Tại sao phải truy cứu trách nhiệm pháp lý

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì? Phân tích khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý. Cho ví dụ?

1 – Truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì?

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

Ví dụ: Khi cảnh sát giao thông ra Quyết định xử phạt người vi phạm pháp luật giao thông có nghĩa là cảnh sát đã truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm đó.

2 – Các đặc điểm của truy cứu trách nhiệm pháp lý

a – Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước.

Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

– Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý do các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc chủ thể được pháp luật trao quyền tiến hành theo quy định của pháp luật và mỗi chủ thể đó cũng chỉ được truy cứu trách nhiệm pháp lý trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật. Chủ thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý là chủ thể vi phạm pháp luật.

Ví dụ: Trường Đại học Luật Hà Nội chỉ có quyền truy cứu trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên của Trường khi họ vi phạm kỷ luật lao động hoặc học tập của Trường.

– Truy cứu trách nhiệm pháp lý là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước. Thông qua hoạt động này, ý chí của nhà nước thể hiện qua việc quy định các biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật sẽ trở thành hiện thực trong thực tế.

– Nội dung các quyết định được ban hành trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý luôn thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý trên cơ sở nhận thức và niềm tin nội tâm của họ về bản chất của vụ việc và các quy định của pháp luật mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể vi phạm pháp luật. Các quyết định này có ý nghĩa bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể vi phạm pháp luật và các chủ thể khác có liên quan.

Ví dụ: Nội dung bản án hình sự định tội và định hình phạt cho người phạm tội chỉ thể hiện ý chí đơn phương của Hội đồng xét xử mà không phụ thuộc vào ý chí của người phạm tội và có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với người phạm tội.

b – Truy cứu trách nhiệm pháp lý là việc cá biệt hoá các biện pháp cưỡng chế nhà nước

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là việc cá biệt hoá các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật, tức là áp dụng một biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật tuỳ theo mức độ vi phạm của họ.

Ví dụ: Quyết định kỷ luật sinh viên A với hình thức cảnh cáo của Nhà trường là sự cá biệt hóa quy định về các hình thức kỷ luật đối với sinh viên trong Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c – Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động có trình tự, thủ tục chặt chẽ

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định để có thể bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và tính đúng đắn, chính xác của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra, tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm. Ví dụ: việc xủ lý nguời vi phạm Luật giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông phải theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

d – Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động đòi hỏi phải sáng tạo.

Bởi vì: các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trong thục tế rất đa dạng và phức tạp, trong khi đó pháp luật thường chỉ dự liệu nhũng tình tiết có tính chất phổ biến, điển hình mà không mô tả tỉ mỉ từng tình tiết của vụ việc.

Do vậy, khi truy cứu trách nhiệm pháp lý, các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền phải thu thập và xử lí thông tin một cách đầy đủ, chính xác, xem xét một cách toàn diện và kĩ lưỡng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ việc, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng sao cho đúng chủ thể, đúng tính chất, mức độ vi phạm.

Ví dụ: Để quyết định một hình thức kỷ luật cụ thể đối với sinh viên vi phạm kỷ luật, nhà trường phải căn cứ vào hành vi vi phạm cụ thể của sinh viên để lựa chọn và áp dụng một hình thức kỷ luật cụ thể là khiển trách, cảnh cáo hay buộc thôi học.

Đối với pháp luật Việt Nam, trách nhiệm pháp lý là việc mỗi người cần làm và chịu hậu quả cho hành vi mình gây ra. Rất nhiều người thắc mắc và chưa hiểu rõ trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm của nó ra sao? Để lý giải điều này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý là việc Nhà nước áp dụng với cá nhân, tổ chức gây ra hậu quả của vi phạm pháp luật, các cá nhân, tổ chức cần phải chịu những chế tài theo quy phạm pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý còn là việc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ hành vi gây ra cá nhân, tổ chức cần phải gánh chịu về trách nhiệm hình sự, hành chính và bồi thường dân sự.

Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý

  • Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm được pháp luật quy định, đây là quy định khác biệt so với những loại trách nhiệm như trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm đạo đức…
  • Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
  • Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật cần phải gánh chịu hậu quả và chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.
  • Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bắt buộc các chủ thể phải gánh chịu như thiệt hại về nhân thân, tài sản… mà trong phần chế tài của quy phạm pháp luật quy định.
  • Khi có thiệt hại xảy ra khi được pháp luật quy định thì các phát sinh trách nhiệm pháp luật.

Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý có tác dụng giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo các vi phạm pháp luật, chủ thể cần phải chịu hậu quả về trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật trước pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý sẽ giáo dục cho mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành theo đúng quy định pháp luật.

Từ các quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý, người dân sẽ có lòng tin và tin tưởng vào pháp luật.

Phân loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý bao gồm những loại sau:

1] Trách nhiệm hình sự: Đây là loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất do toà án nhân dân áp dụng đối với người phạm tội.

Trách nhiệm hình sự là 1 dạng trách nhiệm pháp lý gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của các hoạt động truy cứu về trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội và chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự [gồm hình phạt, biện pháp tư pháp] cũng như chịu mang án tích.

Trách nhiệm hình sự bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Bên cạnh các hình phạt trên còn có thể áp dụng 1 hoặc nhiều hình phạt bổ sung khác như cấm đảm nhiệm các chức vụ, làm những nghề hay công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước 1 số quyền công dân, tước đi danh hiệu quân nhân, tịch thu tài sản; phạt tiền nếu không áp dụng là hình phạt chính;

2] Trách nhiệm dân sự: Là loại trách nhiệm pháp lý do toà án nhân dân áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Theo đó, trách nhiệm dân sự bao gồm buộc xin lỗi, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; cải chính công khai, buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm;

3] Trách nhiệm pháp lý hành chính được hiểu là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính. Trách nhiệm pháp lý hành chính bào gồm khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc…;

4] Trách nhiệm pháp lý kỷ luật là loại trách nhiệm do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân của các cơ quan, tổ chức mình khi họ vi phạm kỷ luật lao động [ Trách nhiệm dân sự, Trách nhiệm hình sự, Trách nhiệm hành chính; Trách nhiệm kỷ luật].

Truy cứu trách nhiệm pháp lý

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là 1 hoạt động thể hiện tính quyền lực của nhà nước bởi cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành để cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật với những chủ thể vi phạm pháp luật.

Đây là hoạt động có trình tự, thủ tục vô cùng chặt chẽ do pháp luật quy định để có thể đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật, tính chuẩn xác của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, hạn chế tối đa những sai lầm có thể xảy ra, tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm.

Vì vậy khi thực hiện việc truy cứu trách nhiệm pháp lý thì những cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền cần phải tiến hành thu thập và xử lý thông tin 1 cách đầy đủ, chuẩn xác, xem xét 1 cách toàn diện và kỹ càng. Từ đó xác định sự thật khách quan của các vụ việc, tiến hành so sánh, đối chiếu với những quy định của pháp luật, lựa chọn quy phạm pháp luật thích hợp để áp dụng sao cho chuẩn chủ thể, đúng tính chất, mức độ vi phạm.

Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ dựa vào hành vi vi phạm, căn cứ vào hậu quả nguy hiểm cho xã hội bởi hành vi vi phạm gây ra, dựa vào lỗi của chủ thể, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật cũng như thiệt thòi cho xã hội do hành vi đó gây ra,…

Bài viết trên đây là là một số thông tin lý giải trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý ra sao? Để hỗ trợ tư vấn thêm về vấn đề này hay các tin tức khác liên quan tới luật pháp, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề