Tác dụng phụ của vaccine kéo dài bao lâu

Sau đây là tiến trình từng bước xảy ra các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, theo verywellhealth.

Các triệu chứng sau tiêm vắc xin kéo dài trong bao lâu?

Ngay sau khi tiêm

Vắc xin được tiêm vào bắp, nên sẽ đi trực tiếp vào cơ. Hệ thống miễn dịch coi đây là mối đe dọa và phản ứng đầu tiên là đau tại vết tiêm. Đó là lý do tại sao cánh tay có thể cảm thấy đau, tấy đỏ hoặc sưng lên một chút.

CDC Mỹ khuyên nên đắp khăn ướt, lạnh lên chỗ tiêm để giảm đau.

Nguy cơ sốc phản vệ thường xảy ra trong vòng 15 - 30 phút sau khi tiêm. Phản ứng này rất hiếm, nhưng CDC Mỹ yêu cầu người tiêm vắc xin phải đợi trong phòng khám trong 15 phút sau khi tiêm, đề phòng trường hợp này xảy ra.

Tiến sĩ Kate Mullane, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Chicago [Mỹ], khuyến cáo người có cơ địa dị ứng nên ở lại 30 phút, theo verywellhealth.

Người trẻ có nhiều khả năng bị phản ứng hơn người lớn tuổi

12 giờ sau khi tiêm

Các tác dụng phụ khác có thể bắt đầu trong vòng vài giờ, hoặc đến 12 giờ sau khi tiêm. Các tác dụng phụ toàn thân thường là sốt, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, ớn lạnh và mệt mỏi.

Thử nghiệm cho thấy, hơn 77% người tiêm vắc xin Pfizer gặp ít nhất một phản ứng toàn thân. Phổ biến nhất là mệt mỏi, đau đầu và đau cơ, theo verywellhealth.

Một số tác dụng phụ ít gặp là buồn nôn và nổi hạch ở nách. Nhưng không cần phải lo lắng về các triệu chứng giống như cúm. Các tác dụng phụ có nghĩa là cơ thể đang hoạt động để tạo ra các kháng thể và tế bào cần thiết để chống lại vi rút, nếu bạn tiếp xúc với nó.

Việt Nam tiêm chủng vượt mốc 150 triệu liều vắc xin Covid-19

Các tác dụng phụ toàn thân có thể kéo dài trong 12 giờ hoặc hơn. Các chuyên gia cho biết những tác dụng phụ này sẽ chấm dứt trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi tiêm, mặc dù sau đó vẫn có thể bị mỏi nhẹ hoặc đau nhức cánh tay.

Bạn có thể dùng thuốc giảm đau như Tylenol hoặc ibuprofen để giảm triệu chứng. Nhưng tiến sĩ Mullane khuyên không nên uống thuốc giảm đau trước khi tiêm, vì có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch, theo verywellhealth.

Sau 48 giờ

Nếu sau 48 giờ mà các triệu chứng vẫn không thuyên giảm, nên báo cho bác sĩ.

Tiến sĩ Michelle Barron, Giám đốc y tế cao cấp về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng tại Đại học Y Colorado [Mỹ], cho biết nếu các triệu chứng kéo dài hơn 48 giờ mà không thuyên giảm hoặc nếu phát triển bất kỳ loại triệu chứng hô hấp nào, nên đi khám ngay.

Cũng theo tiến sĩ Barron, thử nghiệm cho thấy, người trẻ có nhiều khả năng bị phản ứng hơn người lớn tuổi.

Tiến sĩ Mullane cho biết thêm, người càng khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch càng hoạt động tốt, thì khả năng gặp các tác dụng phụ càng cao vì hệ thống miễn dịch đã được kích hoạt.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng các triệu chứng của mình nghiêm trọng.

Tin liên quan

Tiêm phòng vắc-xin Covid- 19 là biện pháp an toàn và cần thiết giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm COVID-19. Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi tiêm như đau đầu, sốt, chóng mặt...Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng bởi đây là những dấu hiệu cho thấy vắc xin đã hoạt động và cơ thể của bạn đang được bảo vệ.

Vắc xin Covid- 19 hay vắc xin phòng Covid- 19 là loại vắc xin chủng ngừa được thiết kế nhằm cung cấp kháng thể giúp hệ miễn dịch của người được tiêm chủng có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus Corona.

Tương tự như các loại vắc-xin khác, vắc-xin COVID-19 có thể gây ra các phản ứng không mong muốn từ nhẹ đến trung bình và tự biến mất trong vài ngày.

Một số tác dụng không mong muốn sau khi tiêm vắc- xin phòng Covid- 19 đã được báo cáo trong thử nghiệm lâm sàng:

  • Đau tại vị trí tiêm: Khoảng 70% đến 80% số người cảm thấy đau cánh tay ở vị trí tiêm kèm theo mẩn đỏ, sưng tấy.
  • Sưng hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết vùng dưới cánh tay sưng lên sau khi tiêm vắc-xin xảy ra ở khoảng 1/10 số người tiêm vắc-xin Moderna. Nguyên nhân là do các hạch bạch huyết đang hoạt động quá mức nhằm tạo ra các kháng thể chống nhiễm trùng, khiến chúng tăng kích thước.
  • Chóng mặt: Khoảng 17% trường hợp cảm thấy chóng mặt sau khi tiêm COVID-19. Đây là tác dụng không mong muốn phổ biến mà mọi người gặp phải sau khi tiêm vắc-xin Moderna hoặc Pfizer trong tháng đầu tiên có vắc xin.
  • Đau đầu: Có khoảng 30% trường hợp bị đau đầu sau khi tiêm liều đầu tiên hoặc thứ hai của vắc xin Pfizer hoặc Moderna.
  • Mệt mỏi: Mệt mỏi là phản ứng phụ sau tiêm có thể xảy ra sau một trong hai liều vắc-xin. Bạn có thể giảm mệt mỏi bằng cách thư giãn và nghỉ ngơi sau tiêm.
  • Sốt, ớn lạnh: Tác dụng phụ này là kết quả của việc hệ thống miễn dịch được kích hoạt.
  • Buồn nôn: Khoảng 20% số người sau khi tiêm vắc-xin Moderna cho biết bị buồn nôn sau khi tiêm liều thứ hai, gấp đôi tỷ lệ sau khi tiêm liều thứ nhất. Tuy nhiên, cảm giác buồn nôn sẽ không kéo dài lâu.
  • Đau cơ: Việc mắc COVID-19 có thể khiến người bệnh bị nhức mỏi cơ và vắc-xin COVID -19 cũng vậy. Đây là phản ứng miễn dịch của cơ thể, tùy thuộc theo từng trường hợp và ngưỡng chịu đau của từng người mà xuất hiện triệu chứng đau hay không.
  • Sốc phản vệ: Đây là tác dụng phụ hiếm gặp và có thể đe dọa đến tính mạng. Phản ứng nguy hiểm này thường xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm phòng vắc xin. Dấu hiệu sốc phản vệ trên lâm sàng bao gồm khó thở, nổi mề đay hoặc sưng tấy, khó thở, chóng mặt và ngất xỉu.

Những tác dụng phụ sau tiêm là những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vắc-xin, cụ thể là kháng nguyên và đang chuẩn bị để chống lại virus. Tuy nhiên, nếu sau khi tiêm vắc xin phòng Covid 19 mà bạn không gặp bất kỳ tác dụng phụ gì thì cũng không có nghĩa là vắc-xin kém hiệu quả, bởi mỗi người sẽ phản ứng một cách khác nhau.

Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc- xin phòng Covid- 19 như: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau tại vị trí tiêm,...

Theo hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ [CDC], khi gặp tác dụng phụ sau tiêm bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm bớt cảm giác khó chịu:

  • Để giảm đau và khó chịu tại vị trí tiêm: Bạn có thể đắp khăn sạch, mát và ướt lên khu vực tiêm. Đồng thời, thường xuyên vận động, mát xa cánh tay và mặc quần áo mỏng, thoáng mát.
  • Nghỉ ngơi trong ngày tiêm, tránh làm những việc cần nhiều năng lượng hoặc sự tập trung sau khi tiêm.
  • Xin ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen, aspirin hoặc thuốc kháng histamin, nếu bạn gặp bất kỳ cơn đau và khó chịu nào sau khi tiêm chủng.

Sau tiêm vắc-xin COVID-19, nếu cơ thể xuất hiện những phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi rời khỏi điểm tiêm chủng, cần gọi cho bác sĩ ngay.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website [vinmec.com] để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

TẠI SAO PHẢI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19?

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 giúp giảm đáng kể khả năng nhiễm bệnh Covid-19. Không có loại vắc xin nào có hiệu quả 100%, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy 2 tuần sau khi tiêm mũi thứ 2, vắc xin phòng Covid-19 của Pfizer/BioNTech có hiệu quả đến 95% trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh Covid-19 có triệu chứng và hiệu quả đáng kể đến 100% trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh Covid-19 nặng hoặc nguy kịch và cần nhập viện. Điều này có nghĩa là có rất ít người đã tiêm chủng bị nhiễm Covid-19 và khi nhiễm thì chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình, vì vậy nguy cơ nhập viện và tử vong do nhiễm Covid-19 hầu như được loại trừ nếu được tiêm chủng đầy đủ.

Đồng thời, người đã tiêm chủng nếu nhiễm vi rút Corona sẽ có ít hạt vi rút trong mũi và miệng hơn và có ít khả năng lây truyền cho người khác hơn. Việc giảm khả năng lây truyền này rất quan trọng vì tiêm chủng không chỉ bảo vệ cho bản thân mà còn hạn chế lây lan vi rút cho người thân, bạn bè và những người khác.

Do đó, vào ngày 13 tháng 5 năm 2021, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật của Hoa Kỳ [CDC] đã ban hành một bản cập nhật hướng dẫn nói rằng những người đã tiêm chủng đầy đủ [2 tuần sau liều thứ hai] không còn cần mang khẩu trang hoặc giữ khoảng cách trong hầu hết các môi trường, dù ngoài trời hay trong nhà.

Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cho thấy, sau khi tiêm 2 liều, vắc xin Pfizer/BioNTech phòng Covid-19 vẫn đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ chống lại các chủng vi rút Corona cụ thể [gọi là “các biến thể đáng lo ngại”] như biến thể alpha [trước đây gọi là Kent], biến thể beta [Nam Phi], biến thể delta [Ấn Độ] và biến thể gamma [Brazil].

VẮC XIN PFIZER/BioNTech PHÒNG COVID-19 LÀ GÌ?

Bệnh Covid-19 do vi rút SARS-CoV-2 gây ra. Vắc xin Pfizer/BioNTech là vắc xin sử dụng RNA thông tin. Vắc xin này dành cho người từ 12 tuổi trở lên. Hoạt chất trong vắc-xin là mRNA mã hóa protein gai của vi rút gây bệnh Covid-19. Đây là một loại protein trên bề mặt vi rút mà vi rút cần để xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể. mRNA được bao bọc trong các bong bóng dầu làm từ các hạt mỡ nano siêu nhỏ để bảo vệ chúng.

VẮC XIN PFIZER/BioNTech PHÒNG COVID-19 HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Sau khi tiêm, các hạt vắc xin tiếp xúc với tế bào và hợp nhất với chúng, để phóng thích mRNA. Các “nhà máy” của tế bào [ribosomes] sẽ đọc trình tự của chúng và tạo ra các protein gai. mRNA KHÔNG tương tác với DNA của tế bào và sau cùng, tế bào sẽ phá hủy mRNA và không để lại dấu vết vĩnh viễn.

Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ nhận biết đây là protein ngoại lai rồi tạo ra kháng thể [từ “tế bào B”] và kích hoạt các tế bào bạch cầu cụ thể [gọi là “tế bào T”] để tấn công các protein ngoại lai này.

Sau này, nếu nhiễm vi rút SARS-CoV-2, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra và sẵn sàng bảo vệ cơ thể chống lại vi rút đó.

Vì vắc xin Pfizer/BioNTech phòng Covid-19 không chứa vi rút để tạo miễn dịch nên không thể gây bệnh Covid-19.

VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CÓ THỂ CHO KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM DƯƠNG TÍNH KHÔNG, NHƯ VỚI PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM BẰNG KỸ THUẬT PCR HOẶC XÉT NGHIỆM KHÁNG NGUYÊN?

Không, vắc xin Covid-19 sẽ không cho kết quả dương tính đối với phương pháp xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Đó là do các phương pháp này chỉ phát hiện bệnh Covid-19 đang hoạt động chứ không thể kiểm tra bệnh nhân đã miễn dịch hay chưa. Tuy nhiên, do vắc xin Covid-19 thúc đẩy phản ứng miễn dịch nên những người đã tiêm chủng thường cho kết quả dương tính khi xét nghiệm kháng thể [trong huyết thanh], đây là xét nghiệm kiểm tra khả năng miễn dịch Covid-19 của bệnh nhân.

VẮC XIN PFIZER/BioNTech PHÒNG COVID-19 ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Vắc xin Pfizer/BioNTech phòng Covid-19 thường được tiêm vào bắp tay. Vắc xin này sẽ được tiêm thành 2 liều. Liều thứ hai phải được tiêm sau liều đầu tiên 21 ngày [3 tuần]. Bạn sẽ được thông báo thời gian chính xác để quay lại tiêm liều thứ hai.

Nếu không thể tuân theo khoảng thời gian khuyến cáo và không thể tránh khỏi việc trì hoãn tiêm chủng, liều thứ hai của vắc xin Pfizer/BioNTech phòng Covid-19 có thể được tiêm sau liều đầu tiên lên đến 6 tuần [42 ngày].

Thời gian theo dõi sau tiêm chủng:

  • 30 phút: cho những người có tiền sử phản ứng dị ứng tức thì với vắc xin hoặc phương pháp tiêm ở mọi mức độ hay có tiền sử sốc phản vệ vì bất kỳ nguyên nhân nào;
  • 15 phút: cho những trường hợp còn lại.

VẮC XIN PFIZER/BioNTech PHÒNG COVID-19 CÓ TÁC DỤNG BẢO VỆ TRONG BAO LÂU?

Vắc xin phòng Covid-19 sẽ bảo vệ hiệu quả trong vòng 2 đến 3 tuần sau liều đầu tiên. Phải mất 2 tuần sau khi tiêm liều thứ 2 để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất, do đó, điều cần thiết là phải tiêm đủ hai liều để bảo vệ bản thân chống lại Covid-19.

Hiện tại chưa rõ vắc xin Pfizer/BioNTech phòng Covid-19 có khả năng bảo vệ trong bao lâu, tuy nhiên hệ thống miễn dịch sẽ có các tế bào đặc biệt gọi là tế bào B nhớ và tế bào T nhớ có thể lưu trữ thông tin về vi rút Corona trong nhiều năm hoặc thậm chí trong nhiều thập kỷ. Vì vậy, các chuyên gia tin rằng khả năng miễn dịch của vắc xin phòng Covid-19 sẽ tồn tại trong thời gian dài, mặc dù vẫn chưa biết liệu có cần phải tiêm nhắc lại hay không.

TRẺ EM CÓ THỂ TIÊM VẮC XIN PFIZER/BioNTech PHÒNG COVID-19 KHÔNG?

Vắc xin Pfizer/BioNTech phòng Covid-19 đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA], Chính phủ Úc và Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

NGƯỜI BỊ SUY GIẢM MIỄN DỊCH CÓ THỂ TIÊM VẮC XIN PFIZER/BioNTech PHÒNG COVID-19 KHÔNG?

Mặc dù những người bị suy giảm miễn dịch [người có hệ thống miễn dịch suy yếu] có thể không đáp ứng tốt với vắc xin, nhưng không cần lo ngại về tính an toàn. Vắc xin Pfizer/BioNTech phòng Covid-19 không phải là vắc xin chứa vi rút sống. Nó an toàn cho những người bị suy giảm miễn dịch. Những người bị suy giảm miễn dịch, bao gồm người đang nhiễm HIV, nên được tiêm chủng vì họ có nguy cơ mắc bệnh nặng do Covid-19 cao hơn, bao gồm nguy cơ tử vong cao hơn.

PHỤ NỮ MANG THAI HOẶC CHO CON BÚ CÓ THỂ TIÊM VẮC XIN PFIZER/BioNTech PHÒNG COVID-19 KHÔNG?

Phụ nữ mang thai khi được tiêm chủng sẽ tạo ra kháng thể chống lại vi rút và truyền những kháng thể này cho thai nhi qua nhau thai.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19 ở mức độ nặng. Phụ nữ mang thai mắc bệnh Covid-19 còn có nguy cơ sinh non cao gấp 2 đến 3 lần so với phụ nữ mang thai không mắc bệnh Covid-19 và có nguy cơ cao gặp các biến chứng bất lợi khác trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai có bệnh lý nền thậm chí còn có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng do nhiễm Covid-19 cao hơn.

Vì những lý do này, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tiêm vắc xin và được xem là trường hợp ưu tiên. Thai phụ có thể tiêm vắc xin vào bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Không có lý do gì cần trì hoãn việc mang thai sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ngoài ra, vắc xin phòng Covid-19 không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ hoặc nam giới.

Vắc xin phòng Covid-19 được biết là không gây nguy cơ cho phụ nữ cho con bú hoặc trẻ bú sữa mẹ. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh rằng kháng thể có thể được truyền từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ. Do đó, phụ nữ cho con bú có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19.

NHỮNG NGƯỜI ĐÃ TIÊM MỘT LOẠI VẮC-XIN KHÁC GẦN ĐÂY CÓ THỂ TIÊM VẮC-XIN PFIZER/BioNTech PHÒNG COVID-19 KHÔNG?

Vắc xin phòng Covid-19 và các loại vắc xin khác có thể được tiêm mà không cần quan tâm đến thời gian. Điều này bao gồm việc tiêm đồng thời vắc xin phòng Covid-19 và các loại vắc xin khác trong cùng một ngày, cũng như tiêm đồng thời trong vòng 14 ngày.

NHỮNG NGƯỜI BỊ NHIỄM COVID-19 TRƯỚC ĐÂY HOẶC HIỆN TẠI CÓ THỂ ĐƯỢC TIÊM KHÔNG?

Mọi người nên được tiêm chủng bất kể tiền sử nhiễm bệnh Covid-19 có triệu chứng hay không có triệu chứng.

Nên hoãn tiêm cho những người đã biết hiện đang nhiễm Covid-19 cho đến khi người đó đã khỏi bệnh cấp tính [nếu người đó có triệu chứng] và đáp ứng các tiêu chí để kết thúc cách ly.

TÔI ĐÃ TIÊM LIỀU ĐẦU TIÊN LÀ VẮC-XIN PHÒNG COVID-19 CỦA ASTRAZENECA, VẬY TÔI CÓ THỂ TIÊM LIỀU THỨ HAI CỦA PFIZER/BioNTech KHÔNG?

Đối với những người đã tiêm liều đầu tiên của AstraZeneca, có thể tiêm liều thứ hai của Pfizer/BioNTech và nên tiêm 4 – 6 tuần sau liều đầu tiên, nhưng cũng có thể chờ đến 12 tuần sau liều đầu tiên.

BẠN CÓ BỊ RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU HAY ĐANG DÙNG THUỐC LÀM LOÃNG MÁU KHÔNG?

Như tất cả các loại vắc xin khác, vắc xin phòng Covid-19 có thể được sử dụng cho những bệnh nhân này, miễn là bác sĩ xác định nguy cơ chảy máu của bệnh nhân đủ thấp và vắc xin có thể được tiêm bắp với độ an toàn hợp lý. Dưới đây là khuyến cáo về kỹ thuật tiêm bắp cho bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu: nhân viên nên sử dụng kim tiêm cỡ nhỏ [cỡ 23 hoặc nhỏ hơn], sau đó ấn mạnh vào chỗ tiêm, nhưng không chà xát, trong ít nhất 2 phút.

LÝ DO NÀO MÀ BẠN KHÔNG NÊN TIÊM CHỦNG?

Có rất ít người không thể tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Vắc xin không nên tiêm cho:

  • Người đã biết hiện đang nhiễm Covid-19 [nên hoãn tiêm chủng];
  • Người được xác định là có phản ứng phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, bao gồm polyethylene glycol [PEG];
  • Người được xác định là có phản ứng phản vệ với liều đầu tiên của vắc xin phòng Covid-19 cùng loại;
  • Bất kỳ sự cố nghiêm trọng nào khác liên quan đến liều vắc xin trước đó.

Những người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thực phẩm, với một loại thuốc hoặc vắc xin đã xác định, hoặc với côn trùng đốt vẫn có thể tiêm bất kỳ loại vắc xin phòng Covid-19 nào, miễn là họ không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Điều quan trọng là phải thông báo cho người tiêm vắc xin biết nếu bạn đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng [sốc phản vệ].

Hôm nay bạn có bị ốm không?

Không có bằng chứng nào cho thấy bệnh cấp tính làm giảm hiệu quả của vắc xin hoặc làm tăng sự cố bất lợi của vắc xin. Tuy nhiên, để đề phòng bệnh cấp tính ở mức độ vừa hoặc nặng, nên trì hoãn tiêm tất cả các loại vắc xin cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện. Các bệnh nhẹ [như nhiễm trùng đường hô hấp trên, tiêu chảy] thì KHÔNG chống chỉ định tiêm chủng. Đừng trì hoãn tiêm vắc xin nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh.

CÁC NGUY CƠ DO VẮC XIN PFIZER/BioNTech PHÒNG COVID-19 GÂY RA?

Tương tự như tất cả các loại thuốc, vắc xin có thể gây ra tác dụng phụ. Cho đến nay, hàng triệu người đã được tiêm chủng vắc xin Pfizer/BioNTech phòng Covid-19 và các báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng là rất hiếm. Không báo cáo nào cho thấy có biến chứng lâu dài. Hầu hết tác dụng phụ của vắc xin Pfizer/BioNTech phòng Covid-19 thường nhẹ và ngắn hạn [trong vài ngày], và không phải ai cũng gặp phải [chiếm khoảng 10-20% số người được tiêm chủng], bao gồm:

  • Đau cánh tay ở vị trí tiêm, thỉnh thoảng đỏ và sưng;
  • Cảm thấy mệt;
  • Đau đầu;
  • Cảm thấy đau nhức;
  • Buồn nôn;
  • Sưng mặt;
  • Tiêu chảy;
  • Một số người sẽ gặp các triệu chứng giống bệnh cúm nhẹ;
  • Rất ít người bị sốt hoặc cảm thấy nóng hay lạnh run 1 hoặc 2 ngày sau khi tiêm;
  • Một tác dụng phụ ít gặp là sưng hạch nách hoặc hạch cổ ở cùng bên với cánh tay đã tiêm vắc xin. Tác dụng này có thể kéo dài khoảng 10 ngày, nhưng nếu kéo dài lâu hơn, hãy đến gặp bác sĩ;
  • Một tác dụng phụ hiếm gặp là tình trạng xệ một bên mặt tạm thời.

Rất hiếm trường hợp viêm tim [viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim] được báo cáo sau khi tiêm vắc xin Pfizer/BioNTech phòng Covid-19. Tình trạng này thường xảy ra ở nam giới trẻ tuổi ngay sau khi tiêm liều thứ hai. Hầu hết các trường hợp này đều nhẹ và hồi phục ngay sau khi điều trị đơn giản và nghỉ ngơi.

Các phản ứng dị ứng [quá mẫn] ​​đã từng xảy ra ở những người được tiêm chủng. Các trường hợp sốc phản vệ [phản ứng dị ứng nghiêm trọng] rất hiếm gặp. Nếu có phản ứng với vắc xin, nó thường xảy ra trong vài phút. Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng có thể bao gồm phát ban gây ngứa da, khó thở và sưng mặt hoặc lưỡi.

Như tất cả các loại vắc xin khác, vắc xin Pfizer/BioNTech phòng Covid-19 phải được tiêm dưới sự giám sát của nhân viên y tế, có chuẩn bị sẵn phác đồ điều trị thích hợp trong trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng. Nhân viên tiêm vắc xin sẽ được đào tạo để xử trí và điều trị các phản ứng dị ứng ngay lập tức.

TÁC DỤNG PHỤ CÓ KHÁC NHAU Ở MỖI LIỀU KHÔNG?

Tác dụng phụ có thể xảy ra sau liều đầu tiên và/hoặc liều thứ hai. Các tác dụng phụ thường gặp hơn và có thể rõ ràng hơn sau liều vắc xin thứ hai. Ngay cả khi bạn đã có tác dụng phụ sau liều đầu tiên, bạn vẫn cần tiêm liều thứ hai [trừ khi bạn có phản ứng dị ứng nặng hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng khác sau liều đầu tiên].

TÁC DỤNG PHỤ CÓ KHÁC NHAU Ở MỖI LIỀU KHÔNG?

Nếu có tác dụng phụ, bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi cảm thấy khỏe hơn. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau, như paracetamol, nếu cần.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu:

  • Triệu chứng trở nên tồi tệ hoặc cảm thấy lo lắng;
  • Sưng hạch hơn 10 ngày;
  • Khi có các triệu chứng bất thường và kéo dài, như sốt cao hơn 4 ngày.
  • Điều quan trọng là phải liên hệ khẩn cấp với bác sĩ nếu thấy mới khởi phát các triệu chứng như đau ngực, khó thở hoặc cảm giác tim đập nhanh, rung động hoặc đập thình thịch.

Bạn có thể liên hệ với Khoa Cấp cứu của Bệnh viện FV bất cứ lúc nào qua số

[028] 54 11 35 00

References

  • Safety and Efficacy of the BNT162b2 mRNA Covid-19 Vaccine – New England Journal of Medicine 16 Dec 2020
  • Prevention and Attenuation of Covid-19 with the mRNA Vaccines – New England Journal of Medicine 30 June 2021
  • Effectiveness of the BNT162b2 Covid-19 Vaccine [Pfizer BioNTech] against the B1.1.7 and B.1.351 Variants – New England Journal of Medicine 5 May 2021
  • Safety, Immunogenicity, and Efficacy of the Pfizer Vaccine in Adolescents – New England Journal of Medicine 27 May 2021
  • Everything you need to know about Covid-19 vaccines. The Pharmaceutical Journal, May 2021; Online: DOI:10.1211/PJ.2021.1.71237
  • Clinical Considerations for Use of Covid-19 Vaccines. Centers for Disease Control. //www.cdc.gov/vaccines/covid-19/clinical-considerations/covid-19-vaccines-us.html?CDC_AA_refVal=https%3A%2F%2Fwww.cdc.gov%2Fvaccines%2Fcovid-19%2Finfo-by-product%2Fclinical-considerations.html
  • Coronavirus [Covid-19] vaccine. NHS. //www.nhs.uk/conditions/coronavirus-covid-19/coronavirus-vaccination/coronavirus-vaccine/
  • Pfizer-BioNTech COVID-19 Vaccine Overview and Safety. CDC. //www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines/Pfizer-BioNTech.html
  • COVID-19 vaccination – Information on COVID-19 Pfizer [COMIRNATY] vaccine. Australian Government. Department of Health.
  • //www.health.gov.au/resources/publications/covid-19-vaccination-information-on-covid-19-pfizer-comirnaty-vaccine
  • Important information about pregnancy and breastfeeding. NHS Scotland. nhsinform.scot/covid19vaccinepregnancy
  • Covid-19 vaccines and pregnancy. Royal College of Obstetricians and Gynaecologists. //www.rcog.org.uk/covid-vaccine
  • Covid-19 Vaccines While Pregnant or Breastfeeding. Centers for Disease Control. //www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html
  • Using Covid-19 vaccines in women of child bearing potential.
  • Public Health England’s Immunisation Against Infectious Disease [The Green Book]. //www.sps.nhs.uk/articles/using-covid-19-vaccines-in-women-of-child-bearing-potential/

Video liên quan

Chủ Đề