Tài khoản 531 là gì

1. Phản ánh số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán.

– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

        Có các TK 111,112,131,…

– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

          Có các TK 111, 112, 131,…

2. Kế toán hàng bán bị trả lại

– Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:

+ Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Nợ TK 156 – Hàng hóa

      Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

+ Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Nợ TK 611 – Mua hàng (đối với hàng hóa)

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (đối với sản phẩm)

       Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

– Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311)

         Có các TK 111, 112, 131,…

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại

          Có các TK 111, 112, 131,…

– Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

         Có các TK 111, 112, 141, 334,…

3. Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển.

Kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

        Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Tham khảo mục lục văn bản và cách hạch toán của một số tài khoản kế toán

Mục luc văn bản thông tư 200/2014/TT-BTC

Tài khoản 335 theo thông tư 200/2014/TT-BTC;

Tài khoản 242 theo thông tư 200/2014/TT-BTC;

Tài khoản 353 theo thông tư 200/2014/TT-BTC;

Tài khoản 133 theo thông tư 200/2014/TT-BTC;

Tài khoản 531 là gì

Sự khác nhau của TK 511 và 531 ???

  • Thread starter Chau Thuy Hang
  • Ngày gửi 8/12/05

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

Chau Thuy Hang

Guest

  • #1

Trong đơn vị HCSN có thu mình rất thắc mắc về hai tài khoản 511 và 531 không biết khi nào thì dùng 511, khi nào thì dùng 531 ai biết chỉ giúp mình với. Đa tạ

huynh van

Guest

  • #2

Trong đơn vị hành chính sự nghiệpcó thu:
-hạch toán vào tài khoản 531 khi thu thanh lý. nhượng bán tài sản cố định
-hạch toán vào tk 511 khi thu sự nghiệp(5111), thu các khoản thu khác(5118)

PHIHUNGVN

Cao cấp

4/1/05 1,394 12 38 48 HANOI

  • #3

Trong đơn vị HCSN có thu mình rất thắc mắc về hai tài khoản 511 và 531 không biết khi nào thì dùng 511, khi nào thì dùng 531 ai biết chỉ giúp mình với. Đa tạ

TK 511 : là tài khoản dùng để thu phí và lệ phí : vd như học phí, lệ phí cầu đường..
TK 531: dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh
bạn hãy nghiên cứu thêm thông tư 121 kèm theo nhé.

Đính kèm

Duongvanchung

Guest

  • #4

1. Tài khoản 511: được dùng để phản ánh tất cả các khoản thu theo chế độ quy định và được phép của Nhà nước phát sinh ở các đơn vị HCSN và tỉnh hình sử lý các khoản thu đó.

a. Các khoản phải thu phản ánh vào tài khoản 511 bao gồm:
- Các khoản thu về phí, lệ phí theo chức năng và tính chất hoạt động của đơn vịđược Nhà nước cho phép như học phí, viện phí...
- Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước.
- Các khoản thu sự nghiệp khác.
- Thu lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn thuộc các chương trình, dự án viện trợ.
- Các khoản thu khác như: Các khoản thu về hạo động SXKD, thu về nhượng bán, thanh lý vật tư, TSCĐ.. ở các cơ quan hành chính Nhà nước và các đơn vị HCSN khác không phải là đơn vị SN có thu.
b. Khi thu phí, lệ phí đơn vị phải sử dụng biên lai thu tiền doa BTC phát hành hoặc được BTC (Tổng cục thuế) cho phép in và sử dụng theo đúng quy định.
c.Tất cả các khoản thu trong đơn vị phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào bên có Tk 511" Các khoản thu". Sau đó căn cứ vào chế độ tài chính quy định cho từng ngành mà kết chuyển khoản thu từ bên Nợ TK511 sang bên Có cảu các Tk liên quan.
d.Kế toán mở " Sổ chi tiết theo dõi các khoản thu" Của từng hoạt động, từng loại thu
+) Đối với đơn vị SN có thu: Tài khoản 511 " Các khoản thu" dùng để phản ánh các khảon thu phí và lệ phí, thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước, thu sự nghiệp khác theo chế độ.
+) Đối với đơn vị sự nghiệp khác: Tài khoản 511 dùng để phản ánh các khoản thu theo chế độ quy định và được phép của Nhà nước phát sinh ở đơn vị và tình hình sử lý các khoản thu đó.

2. Tài khoản 531: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và thu về thanh lý, nhượng bán tài sản và các khoản thu khác. Tài khoản 531 chỉ sử dụng trong các đơn vị sự nghiệp có thu mà không sử dụng ở các đơn vị sự nghiệp khác.(tách từ tài khoản cấp 2: TK 5118 " Các khoản thu khác" sang TK 531 "Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ")

Nguyên tắc kế toán thu hoạt động SXKD ( ở các đơn vị SN có thu và đơn vị HCSN khác có hoạt động sản xuất kinh doanh)
a. Các khoản thu phản ánh ở tài khoản 531 (đối với sự nghiệp có thu) và tài khoản 5118 (đối với đơn vị HCSN khác) gồm:
- Các khoản thu về bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ từ hoạt động SXKD.
- Các khoản thu về thanh lý, nhượng bán tài sản, bao gồm vật tư, dụng cụ, TSCĐ.
- Các khoản thu về lãi tiền gửi, lãi mua kỳ phiếu, trái phiếu.
- Các khoản thu về giá trị còn lại của TSCĐ thuộc nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ phát hiện thiếu trờ xử lý.
- Các khoản thu khác liên quan đến hoạt động SXKD.
b. Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì số thu phản ánh trên tài khoản này là số không bao gồm thuế GTGT (số chưa có thuế)
c. Đối với đơn vị tính thu GTGTtheo phương pháp trực tiếp thu số thu phản ánh trên tài khoản nà là số bao gồm cả thuế GTGt (tổng giá thanh toán).
d. Khi bán hàng hoá dịch vụ phải sử dụng hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định
e. Kế toán phải mở " Sổe chi tiết doanh thu" ( Mẫu số S51 - H ) cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh, từng loại sản phẩm hoàng hoá, dịch vụ để đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị. Riêng đối với các loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vu cung cấp cho bên ngoài phải theo dõi chi tiết số lượng, giá vốn của hàng bán, đơn giá và số tiền thu được của từng thứ, từng loại để làm căn cứ tính chênh lệch thu, chi vào thời điểm cuối kỳ kế toán.

nguyen tuyet

Guest

  • #5

Chào bạn! Bạn làm ở đơn vị nào nên mình trả lời chung mình là dân kế toán mới nhưng theo mình sử dung TK 511 khi : thu phí, lẹ phí, học phí, phí kiểm đinh ..., thu theo đơn đặt hàng của nhà nước, thu từ lãi tiền gửi,lãi cho vay vốn thuộc các chương trình, thanh lý, nhượng bán. Còn sử dụng TK 531 khi:thu các khoản về bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ. ở đơn vị mình là đơn vị sự nghiệp nhưng có dịch vụ kinh doanh khách sạn ( mùa hè) mình thấy các khoản thu từ dịch vụ cô kế toán đưa vào tìa khoản 5118. bạn tham khảo nhé

Similar threads