Tại sao bị zona ở môi

Zona thần kinh là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, khiến vùng da bị phát ban đau đớn. Mặc dù bệnh zona có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng dải mụn nước chủ yếu nổi ở bên trái hoặc phải phần thân mình của người bệnh.

Bệnh zona thần kinh, còn được gọi là herpes zoster, gây ra bởi quá trình tái hoạt động của virus Varicella Zoster [VZV] - cũng là tác nhân của bệnh thủy đậu. Nhiều năm sau khi bạn bị thủy đậu, virus có thể hoạt động trở lại trong mô thần kinh gần tủy sống và não của bạn để gây bệnh zona.

Zona thần kinh là một căn bệnh phổ biến, cứ 3 người ở Hoa Kỳ thì sẽ có 1 người mắc bệnh zona, với khoảng 1 triệu trường hợp được báo cáo hàng năm theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC]. Bệnh zona có thể xảy ra ở bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở người lớn trên 60 tuổi. Mặc dù không phải là một tình trạng đe dọa đến tính mạng song bệnh zona lại đem đến cho người mắc cảm giác đau đớn.

Các tổn thương ngoài da của zona thần kinh cũng tương tự như khi mắc bệnh thủy đậu. Những mụn nước nhỏ chứa dịch trong suốt có thể ngứa vào tuần đầu tiên và lành từ 2 - 4 tuần sau đó. Ngoài ra, một số người cũng gặp các triệu chứng phổ biến khác của bệnh zona bao gồm:

  • Đau dạ dày;
  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Đau đầu;
  • Sợ ánh sáng;
  • Đau toàn thân.

Bệnh zona thường chỉ xảy ra một lần, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ghi nhận tái phát.

Zona thần kinh gây ra các tổn thương về da

Đối với bệnh zona thần kinh, triệu chứng đầu tiên bạn có thể nhận thấy là cảm giác ngứa ran hoặc đau ở một bên cơ thể hoặc zona ở mặt. Các mụn nước sau đó nổi lên chỉ ở một bên khuôn mặt hoặc thân mình dọc theo sự phân bố của các dây thần kinh bên dưới da. Thông thường, các vị trí "ưa thích" của Zona thần kinh là:

  • Dọc theo vùng ngực và bụng;
  • Bệnh zona ở lưng;
  • Bệnh zona ở mặt;
  • Bệnh zona ở tay;
  • Bệnh zona ở chân;
  • Các vị trí khác như zona ở tai, cổ, miệng, vai hoặc lưng dưới;

Những khu vực này có thể rất đau và ngứa. Các mụn nước cũng rất dễ lây lan từ vùng da này sang vùng da khác. Sau khoảng 1 - 2 tuần, các mụn nước lành lại và hình thành vảy, tuy nhiên người bệnh có thể vẫn còn cảm giác đau kéo dài.

Zona thần kinh xuất hiện trong miệng sẽ khiến người bệnh rất đau đớn và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng của bệnh zona như:

  • Làm trầm trọng hơn cơn đau;
  • Gây kích thích và nhạy cảm vùng miệng;
  • Gặp khó khăn khi nhai;
  • Mất cảm giác thèm ăn;
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng miệng do tổn thương hở.

Người bị zona thần kinh trong miệng cần trình bày chi tiết cụ thể về tình trạng của mình với bác sĩ để được đề xuất một chế độ ăn uống đặc biệt, giúp miệng mau lành và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Trả lời cho câu hỏi “Bệnh zona ở môi có lây không?”, các bác sĩ cho biết zona thần kinh xuất hiện ở môi là một trong những dạng bùng phát của virus xung quanh miệng hoặc trên môi gây đau nhức. Nhìn chung, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì bệnh rất dễ lan rộng, cũng như ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt sau này.

Zona thần kinh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm

Nếu không được điều trị, zona thần kinh có nguy cơ dẫn đến những biến chứng sau:

  • Đau dây thần kinh sau herpes

Đôi khi cơn đau do zona sẽ vẫn tiếp tục sau khi các mụn nước đã lành lặn và có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Tình trạng này xảy ra khi các sợi thần kinh bị tổn thương gửi và phóng đại các tín hiệu đau đớn từ da đến não. Tỷ lệ mắc bệnh zona và đau dây thần kinh sau herpes tăng theo độ tuổi, hơn 50% trường hợp xảy ra ở những người trên 60 tuổi.

Bệnh zona trong hoặc xung quanh mắt, hay zona ở mặt nói chung, có thể lan đến mắt, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và làm mất thị lực.

Tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng mà bệnh zona có thể gây viêm não, liệt mặt hoặc các vấn đề về thính giác hay mất thăng bằng.

Nếu mụn nước zona không được chăm sóc đúng cách, tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn có thể hình thành và phát triển.

Khi nào nên đến khám bác sĩ?

Cần đến khám bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân đã mắc bệnh zona, đặc biệt là trong các tình huống sau:

Cơn đau và phát ban zona ở mặt, nhất là xảy ra gần mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng này có thể dẫn đến tổn thương mắt vĩnh viễn;

Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, tuổi càng cao thì càng làm tăng nguy cơ biến chứng;

Có hệ miễn dịch yếu do ung thư, sử dụng thuốc hoặc mắc bệnh mãn tính;

Những nốt mụn nước lan rộng và gây đau đớn.

Một số loại thuốc được sử dụng

Các loại thuốc chống virus như acyclovir, famciclovir và valacyclovir đều được sử dụng để điều trị virus gây bệnh zona hoạt động. Chúng có tác dụng đẩy nhanh quá trình phục hồi và sẽ phát huy hiệu quả cao nhất nếu bệnh nhân bắt đầu điều trị sớm ngay khi vừa bùng phát bệnh. Đây cũng là một trong những lý do tại sao khi nghi ngờ mắc zona thần kinh người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám ngay lập tức.

Bên cạnh đó, thuốc giảm đau cũng có thể được khuyến cáo để giảm viêm trong quá trình chữa lành.

Bệnh nhân đang bị tổn thương da do zona thần kinh hoặc vừa mới lành bệnh cần phải cẩn thận trong việc chăm sóc da và răng miệng tại nhà để ngăn ngừa nhiễm trùng kéo theo. Những sản phẩm kháng khuẩn có chứa thành phần giúp loại bỏ vi trùng và làm sạch các mô sẽ giúp giữ sạch da nhằm tạo điều kiện điều trị tốt hơn.

Zona thần kinh tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng có nguy cơ dẫn đến biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ nếu xuất hiện zona ở mặt, hoặc bệnh zona ở tay chân. Do đó ngay khi vừa phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra để bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng những loại thuốc bôi hay cây lá theo lời truyền miệng, tránh trường hợp dùng sai cách hoặc quá liều gây tác dụng phụ có hại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo trong bài viết: mayoclinic.org, webmd.com, colgate.com

XEM THÊM:

Cách xử lý khi bị zona ở môi

Thứ Sáu ngày 15/12/2017

  • Những mẹo hay giúp bạn giải quyết zona thần kinh ở môi
  • Điều trị zona thần kinh bằng thuốc gì mang lại hiệu quả tối ưu?
  • Bị zona ở mắt và cách xử lý an toàn nhất

Bị zona ở môi không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn làm mất tự tin, gặp khó khăn trong việc ăn uống,… Vì thế cần có cách xử lý kịp thời

Triệu chứng điển hình khi bị zona ở môi

Bệnh zona ở môi hay còn được biết đến tên gọi khác là bệnh herpes ở môi. Các triệu chứng của bệnh khá rõ ràng và có thể tự khỏi. Người bệnh bị zona thần kinh ở môi thường gặp các triệu chứng phổ biến sau:

  • Cảm thấy hơi đau nhức vùng môi
  • Xuất hiện các mụn nước li ti xung quanh viền môi.

Xuất hiện các mụn nước li ti xung quanh viền môi.

Bệnh zona thần kinh đặc trưng bởi những vết phát ban tập trung ở một bên cơ thể. Hiếm khi bệnh chỉ biểu hiện riêng lẻ ở môi mà thường đồng thời xuất hiện tại nhiều vùng da ở các bộ phận khác trên cơ thể. Do có không ít nguyên nhân gây mụn phồng rộp ở môi nên khi bị mọc mụn nước ở môi cũng chưa chắc đã phải là bệnh zona thần kinh. Để xác định chắc chắn nguyên nhân, tốt nhất người bệnh nên đi khám bác sỹ để có câu trả lời chính xác nhất.

2. Làm gì khi bị zona ở môi

Bệnh có khả năng tự khỏi sau khoảng 10 ngày nếu không chữa trị. Tuy nhiên bệnh nhân không được gãi hay làm gì khiến vùng da bị trầy vì như thế sẽ dễ để lại sẹo và làm mụn nước lây lan. Nếu được điều trị sớm ngay khi xuất hiện mụn mủ bằng thuốc chống siêu vi herpes [Zovirax] thì sẽ nhanh khỏi và đỡ đau hơn. Thuốc có thể ở dạng uống hoặc bôi. Các thuốc này thường được bác sĩ kê toa chứ không tự mua.

Ngoài ra còn có một số cách mà bạn có thể làm ở nhà để giảm đau đớn và lây lan của bệnh, bệnh nhân có thể áp dụng cho mình như:

  • Dùng đá chườm để làm dịu vết thương nhưng chỉ sử dụng khi mụn chưa vỡ vì nếu mụn vỡ rồi sẽ làm tăng khả năng lây lan.
  • Dùng túi trà nóng để chườm lên vì trong trà có chất chống oxy hóa nên sẽ giúp kháng viêm giúp mụn nước nhanh xẹp.
  • Phòng chống bệnh zona bằng khẩu trang y tế
  • Dùng sữa chua hoặc sữa tươi [phải lạnh] chấm lên da vì trong sữa có glubolin miễn dịch.
  • Dùng các loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu trà xanh, tinh dầu tỏi.. đều có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.
  • Gel lô hội làm dịu các mụn nước. Ngoài ra còn làm mềm và giúp vùng da nhiễm bệnh tái tạo nhanh hơn.
  • Sau khi mụn nước đã xẹp thì dùng mật ong hoặc vaseline để tái tạo da, đặc biệt là mật ong vì nó có tác dụng kháng viêm.

Trong khi áp dụng một số cách đơn giản trên bạn cũng đừng quên tránh những điều này:

Tránh ăn các chất cay, nóng, mặn, chua quá mức

– Tránh ăn các chất cay, nóng, mặn, chua quá mức, hạn chế để đồ ăn, uống tiếp xúc nhiều với vùng môi bị mọc mụn nước, không được tác động làm vỡ các mụn nước.

– Không hôn người khác khi vẫn đang bị mụn zona để tránh truyền nhiễm virus.

– Tuyệt đối không dùng khăn chà vào vùng bị zona ở môi. Nếu cần vệ sinh chỉ nên rửa nhẹ nhàng với nước sạch.

– Đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn khi đi ra ngoài trời hoặc đến nơi có môi trường không an toàn về vệ sinh.

Bảo Bảo

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • bệnh zona thần kinh

Video liên quan

Chủ Đề