học là bạn thích học và học cho chính bạn. Tự học có thể diễn ra một cách chậm rãi hoặc nhanh tùy theo khả năng của bạn. Tự học có thể học từ sách, tivi, báo chí, Internet, học từ người khác; học qua nghe, qua đọc, qua xem hình ảnh, qua xem video, qua vẽ, qua viết… Tự học diễn ra mọi nơi, mọi lúc.

Với mỗi cách học, đừng chỉ thực hiện vài lần mà đã khẳng định một phương pháp nào đó không hợp. Bạn phải dành ra vài tháng, hoặc ít nhất nửa năm thì mới có kết quả chính xác được.

  1. Học những gì bạn yêu thích

Để tự học thì trước hết, nên học những gì mình yêu thích và sát với công việc, mục tiêu hiện tại trước. Theo cách này, bạn sẽ có động lực để tiếp tục chinh phục sự tự học hơn, dù đôi khi vẫn cảm thấy chán nản. Nếu học thứ gì đó xa vời thì sớm thôi, bạn sẽ muốn dừng lại ngay đấy.

Tip này “rất cũ” rồi nhưng nó luôn mới với những người ít thực hiện và luôn đúng. Khi bạn có nhiều câu hỏi trong đầu, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. “Tại sao lại thế này?,” “Tại sao lại thế kia?”… Không còn cách nào khác, bạn buộc phải nhảy ra khỏi giường, bật máy tính lên và tự tìm tòi hoặc tìm một người nào đó giúp đỡ bạn giải đáp thắc mắc. 

Nếu bạn dễ dàng thỏa mãn với mọi thứ người khác chỉ cho bạn hoặc chấp nhận một cách hời hợt về điều bạn đã nghe, chỉ vì bạn lười suy nghĩ hay lười đặt câu hỏi thì bạn không thể nào rèn luyện tinh thần tự học được.

Kỷ luật là thứ mà nhiều người quan tâm nhất khi kể đến tự học. Bởi vì khi không có người giám sát, theo dõi dễ làm cho chúng ta “có cơ hội” lơ là, bỏ bê việc học. Tuy nhiên, nếu rèn luyện được kỷ luật thì việc tự học sẽ vô cùng hiệu quả.

Bạn có thể:

  • Đặt thời gian học mỗi ngày. Chẳng hạn, nếu mới bắt đầu tự học, bạn đặt ra mỗi ngày học 15, 30 phút, 1 tiếng…, tùy theo khả năng của bạn.
  • Lập sổ theo dõi việc học. Ngày nào hoàn thành sẽ đánh dấu hoặc sử dụng ký hiệu đặc biệt nào đấy để thể hiện nó. Hãy tưởng tượng đến cuối tuần, nhìn vào sổ thấy ngày nào cũng được đánh dấu, chắc chắn bạn sẽ vô cùng sung sướng và có động lực để duy trì học tập vào tuần sau hơn nhiều.
  • Tham gia nhóm tự học. Nhờ có Facebook nên việc tìm kiếm nhóm tự học không phải là khó. Bạn có thể tìm kiếm cho mình một nhóm phù hợp để kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm tự học, trao đổi tài liệu, thảo luận, lấy động lực tự học và giúp nhau rèn luyện kỷ luật. Chẳng hạn như đến giờ học sẽ nhắn tin cho nhau hay sáng sẽ nháy máy nhau dậy sớm học.
  1. Ghi chép những gì đã học được

Mình rất thích ghi chép. Ghi chép và lặp đi lặp lại thói quen này giúp mình rèn luyện nhiều thứ, không đơn thuần chỉ là ghi nhớ sâu điều đã học. Bạn có thể sắm những cuốn sổ và chiếc bút thật xinh, đặt ngay trên bàn học để mỗi khi học, nếu có điều gì đó thú vị, hữu ích thì ghi chép ngay vào sổ.

  1. Chia sẻ với người khác điều bạn học được

Cảm giác biết thứ gì đó hay ho mà bạn bè chưa biết để rồi nói với họ sẽ làm bạn yêu việc học biết bao. Không phải để thể hiện rằng mình “biết hơn người” mà sự chia sẻ giúp mình hiểu mình học là có ích cho những người xung quanh, chứ không phải chỉ có lợi cho mình.

Đây là 7 bí quyết mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày. Nghe có vẻ đơn giản nhưng chúng là chìa khóa giúp bạn luôn hào hứng học hỏi, tìm tòi. Khi 7 điều này đã ăn sâu vào người bạn, chúng sẽ trở thành “ngọn lửa” luôn cháy lên trong người bạn ngay cả khi những người khác cho rằng “chúng chẳng có ích”. FiClasse chúng bạn thành công trên con đường chinh phục tri thức và ước mơ nhé!

– Thanh Ngân –

Tại Hội thảo Đào tạo Thực hành PEN 2019 vừa qua, Tiến sĩ Ryan-Derby Talbot, Giám đốc Học thuật cùng Tiến sĩ Samhitha Raj, Giảng viên tại Đại học Fulbright Việt Nam đã giới thiệu về phương pháp học tập và giảng dạy dựa trên sự tìm tòi, khám phá. Đến với PEN 2019, các thầy cô đến từ khắp cả nước có cơ hội nhập vai người học để hiểu rõ hơn tại sao phương pháp này lại đang là xu hướng giáo dục được khuyến khích và nhân rộng trên toàn thế giới.

Học thông qua tìm tòi, khám phá

Trong một lớp học thụ động, dòng chảy thông tin chỉ theo một chiều từ thầy đến trò. Thầy giáo là người đưa ra quyết định lớp sẽ học như thế nào, nội dung kiến thức ra sao và là người nắm uy quyền trong lớp. Trong khi đó, cách học chủ động cho phép thông tin chảy theo hai chiều: từ giáo viên đến học sinh và ngược lại.

Học dựa trên sự tìm tòi khám phá cần có hai yếu tố chính: yếu tố kiến lập, trong đó học sinh tự hình thành nhận thức về một vấn đề nhất định và yếu tố tương tác, trao đổi giữa các học sinh trong lớp với nhau. Một trong những phương pháp đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới hiện nay chính là POGIL [Process Oriented Guided Inquiry Learning] – phương pháp học tập trung vào quá trình, dựa vào việc đặt câu hỏi có định hướng.

Với POGIL, thay vì giải thích một loạt các khái niệm mới ngay từ đầu buổi học, giáo viên sẽ để cho học trò có thời gian băn khoăn, suy nghĩ và tự hình thành những nhận thức cơ bản trước. Từ những vấn đề mà giáo viên nêu ra, học viên được tự lên ý tưởng, thảo luận và phát triển ý tưởng của mình – chính họ mới là trung tâm của lớp học. POGIL hướng đến hình thành các kỹ năng xử lý kiến thức trong quá trình học tập hơn là chỉ đạt được chuẩn kiến thức đầu ra.

Bằng cách đưa ra những bộ câu hỏi kích thích tư duy phản biện, giáo viên dẫn dắt học trò từ sự “Khám phá”, cho đến “Hình thành khái niệm” và cuối cùng là “Áp dụng” – ba bước tạo nên chu kỳ học tập hiệu quả. Thực tế giảng dạy đã cho thấy, không phải những câu trả lời hay các thuật ngữ, khái niệm, chính những câu hỏi này mới là điều khai mở khả năng tư duy và tiếp thu của học trò.

Nhiều thầy cô đến với PEN 2019 đã tỏ ra rất ấn tượng với POGIL, bởi phương pháp này còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Tham gia vào lớp học của Tiến sĩ Ryan và Samhitha, các thầy cô đã thử cùng nhau giải những bài toán kinh tế cơ bản như tính lãi suất ngân hàng, lãi suất bảo hiểm, rủi ro vay nợ… Không có công thức nào được cho sẵn, và bởi lĩnh vực tài chính-ngân hàng vốn không thuộc chuyên môn của các nhà giáo, điều này đã trở thành động lực kích thích trí tò mò, thôi thúc mọi người cùng thảo luận đầy hăng say, tranh luận về những trường hợp khác nhau rồi cùng trình bày trước lớp để đi đến một đáp số thống nhất.

Tiến sĩ Derby-Talbot

Một giáo viên chia sẻ: “Lúc nghe giảng 45 phút đầu tôi cảm thấy hơi hoang mang và rất nhiều câu hỏi đã diễn ra trong đầu, tuy nhiên đến cuối buổi thực hành tôi đã gỡ được hết các nút thắt.” Bên cạnh đó, nhiều thầy cô bộc bạch mong muốn tiếp tục tìm hiểu thêm về POGIL: “Ngày hôm đó chúng tôi tiến hành hoạt động vượt quá dự kiến thời gian của BTC. Nếu không vì sợ cô Samhitha Raj mệt vì đã quá giờ thì chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục trao đổi.”

Học thụ động, cả thầy và trò cùng vui?

Nhiều kết quả điều tra cho thấy với cách học thụ động – thầy nói, trò nghe, mức độ hài lòng của cả học sinh và giáo viên đều cao hơn khi học chủ động. Lý giải điều này, Tiến sĩ Ryan Derby-Talbot cho biết, cách học thụ động thường tạo cho thầy và trò cảm giác thoải mái hơn, bởi họ được phép “lười biếng” trong vùng an toàn của mình.

Thông thường, thầy giáo dành phần lớn thời gian đứng trên bục giảng, truyền đạt cho học sinh những nội dung kiến thức đã được đóng khung sẵn sau đó giao bài tập cho các em làm. Trong khi đó, học trò chỉ cần cắm cúi ghi chép và học thuộc lòng các lý thuyết, công thức, ít khi cần thực sự động não. Với cách học chủ động, người dạy cần sáng tạo và đầu tư nhiều hơn vào thiết kế các hoạt động trên lớp, còn người học buộc phải tư duy và tham gia năng nổ hơn vào bài. Cách học này đem lại nhiều thách thức, đòi hỏi học sinh phải vận động trí não nhiều hơn và có thể khiến họ lầm tưởng rằng khả năng học tập của mình đang kém dần đi.

Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Harvard đã sử dụng phương pháp đối chứng ngẫu nhiên để so sánh mức độ tiếp thu do sinh viên tự đánh giá với khả năng thực học của họ, từ đó rút ra kết luận: các sinh viên trong môi trường học chủ động trên thực tế học được rất nhiều, dù cho họ cảm thấy rằng mình học được ít hơn so với khi học trong môi trường bị động truyền thống.

Hơn ai hết, Tiến sĩ Ryan Derby-Talbot là người hiểu rõ nhất điều này. Từng được trao danh hiệu Giảng viên Xuất sắc nhất tại Đại học Mỹ ở Cairo, Ai Cập, Ryan đã vô cùng ngỡ ngàng khi lắng nghe những chia sẻ chân thành của một sinh viên. Kết thúc khóa học, cậu sinh viên ấy thú nhận rằng mình thực sự chẳng còn nhớ được gì, mặc dù đó là một sinh viên xuất sắc luôn lắng nghe và làm bài kiểm tra rất tốt trên lớp. Khi ấy, Ryan vỡ lẽ rằng dù người thầy có giảng bày cuốn hút và truyền cảm đến đâu, những sinh viên học một cách bị động cũng khó có thể tiếp thu và nhớ kiến thức lâu dài.

Quan trọng hơn, ngoài kiến thức về bài học, học trò còn có thể rèn luyện nhiều kỹ năng khác trong quá trình học dựa trên tìm tòi, khám phá.

Các giáo viên tham gia phân tích tình huống

Các thầy cô tham gia PEN 2019 cùng tham gia phân tích bốn tình huống lớp học giả định, với mức độ tương tác trong lớp học tăng dần. Ở tình huống đầu tiên, giáo viên giao cho học sinh trả lời một số câu hỏi trong khoảng thời gian nhất định – một tình huống dường như rất quen thuộc trong các lớp học phổ thông hiện nay. Ở tình huống này, học sinh hoàn toàn ở thế bị động và luyện tập được rất ít kỹ năng xử lý. Còn ở tình huống thứ tư, giáo viên chỉ lắng nghe trong khi học sinh thảo luận và phản biện lẫn nhau về vấn đề ô nhiễm môi trường.

Các thầy cô đã nhận thấy chính ở tình huống cuối cùng, mặc dù giáo viên gần như không tham dự vào cuộc thảo luận của học sinh, các em lại có thể luyện tập được nhiều kỹ năng nhất, từ kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, xử lý thông tin cho đến kỹ năng đánh giá và tự đánh giá. Đây là các kỹ năng xử lý giúp học sinh thu nhận, diễn giải và áp dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong cuộc sống.

Vai trò của người thầy trong lớp học chủ động

Nhiều thầy cô sau khi tham gia lớp học mẫu theo phương pháp POGIL đã bày tỏ thắc mắc: “Dường như trong một lớp học chủ động, vai trò của người thầy trở nên quá mờ nhạt bởi trong khi học sinh tự thảo luận, tự bày tỏ ý kiến và tự tìm ra câu trả lời, giáo viên can thiệp rất ít hoặc gần như không can thiệp vào hoạt động của các em. Vậy vai trò của người thầy ở đây là gì?”

Trên thực tế, với phương pháp học dựa vào tìm tòi khám phá, công việc của giáo viên như những tảng băng chìm. Để tổ chức lớp học một cách hiệu quả, thầy cô phải chuẩn bị học liệu và thiết kế các hoạt động, bài tập sao cho kích thích tư duy và xây dựng kỹ năng một cách có định hướng cho học sinh. Khi đến lớp, thầy cô chỉ đóng vai trò như những người điều phối, giữ nhịp độ và trật tự của lớp học cũng như đảm bảo học sinh không đi chệch hướng khỏi mục tiêu học tập ban đầu. Dù giáo viên không còn nắm quyền kiểm soát trên lớp và nhường cho các em học sinh lên tiếng, họ vẫn là xương sống không thể thiếu của lớp học.

Tiến sĩ Samhitha Raj thừa nhận, mặc dù phương pháp POGIL được áp dụng rộng rãi ở Fulbright vào gần như tất cả các môn học, trong bối cảnh lớp học thông thường, không phải lúc nào POGIL cũng là sự lựa chọn lý tưởng. Phương pháp này đòi hỏi sự chuẩn bị công phu từ phía giáo viên, sự tham gia tích cực của học viên cũng như khung thời gian linh động trên lớp.

Các thầy cô tham gia vào lớp học mẫu của Tiến sĩ Samhitha Raj

Một cô giáo trăn trở: “Giáo viên cần có sự tự do đặt ra chuẩn đầu ra cho từng tiết dạy, miễn sao phù hợp với chuẩn đầu ra chung của chương trình thì mới có thể áp dụng phương pháp này 100% được.” Tuy nhiên, POGIL chỉ là một trong số rất nhiều phương pháp học chủ động khác nhau. Các thầy cô có thể sáng tạo bài tập một cách linh hoạt, từ những hoạt động thảo luận ngắn trong phòng 5 hay 15 phút, tự đánh giá mức độ tiếp thu trước khi kiểm tra, cho đến những dự án lớn hơn kéo dài suốt cả kỳ học.

Để đảm bảo đầu ra cho học sinh vượt qua các bài thi chuẩn hóa của Bộ Giáo dục, vẫn cần có những tiết học theo phương pháp truyền thống, tuy nhiên các thầy cô hoàn toàn có thể tích hợp các buổi học khám phá đan xen những tiết học theo chương trình.

Anh Thư

Video liên quan

Chủ Đề