Tác phẩm tôi đã học tập như thế nào

Bởi Thích Nhật Từ, Nguyễn Kha

Giới thiệu về cuốn sách này

Đề:

 Trong tác phẩm “Tôi đã học tập như thế nào” Nhà văn M.Gorki [1868-1936] viết: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”.

 Anh [chị] hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng kinh nghiệm của bản thân mình, hãy phân tích một số tác phẩm văn học đã học và đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến ấy?

Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi trường THPT Vinh Lộc môn: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GD & ĐT TT. HUẾ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT VINH LỘC Môn: Ngữ Văn Thời gian: 150 phút Đề: Trong tác phẩm “Tôi đã học tập như thế nào” Nhà văn M.Gorki [1868-1936] viết: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”. Anh [chị] hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng kinh nghiệm của bản thân mình, hãy phân tích một số tác phẩm văn học đã học và đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến ấy? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Nhận thức về đề 1. Mục đích, yêu cầu: Nắm được các thao tác chứng minh và bình luận văn, kết hợp giữa bình luận xã hội và bình luận văn học. Nắm được kỹ năng làm văn, hiểu đúng hay một số tác phẩm tiêu biểu mà học sinh đã học và đọc thêm. 2. Yêu cầu đề: HS làm rõ: Vai trò và tác dụng to lớn của sách đối với cuộc sống tinh thần của con người. Làm rõ luận điểm, làm cho con người góp phần tránh được những nhược điểm, thói hư tật xấu. Nhận thức thêm cái hay, cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xã hội, giúp ta hiểu đúng cái sai, cái cao cả, cái thấp hèn... sống tốt hơn và nhân ái hơn. II. Các ý cơ bản cần đạt. 1. Phần giải thích: 1.1. Giải thích những chữ khó: Sách ở đây chủ yếu là những tác phẩm văn học và là các tác phẩm chân chính. “Con thú” chỉ là những thói hư tật xấu, những hạn chế, phần bóng đêm trong mỗi con người. “Con người”: chỉ phần trong sáng, tốt đẹp, cao cả ... người lại với phần con thú. 1.2. Bản chất con người Bản chất con người bao giờ cũng luôn tiềm ẩn trong mình những phẩm chất đẹp, nhân ái, cao cả và thánh thiện [phần người] và những mặt hạn chế, những thói hư tật xấu [phần thú]. Con người tồn tại luôn đấu tranh giữa phần thú và phần người. Sự đấu tranh để giành phần Người trải qua quá trình nghiệt ngã. Tác phẩm văn học là một thứ vũ khí sắc bén có vai trò tác dụng to lớn. + Tác phẩm văn học là một bậc thang nhỏ giúp người đọc thoát khỏi “địa ngục” của thói hư tật xấu. Vai trò tác dụng của tác phẩm văn học. [Học sinh vận dụng kiến thức lí luận văn học như đặc trưng, bản chất, nhiệm vụ... của văn học để lí giải]. 2. Phần chứng minh Học sinh phân tích một số tác phẩm văn học để làm sáng tỏ. Chọn một số tác phẩm văn học Việt Nam và văn học nước ngoài [văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại ...] Làm rõ đặc trưng văn học, vai trò của văn học để giúp con người hướng đến Chân - Thiện - Mỹ. Chú ý liên hệ chính bản thân mình. III. Bố cục và cấu trúc bài viết. Nhìn chung bài viết bao gồm 2 phần: + Phần lí luận và phần chứng minh. + Lí luận kết hợp với phân tích tác phẩm văn học. IV. Biểu điểm: Điểm 8 – 10: Ý đúng và đủ, kiến thức tác phẩm toàn diện, phong phú, văn viết hay, có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, sáng sủa rõ ràng. Điểm 5 – 7: Hiểu đúng vấn đề, nhưng ý có thể chưa đầy đủ, văn chưa hay, nhưng không phạm phải những lỗi cơ bản về kiến thức và diễn đạt. Điểm 3 – 4: Có tỏ ra hiểu nhưng thiếu ý hoặc lộn xộn, diễn đạt lúng túng, sai sót nhiều. Điểm 0 – 2: Không hiểu đề, văn kém. Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • Vloc.doc

Câu hỏi: [3,0 điểm]          Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:          “Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý hơn đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.          Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất, và về sự thèm khát cuộc sống ấy…”                                      [Tôi đã học tập như thế nào - MacXim Gorki]Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. [0,25 điểm]Câu 2. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”. [0,5 điểm]Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích? [0,5 điểm]Câu 4. Từ một quyển sách đã đọc, anh/ chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng mà quyển sách đó đã đem đến cho anh/ chị. Trình bày trong khoảng 5-7 dòng. [0,25 điểm]        Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:                                TIẾNG THU                                                     Lưu Trọng Lư                        Em không nghe mùa thu                                Dưới trăng mờ thổn thức?                                                                                                  Em không nghe rạo rực                      Hình ảnh kẻ chinh phu                      Trong lòng người cô phụ?                                                    Em không nghe rừng thu,                       Lá thu kêu xào xạc,                        Con nai vàng ngơ ngác                       Đạp trên lá vàng khô?                          [Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học 2000, tr.289]Câu 5. Chỉ ra những âm thanh được Lưu Trọng Lư cảm nhận trong bài thơ và nhận xét về những âm thanh ấy. [0,5 điểm]Câu 6. Tìm các từ láy trong bài thơ. Cảm nhận về cái hay của việc sử dụng các từ láy ấy trong bức tranh thu? [0,5 điểm]Câu 7. Tác dụng của hình thức câu hỏi tu từ và điệp ngữ “em không nghe” được sử dụng trong bài thơ. [0,25 điểm]Câu 8. Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về bức tranh thu trong bốn dòng thơ cuối. Trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng. [0,25 điểm]

Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy. trích

“Tôi đã học tập như thế nào” – Macxim
gorki

Phải thương hại con người thật là đau lòng, bao giờ tôi cũng muốn gửi gắm tình yêu sung sướng vào một người nào đó, nhưng chẳng có ai để mà yêu. Tôi càng yêu sách nồng nàn hơn.

Còn có nhiều cái bỉ ổi, tàn bạo, làm tôi chán ghét ghê gớm.

Tôi sẽ không nói về điều đó, chính các bạn cũng biết cuộc sống địa ngục ấy, sự nhạo báng không ngớt ấy của người đối với người, niềm say mê bệnh tật ấy, niềm say mê làm khổ nhau, thứ khoái lạc của những kẻ nô lệ. Và chính trong hoàn cảnh đáng nguyền rủa như thế, lần đầu tiên tôi bắt đầu đọc những sách hay nghiêm túc của văn học nước ngoài. Có lẽ tôi không thể truyền đạt đủ rõ và đáng tin cậy để các bạn thấy sự ngạc nhiên của tôi lớn lao như thế nào khi tôi cảm thấy hầu như mỗi cuốn sách đều mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ nhìn vào một thế giới mới, chưa từng biết, đều kể với tôi về những con người những tình cảm, ý nghĩ và những quan hệ mà tôi chưa từng biết, chưa từng thấy. Thậm chí tôi còn có cảm giác rằng cuộc đời xung quanh tôi, tất cả những gì khắc nghiệt, bẩn thỉu và tàn bạo hằng ngày diễn ra trước mắt tôi đều không phải là cái có thực, đều là thừa. Cái có thực và cái cần thiết chỉ ở trong sách, nơi mà mọi cái đều hợp lý hơn, đẹp kơn, nhân đạo hơn. Trong các cuốn sách cũng có nói về sự thô bạo, về sự ngu xuẩn của người đời, về những đau khổ của họ, cũng miêu tả những kẻ độc ác và đê tiện, nhưng bên cạnh họ có nhhững người khác, những người mà tôi chưa từng thấy, thậmchí chưa từng nghe nói đến: những người chính trực, cương nghị, chân thật, bao giờ cũng sẵn sàng phục vụ thắng lợi của sự thật, lập nên chiến công đẹp đẽ, dù có phải hy sinh tính mạng. Thời gian đầu, say sưa vì cái mới và vị trí tinh thần lớn lao của cái thế giới mà sách đã mở ra trước mắt tôi, tôi bắt đầu coi sách tốt đẹp hơn, lý thú hơn, gần gũi hơn mọi người, và dường như hơi bị lòa, tôi nhìn cuộc đời thực qua sách. Nhưng cuộc đời khôn

ngoan, khắc nghiệt đã quan tâm chữa cho tôi cái bệnh mù dễ chịu ấy.

Tôi càng đọc nhiều sách thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa đối với tôi. Tôi thấy rằng có những người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào, tuy vẫn không làm tôi thỏa hiệp với cái hiện thực ô nhục. Tôi cũng thấy rằng có những người biết sống một cách vui thú và sung sướng mà không một người nào xung quanh tôi biết sống như thế. Và hầu như trong mỗi quyển sách đều có cái gì đáng lo ngại, như một tiếng chuông nhè nhẹ lôi cuốn tôi đi: đi tìm những cái chưa từng biết làm tôi xúc động tâm tình. Mọi người đều thay đổi thế này thế khác, mọi người đều không bằng lòng với cuộc sống, đều tìm kiếm một cái gì tốt đẹp hơn, và họ trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn. Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn, và mỗi cuốn sách dường như đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy bằng những dấu hiệu và những từ, những dấu hiệu và những từ ấy lập tức trở nên sống động, hễ mắt tôi, trí tuệ tôi tiếp xúc với chúng.

Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách: sách kể chuyện hay biết bao về con người, họ trở nên đáng yêu và gần gũi biêt bao.

Là một thằng bé bị công việc ngu độn làm cho kiệt lực, luôn luôn phải hứng lấy những lời chửi mắng đần độn, tôi trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tôi sẽ giúp đỡ mọi người, hết lòng phục vụ họ. Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc , trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.

Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy.

….Cũng như với anh chàng cau có Rưbakốp, sách thì thầm với tôi về một cuộc sống khác, nhân đạo hơn cuộc sống tôi biết. Cũng như với người thợ giày chột, sách chỉ cho tôi thấy vị trí của tôi trong đời, sách chắp cánh cho trí tuệ và trái tim, giúp tôi vươn lên khỏi cái đầm lầy thối ruỗng mà nếu không nhờ có sách, có lẽ tôi đã chìm nghỉm, chết ngạt về sự ngu xuẩn và ti tiện. Sách ngày càng mở rộng thế giới trước mắt tôi, nói với tôi rằng con người vĩ đại và đẹp biết bao trong khát vọng mưu cầu cái tốt đẹp hơn, con người đã làm được nhiều biết bao trên trái đất, và để làm được như thế, nó đã phải chịu những đau khổ ghê gớm biết nhường nào. Và trong tâm hồn tôi, sự quan tâm đến con người – bất cứ con người nào, dù người ấy là ai – lớn mãi lên, lòng kính trọng lao động của con người, lòng yêu mến tinh thần sôi nổi của con người được tích lũy dần dần. Sống trở nên nhẹ nhõm hơn, sung sướng hơn. Cuộc đời đầy ý nghĩa vĩ đại. Cũng như với người thợ giày chột, sách giáo dục cho tôi ý thức trách nhiệm cá nhân về mọi cái ác trong đời và gây cho tôi thái độ tín ngưỡng trước sức sáng tạo của lý trí con người. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng niềm tin của tôi là xác thực, và tôi xin nói với tất cả các bạn: hãy yêu sách, nó sẽ làm cho cuộc sống của các bạn bớt khó khăn, nó sẽ thân ái giúp bạn hiểu được những ý nghĩ, tình cảm và những sự biến rắc rối, hỗn độn và sôi nổi, nó sẽ dạy các bạn biết kính trọng con người, tôn trọng chính bản thân mình, nó sẽ đem cho bạn tình yêu thương thế giới, yêu thương con người, chắp cánh cho trí tuệ và trái tim các bạn. Cho dù nó thù địch với tín ngưỡng của các bạn, nhưng nếu nó được viết một cách chính trực, vì lòng yêu thương mọi người, vì mong muốn điều tốt cho họ thì đó là cuốn sách tuyệt diệu! Mọi hiểu biết đều có ích, cả hiểu biết những sai lầm của trí tuệ, những sai lầm của tình cảm cũng có ích. Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có nó mới có thể làm cho chúng ta thành những người cương nghị, chính trực, khôn ngoan, có khả năng thành thật yêu mến con người, tôn trọng lao động của con người và thành tâm khâm phục những thành quả tuyệt vời do công trình lao động vĩ đại, liện tục của con người làm nên. Trong tất cả những gì mà con người đã và đang làm ra, trong mỗi đồ vật đều chứa đựng tâm hồn con người cái tâm hồn thuần khiết và cao quý ấy có nhiều nhất trong khoa học, trong nghệ thuật, nó lên tiếng hùng hồn nhất và dễ hiểu nhất trong sách. [Phạm Mạnh Hùng dịch]

Video liên quan

Chủ Đề