Tại sao bị đau bụng trên

Khu vực bụng trên rốn là nơi chứa nhiều cơ quan quan trọng như: thực quản, dạ dày, gan, mật, tụy, tá tràng… Nếu bất kỳ một bộ phận nào bị tổn thương cũng có thể gây nên tình trạng đau bụng trên rốn. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này.

Đau bụng trên rốn do rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở mọi đối tượng

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng các hoạt động của hệ tiêu hóa bị rối loạn, gây nên các triệu chứng như: đau bụng trên rốn, dưới rốn, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu…  Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa có thể xuất phát từ việc ăn quá no, ăn quá nhanh, lạm dụng rượu bia, dùng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Theo đó, hại khuẩn lấn át lợi khuẩn, hại khuẩn tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột/đại tràng, làm rối loạn nhu động ruột và các hoạt động khác của hệ tiêu hóa.

Xem thêm: Đau bụng trên rốn là bệnh gì? Cách giảm đau nhanh chóng ngay tại nhà

Cách hỗ trợ cải thiện đau thượng vị nhanh chóng tại nhà

Đau bụng trên rốn do rối loạn tiêu  hóa trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động, khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Để kiểm soát triệu chứng này, bạn có thể áp dụng phương pháp đơn giản, có thể áp dụng ngay tại nhà dưới đây:

Chườm nóng tại nhà giảm đau thượng vị

Khi bị đau bụng trên rốn do rối loạn tiêu hóa, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm nóng ngay tại nhà. Nhiệt từ túi chườm hoặc bình nóng giúp làm dịu cơ trơn, giãn mao mạch từ đó giảm đau hiệu quả.

Cách chườm nóng như sau: Bạn chuẩn bị một bình nước nóng hoặc ấm. Sau đó bọc lại trong 1 chiếc khăn rồi đặt lên vùng bụng bị đau từ 5 đến 10 phút. Lưu ý, khi chườm, bạn nên nằm và thả lỏng cơ thể sẽ giúp cơn đau giảm nhanh hơn.

Massage nhẹ nhàng

Cách làm như sau: Bạn đặt tay lên khu vực bụng phía trên, tiến hành hành xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện liên tục 100 – 200 vòng bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi rõ rệt. Để tăng hiệu quả của phương pháp này, bạn có thể kết hợp sử dụng với dầu gió để thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn và giảm đau bụng.

Dùng nước giấm táo hoặc rượu táo

Để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau bụng trên rốn và ổn định nồng độ pH trong dạ dày thì giấm táo hoặc rượu táo là một gợi ý hay dành cho bạn. Mỗi khi xuất hiện cơn đau, bạn chỉ cần trộn 1 muỗng giấm táo nguyên chất với khoảng 200ml nước ấm, thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều rồi thưởng thức. Sử dụng 2 lần/ngày cho đến khi cơn đau biến mất.

Gừng giúp hỗ trợ ổn định hệ tiêu hóa, giảm cơn đau

Không chỉ là nguyên liệu trong mỗi món ăn, gừng còn được xem là một loại "thảo dược" luôn có sẵn trong tủ bếp nhà bạn. Với đặc tính kháng viêm tự nhiên, gừng thường được sử dụng để giảm nhẹ các cơn đau bụng trên rốn, đầy bụng, khó tiêu.

Cách làm như sau: Gừng cắt thành từng lát mỏng rồi pha với nước nóng, thêm 1 chút mật ong và ngâm trong 10 phút rồi tận hưởng. Mỗi ngày một ly trà gừng nóng sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn luôn khỏe mạnh, phòng ngừa được nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị.

Gừng có đặc tính kháng viêm tự nhiên, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Giảm đau bụng bằng nghệ

Cũng tương tự như gừng, với đặc tính kháng viêm nhờ thành phần Curcumin, nghệ có công dụng hỗ trợ làm giảm các cơn đau bụng do dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng tăng tiết dịch acid, duy trì  độ pH trong dạ giày giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Cách sử dụng nghệ giảm đau bụng trên rốn khá đơn giản. Bạn có thể pha với nước uống hoặc nhau sống trực tiếp.

Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa bằng cam thảo

Cam thảo có tác dụng tạo ra lớp nhầy hỗ trợ bảo vệ bề mặt niêm mạc ruột/đại tràng khỏi sự kích thích của các chất có trong dịch vị dạ dày. Ngoài ra, chúng còn giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, tránh được tính trạng rối loạn tiêu hóa như đau bụng trên rốn, đầy bụng, khó tiêu. Bạn có thể pha một thìa cà phê cam thảo với khoảng 200ml nước nóng và ngâm trong 10 phút. Một tuần uống 2 đến 3 lần sẽ giúp hỗ trợ bảo vệ đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh, phòng ngừa các cơn đau do rối  loạn tiêu hóa gây nên.

Bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày

Khi bị rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, việc bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, chướng hơi…

Theo đó, bào tử lợi khuẩn Bacillus sau khi vào cơ thể sinh sản nhanh chóng, hình thành lớp màng sinh học, bảo viêm niêm mạc ruột/đại tràng khỏi tác nhân gây hại. Đồng thời, chúng tiết ra gần 70 loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng hỗ trợ ức chế và tiêu diệt hại khuẩn, hỗ trợ lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, Bacillus còn tiết ra nhiều enzyme, hỗ trợ cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và tăng cảm giác ngon miệng khi ăn.

LiveSpo COLON chứa 3 tỷ [3x109] bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis giúp hỗ trợ bổ sung bào tử lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng, hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột gồm táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống…

Đau bụng trên rốn do rối loạn tiêu  hóa có thể được cải thiện bằng các phương pháp đơn giản, ngay tại nhà. Tuy nhiên, với các trường hợp đau liên quan đến các vấn đề gan, thực quản, dạ dày… bạn cần chủ động thăm khám để được chẩn đoán và có phương pháp xử lý phù hợp.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


PV

Đau bụng trên rốn là một triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Người ta thường quan niệm đau bụng trên rốn là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày. Liệu sự thật có phải như vậy không? Đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu của bệnh gì và làm cách nào để xác định các bệnh đau vùng trên rốn? Bạn có thể tham khảo qua bài viết sau.

Đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

Khu vực ổ bụng được tạm phân chia thành các vùng:

  • Vùng trên rốn [đau vùng thượng vị]: gồm có gan, mật [đường dẫn mật và túi mật], dạ dày – hành tá tràng, tụy, lách, phía trên hệ tiết niệu [thận, phía trên niệu quản], bao quanh các cơ quan trên rốn có màng bụng. . Khi bạn có biểu hiện của đau bụng vùng trên rốn thì có nghĩa là một trong số các cơ quan trên đang gặp chút trục trặc, hoặc cũng có thể là do triệu chứng đau tại các vùng lân cận gây ra.
  • Vùng dưới rốn [hạ vị]: có ruột [ruột non, ruột già, trực tràng, phần dưới niệu quản, bàng quang, phần phụ [nữ giới]…
  • Hố chậu phải và hố chậu trái.

Dựa vào vị trí của các bộ phận ở vùng bụng trên rốn thì đau bụng trên rốn có thể do một số bệnh sau:

Do giun

Nếu đau bụng ở người trẻ, có thể nghi ngờ là do giun. Thông thường đau bụng do giun thì chỉ đau bụng quanh rốn, nhưng một số khác lại đau ở vùng trên rốn. Khi giun chui vào ống mật, cơn đau càng trở nên dữ dội, quằn quại, người bệnh phải nằm lăn lộn. Mức độ đau chỉ thuyên giảm khi người bệnh gập người lại [chổng mông].

Bệnh dạ dày – tá tràng

Đau bụng trên rốn là dấu hiệu điển hình các bệnh liên quan đến dạ dày tá tràng. Triệu chứng viêm loét dạ dày – tá tràng gồm: đau bụng vùng trên rốn, cơn đau lan trên xương ức, âm ỉ hoặc đau dữ dội nếu cơn đau xuất hiện sau ăn 1 – 2 giờ thì đó là biểu hiện của loét dạ dày. Bệnh kèm thêm một số biểu hiện khác như: đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, ợ chua, suy nhược thần kinh.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích được là một rối loạn chức năng của đại tràng, còn có tên gọi hội chứng đại tràng co thắt, viêm đại tràng co thắt hay bệnh đại tràng chức năng. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Những người với cơ địa nhạy cảm có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn.

Những người bị hội chứng ruột kích thích thường gặp các triệu chứng: đau bụng thành cơn, quặn thắt ở vùng hạ vị, nửa bụng phải, nửa bụng trái và có thể ở vùng thượng vị. Một số khác còn gặp đi ngoài phân lỏng, sống, táo.

Bệnh về gan mật

Với biểu hiện đau ở vùng trên rốn còn là triệu chứng của các bệnh về gan mật, cụ thể:

  • Gan bị viêm, áp-xe do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện là đau tức vùng trên rốn lệch sang phải, dưới hạ sườn phải.
  • Bệnh của túi mật như: viêm đường dẫn mật, sỏi, u ác tính và đều gây đau bụng vùng trên rốn kèm theo nhiều triệu chứng khác [sốt, vàng da…] và thường xảy ra sau bữa ăn nhiều đạm, mỡ.

Một số bệnh khác

Ngoài ra, đau bụng trên rốn còn là biểu hiện của một số bệnh như:

  • Trường hợp đau bụng quằn quại sau khi vận động hay sau khi đi xe bị xóc nhiều có thể là cơn đau của sỏi thận, niệu quản [lệch sang phải hay lệch sang trái hoặc cả 2 bên, nếu bị sỏi thận, niệu quản cả 2 bên].
  • Đau thượng vị lệch sang trái có thể là lách sưng trong một số bệnh [sốt rét, hoặc do chấn thương] và bệnh dạ dày.
  • Đau vùng trên rốn đôi lúc có thể xảy ra những trường hợp nguy hiểm [thủng dạ dày, thủng túi mật, thấm mật phúc mạc, ứ nước, ứ ủ thận…]. Thủng dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ già đến trẻ sơ sinh đây là một cấp cứu ngoại khoa nếu không phát hiện cấp cứu kịp thời sẽ gây viêm phúc mạc, sốc và tử vong.

Đau bụng trên rốn – triệu chứng thường gặp ở bệnh lý dạ dày

Trong số các bệnh lý đường tiêu hóa có thể có chung biểu hiện đau bụng trên rốn như đã kể trên thì thường gặp nhất là đau bụng trên rốn do bệnh đau dạ dày, tá tràng. Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ việc nhiễm vi khuẩn  Helicobacter pylori [ vi khuẩn HP ] hoặc do uống quá nhiều bia rượu, bị căng thẳng, stress, sử dụng thuốc gây ảnh hưởng tới dạ dày [NSAIDs, corticoid].

Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng [VLDDHTT] do vi khuẩn HP ở Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao, trên 80%. Dấu hiệu điển hình của bệnh này là đau vùng thượng vị kèm theo có thể ợ hơi, ợ chua, và rối loạn tiêu hóa [ ăn không tiêu, bụng ậm ạch]. Bệnh VLDDHTT thường xuất hiện vào ban đêm, hoặc những khi thay đổi thời tiết thì cơn đau trên rốn xuất hiện hoặc tái phát gây đau đớn, mất ngủ triền miên, sức khỏe giảm sút, người gầy da xanh, sụt cân.

Người bệnh mới bị viêm dạ dày – tá tràng thì hay gặp tình trạng ăn vào đau, nhưng khi đã bị loét da dày thì no, đói đều đau. Hậu quả của Viêm, loét dạ dày – hành tá tràng có thể dẫn đến một số biến chứng như: sa dạ dày, hẹp môn vị, hành tá tràng biến dạng do loét, thậm chí thủng dạ dày.

Xác định bệnh đau bụng trên rốn như thế nào?

Để xác định đau bụng trên rốn là bệnh gì, bệnh nhân nên theo dõi tình trạng đau của mình, nếu chỉ là cơn đau thông thường, không bị tái phát có thể do ăn uống quá no, đầy bụng, ăn phải thức ăn khó tiêu hóa. Còn nếu cơn đau dai dẳng, triền miên, thì tốt nhất nên đến bệnh viện thăm khám bằng cách siêu âm ổ bụng để biết tình trạng về gan, mật, hệ tiết niệu [thận, niệu quản], tụy, lách.

Khi thăm khám và hỏi tiền sử bệnh nhân, nếu nghi ngờ đau bụng trên rốn là dấu hiệu của bệnh dạ dày, để chuẩn đoán chính xác, các bác sỹ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện nội soi dạ dày. Qua nội soi có thể xác định mức độ nặng, nhẹ của bệnh dạ dày, đồng thời có thể tìm vi khuẩn HP [loại vi khuẩn gây viêm loét, thậm chí ung thư dạ dày] bằng cách lây mảnh sinh thiết trong dạ dày và thực hiện test nhanh Clotest, Urease test hoặc xác định vi khuẩn HP bằng kỹ thuật sinh học phân tử… Khi phát hiện có vi khuẩn Hp dạ dày thì bệnh nhân bắt buộc phải tiệt trừ một cách triệt để nhằm điều trị bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm mà vi khuẩn Hp có thể gây ra sau này.

Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh dạ dày do khuẩn Hp và được tư vấn điều trị một cách tốt nhất, bạn có thể đặt câu hỏi trên website hoặc liên hệ với chuyên gia của GastimunHP theo số: 0986 316 151 / 0903 294 739

Xem thêm: Các test kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày| Diệt khuẩn Hp, phòng sớm bệnh dạ dày

Theo Gastimunhp.vn

Video liên quan

Chủ Đề