Tại sao 3 tháng đầu không được uống nước dừa

Bầu 3 tháng uống nước dừa được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu không nên uống nước dừa trong tam cá nguyệt đầu tiên. Để hiểu hơn về nguyên nhân và những ảnh hưởng khi uống nước dừa những tháng đầu thai kỳ, mẹ hãy tham khảo trong bài viết dưới đây:

  • Dinh dưỡng trong nước dừa tươi
  • Lợi ích của nước dừa trong thời kỳ mang thai
  • Mẹ bầu 3 tháng uống nước dừa được không?
  • Có bầu uống nước dừa được không? Bầu mấy tháng uống nước dừa được?
  • Những lưu ý khi mẹ bầu uống nước dừa

Dinh dưỡng trong nước dừa tươi

Nước chiếm hơn 95% thành phần của nước dừa. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng không nhỏ năng lượng, protein, carbohydrate, canxi, sắt, photpho, vitamin C cùng một số axit béo khác cần thiết cho cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng của nước dừa trong 100g:

  • Nước: 94,4 g
  • Năng lượng: 21 Kcal
  • Protein: 0,4g
  • Canxi: 60mg
  • Sắt: 0,3 mg
  • Photpho: 29mg
  • Vitamin C: 1mg
  • Carbohydrate 4,8g
  • Palmitic [C16:0]: 0,02g; [C16:1]: 0,01g

Bạn có thể chưa biết:

Lợi ích của nước dừa trong thời kỳ mang thai

  • Cung cấp đủ các chất điện phân cần thiết như canxi, kali, natri và phốt pho để giữ cho cơ thể đủ nước
  • Lợi tiểu cho bà bầu vìchứa nhiều khoáng chất như kali và magie, giúp loại bỏ những độc tố và làm sạch đường tiết niệu
  • Hàm lượng lớn chất xơ trong nước dừa sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả
  • Cải thiện lượng nước ối
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể cả bà mẹ và thai nhi
  • Cải thiện sức khoẻ tim mạch

Một số lầm tưởng của mẹ bầu về việc uống nước dừa trong thai kỳ

Hiểu lầm số 1: Nước dừa giúp da em bé trắng hồng, làm cho em bé trông đẹp hơn

Sự thật: Sức khỏe và màu da của bé khi ra đời sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Uống nước dừa không giúp thay đổi màu da của bé.

Hiểu lầm số 2: Uống nước dừa giúp thai nhi mọc tóc nhiều và khỏe hơn.

Sự thật: Cũng như màu da, độ chắc khỏe và kết cấu tóc thai nhi phụ thuộc vào di truyền.

Hiểu lầm số 3: Bà bầu chỉ cần uống nước dừa sẽ nhận đủ dưỡng chất từ nước dừa.

Sự thật: Không có một loại thực phẩm nào có chứa tất cả các chất dinh dưỡng chính vì vậy chỉ uống nước dừa không thể cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết khi mang thai.

Mẹ bầu 3 tháng uống nước dừa được không?

Với thực phẩm có 4 tính là hàn, nhiệt, ôn, lương thì nước dừa có tính hàn. Trong 3 tháng đầu mang thai. việc chuyển hóa cơ bản xảy ra mạnh mẽ và phức tạp trong cơ thể người phụ nữ. Ngoài ra, ở giai đoạn mới của thai kỳ có nhiều biến đổi cũng có thể làm mẹ mệt mỏi.

Bầu 3 tháng đầu uống nước dừa được không? Với tính hàn của nước dừa thì khi uống sẽ đưa lạnh vào cơ thể làm cho quá trình chuyển hóa bị giảm đi. Thậm chí, cơ thể sẽ bị lạnh dẫn đến rối loạn về mặt chuyển hóa. Điều này có thể sẽ gây nên những tác động xấu đối với giai đoạn đầu của thai kỳ.

Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam "Ngoài những dưỡng chất tốt cho sức khỏe thì trong nước dừa còn có chứa hàm lượng chất béo rất cao [2%] gây ra triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu dễ rơi vào tình trạng ốm nghén, buồn nôn, khó tiếp nhận thức ăn vào cơ thể dễ dẫn đến suy nhược cơ thể, việc uống nước dừa sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, nước dừa nhất là dừa xiêm vốn thuộc âm, có tính giải nhiệt, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp rất dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu những tháng đầu".

Do đó, tốt nhất, mẹ bầu 3 tháng đầu nên hạn chế uống nước dừa.

Khi nào là thời điểm thích hợp để uống nước dừa?

Bà bầu uống nước dừa khi nào? Sau giai đoạn bầu 3 tháng đầu thì hầu như các mẹ có thể thoải mái uống nước dừa từ tháng thứ 4. Từ tuần thứ 33, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bổ sung nước dừa vừa phải mỗi ngày. Điếu này sẽ giúp mẹ cải thiện được nhiều vấn đề như hiện tượng rạn da ở vùng bụng, tóc khô, xơ và chẻ ngọn, da bị lão hóa.

Đồng thời,uống nước dừa lúc này cũng giúp cho việc tuần hoàn máu và nước ối cho thai nhi diễn ra tốt hơn. Và uống nước dừa cũng tránh mất nước cho mẹ bầu.

Tuy nhiên, các mẹ phải uống với lượng vừa phải và hợp lý thì nước dừa mới phát huy hết tác dụng.

Bạn có thể chưa biết:

Những lưu ý khi mẹ bầu uống nước dừa

  • Mỗi ngày chỉ cần 1 trái nước dừa là đủ.
  • Tuyệt đối không thay thế hoàn toàn nước dừa cho nước lọc.
  • Mua nguyên quả dừa về để lấy nước uống, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không bị pha thêm các hóa chất khác.
  • Uống nước dừa tự nhiên, không nên uống với đá vì dễ viêm họng hoặc nhiễm khuẩn từ đá không hợp vệ sinh.
  • Không nên bảo quản lượng nước dừa dư trong tủ lạnh. Vì đây là loại nước có lượng đường cao, dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Nên uống nước dừa vào buổi sáng. Lúc này, các chất điện giải và dinh dưỡng có trong nước dừa sẽ hấp thụ vào cơ thể tốt nhất.
  • Nước dừa lợi tiểu nên không/tránh uống nước dừa vào ban đêm. Ngoài ra, uống vào buổi tối dễ khiến mẹ lạnh bụng dẫn đến đau bụng gây tiêu chảy.
  • Khi mẹ bầu bị ốm cũng không nên uống nước dừa bởi lúc này mẹ rất dễ bị ngộ độc.
  • Mới đi trời nắng về thì cũng không nên uống liền nước dừa mà nên nghỉ ngơi một chút. Nếu uống ngay, mẹ có nguy cơ dễ bị bệnh viêm họng, cảm cúm, sốt.

Bà bầu có được uống nước dừa không? Nước dừa rất tốt cho sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nhưng mẹ bầu nên sáng suốt biết đâu là thời điểm nên uống, khi nào thì không nên. Đặc biệt, 3 tháng đầu thai kỳ rất nhạy cảm, do đó mà nên chú ý hạn chế uống nước dừa.

Nguồn tham khảo: Thời điểm bà bầu không nên uống nước dừa - Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam.

Xem thêm:

  • Máu báo thai là gì? Làm sao phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt?
  • Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì ?
  • Những điều mẹ cần tránh trong 3 tháng đầu mang thai!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Nước dừa vốn là một loại nước giải khát rất tốt vào mùa hè và đặc biệt tốt khi mang thai. Tuy nhiên khi uống loại nước bổ dưỡng này, mẹ bầu cũng cần lưu ý uống đúng cách.



 

  • Nước dừa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón, ợ hơi.
  • Nước dừa có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, giúp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu và sinh non cho mẹ bầu. 
  • Ngoài ra trong thành phần của nước dừa còn chứa acid lauric, loại acid này là nguồn gốc sản sinh ra acid béo gọi là monolaurin có tác dụng tái tạo tác nhân chống khuẩn, virus và nấm. Do vậy khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu uống nhiều nước dừa sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, chống lại các tác nhân vi khuẩn, virus cũng như các bệnh thường gặp khác như viêm nhiễm, cảm cúm...

  • Cung cấp nước cho cơ thể: Nước dừa vừa ngọt, ngon, và còn chứa isotonic tự nhiên. Nước dừa cung cấp năng lượng cần thiết cho các mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ hay bị ốm nghén, cơ thể mệt mỏi. 
  • Bổ sung điện giải: Trong nước dừa còn chứa rất nhiều chất điện giải cần thiết cho cơ thể như canxi, natri, kali, phốt pho, cũng như các vitamin nhóm A, nhóm B…rất tốt cho phụ nữ có thai. Những chất này sẽ giúp duy trì huyết áp, điều chỉnh PH, tăng cường hoạt động của các cơ và cân bằng chất lỏng.
  • Nước dừa còn giúp mẹ bầu cải thiện tuần hoàn máu và kiểm soát lượng đường trong cơ thể nhờ lượng lớn chất chống oxy hóa và dinh dưỡng có trong nó. Cụ thể, những chất này sẽ giúp tăng lượng cholesterol có lợi trong cơ thể, giúp điều hòa lượng cholesterol, đường huyết và huyết áp, sự tuần hoàn máu trong cơ thể, giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ cho mẹ bầu.

Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể uống nước dừa vào thời điểm mang thai 3 tháng cuối, trừ một số trường hợp mẹ bầu mắc các chứng như đái tháo đường, huyết áp thấp, nhiều nước ối, tiền sử suy nhược hoặc được bác sỹ trực tiếp khám khuyên không nên uống nước dừa.



 

  • Không uống nước dừa vào buổi tối trước khi đi ngủ vì nước dừa gây lợi tiểu
  • Không uống nước dừa khi mới tập thể dục xong vì có thể làm bạn mệt đột ngột.
  • Nên chọn dừa còn nguyên cả chùm để tránh dừa tẩm hóa chất.

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và đừng quên gọi đến tổng đài miễn cước 1800 0016 bất cứ khi nào bạn có thắc mắc cần được giải đáp và tư vấn nhé!


Tham khảo: Bà bầu nên kiêng gì trong thời gian mang thai

Video liên quan

Chủ Đề